- Quyết định trung thành với nhãn hiệu: Khách hàng sẽ hết lòng vì một nhãn hiệu nào đó vì họ tin tưởng sản phẩm sẽ đáp ứng tốt
4. Các chiến lược Marketing dựa trên các kiểu mẫu tìm kiếm thông tin của khách hàng:
tin của khách hàng:
Bảng 2.2
Các chiến lược marketing dựa trên các kiểu mẫu tìm kiếm thông tin
Khi họach định chiến lược marketing, nhà tiếp thị phải tìm hiểu việc tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng của khách hàng mục tiêu.
- Chiến lược duy trì: Nhà tiếp thị cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, kênh phân phối và thực hiện quảng cáo tăng cường nhằm duy trì lượng khách hàng và chống lại sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.
Ví du: Unif - một công ty chuyên sản xuất thực phẩm và nước giải khát đã thực hiện một chiến lược duy trì bằng cách tập trung vào hoàn thiện sản phẩm để khẳng định với khách hàng của họ rằng các sản phẩm của họ luôn có chất lượng tốt hơn những sản phẩm khác trên thị trường.
- Chiến lược phá vỡ: Nhà tiếp thị cần phá vỡ những suy nghĩ và quyết định của khách hàng hiện tại bằng việc cải tiến sản phẩm đi
Vị trí của nhãn hiệu
Kiểu mẫu ra QĐ của khách hàng mục tiêu
Ra QĐ theo thói quen (không tìm kiếm) Ra QĐ có giới hạn (Tìm kiếm giới hạn) Ra QĐ mở rộng (Tìm kiếm mở rộng) Nhãn hiệu được ưa
chuộng
Chiến lược duy trì Chiến lược nắm bắt
Chiến lược ưu tiên Nhãn hiệu không
được ưa chuộng
Chiến lược phá vỡ Chiến lược ngăn chặn
Chiến lược chấp nhận
kèm theo các hoạt động quảng cáo thu hút sự chú ý để có thể gây ảnh hưởng tốt.
Ví du: Mì Vua bếp quảng cáo dựa trên chiến lược phá vỡ. Việc sử dung hình ảnh “Jan can cook” gây chú ý trong các quảng cáo của sản phẩm này, với thông tin là sản phẩm tuy lần đầu tiên xuất hiện nhưng rất ngon với hương vị độc đáo đã tạo cho khách hàng sự ham muốn dùng thử sản phẩm.
- Chiến lược nắm bắt: Thực hiện thông qua việc quảng cáo hợp tác giữa nhà sản xuất và các nhà bán lẻ và tại điểm mua sắm, thông qua các vật phẩm quảng cáo và các không gian trưng bày hàng thích hợp. Duy trì chất lượng sản phẩm
không đổi và hệ thống phân phối thích hợp cũng là những nhân tố của chiến lược nắm bắt.
Chiến lược ngăn chặn: Chiến lược này nhằm ngăn chặn khách hàng tìm đến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhà tiếp thị cần sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương kết hợp với các vật phẩm quảng cáo, kệ bày hàng, thiết kế bao bì... Coupon cũng có thể mang lại hiệu quả. Việc cải thiện sản phẩm, phát sản phẩm mẫu miễn phí có thể được sử dụng bổ sung vào các chiến lược ngăn chặn ngắn hạn nhằm tác động đến khách hàng mạnh hơn.
Chiến lược ưu tiên: Nhà tiếp thị cần phải thiết kế một chiến dịch thông tin nhằm quảng bá nhãn hiệu đến những khách hàng mục tiêu. Bước đầu tiên là định vị mạnh những thuộc tính được cho là quan trọng đối với khách hàng mục tiêu. Bước kế tiếp là thông tin phải được cung cấp ở tất cả các nguồn thích hợp và tạo động lực cho người bán bằng hoa hồng chẳng hạn. Các nhà sản xuất nổi tiếng lò microwave (Panasonic, Sharp.), máy tính cá nhân (Apple, IBM.) và các thiết bị video cassette (Sanyo, Sharp.) đều sử dụng các chiến lược này.
Chiến lược chấp nhận: Chiến lược chấp nhận rất giống chiến lược ưu tiên. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động trong chiến lược ưu tiên, nhà tiếp thị phải thu hút sự chú ý của thị trường mục tiêu bằng các chương trình quảng cáo dài hạn và rộng rãi.