Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan đai châu (rhynchostylis gigantea (lindley) ridley) ở miền bắc việt nam (Trang 61)

Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lan Đai Châu, tại Gia Lâm - Hà Nội

Thí nghiệm gồm 4 giống: CT1: Đai Châu Đỏ CT2: Đai Châu Đốm Đỏ CT3: Đai Châu Trắng

CT4: Đai Châu Trắng Đốm Tím

- Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi, đƣợc trồng trên vƣờn ƣơm. Sau ra ngôi 1 năm, cây đƣợc thay chậu và chuyển sang vƣờn sản xuất.

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp tuần tự không nhắc lại, giai đoạn vƣờn ƣơm mỗi giống 2m2

(tƣơng ứng 100 cây), giai đoạn vƣờn sản xuất mỗi giống 3m2

(tƣơng ứng với 54 cây). Cố định cây theo dõi theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc, 30 cây/giống, định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.

- Thời gian thực hiện: Tháng 1/2010 - tháng 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của một số giống lan Đai Châu

Mô tả hình thái và giải phẫu rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, thực hiện trên 4 giống: CT1: Đai Châu Đỏ

CT2: Đai Châu Đốm Đỏ CT3: Đai Châu Trắng

- Đo đếm, lấy mẫu trên cây 3,5 năm tuổi đã ra hoa trên diện tích là 3m2/giống (tƣơng ứng với 50 cây), đƣợc trồng tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá, hoa và quả bằng cách quan sát, mô tả và đo đếm một số chỉ tiêu về rễ, thân, lá, hoa và quả ngẫu nhiên trên 10 cây/giống.

- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của rễ, thân, lá bằng phƣơng pháp làm tiêu bản giải phẫu đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau: xử lý mẫu, cắt tiêu bản, tẩy mẫu, nhuộm kép, quan sát, chụp ảnh trên kính hiển vi và phân tích giải phẫu theo tài liệu của (Trần Công Khánh, 1981) [13].

+ Phƣơng pháp giải phẫu rễ, thân, lá: Trên mỗi giống lấy 5 mẫu khi cây ở giai đoạn hoa đã tàn (mẫu rễ lấy ở phần chóp rễ đã thành thục; mẫu thân lấy phần thân phía trên, cách ngọn ≥ 1cm; mẫu lá là phần lá dài 5cm lấy ở giữa của lá đã thành thục, bao gồm đầy đủ cả phần phiến lá, gân lá và mép lá). Ngâm mẫu xử lý trong dung dịch cồn 70o

trong 1 tuần. Sau đó, dùng dao cắt mẫu thành các lát cắt mỏng rồi tiếp tục ngâm các lát cắt này trong dung dịch cồn 70o

thời gian 1-2 ngày. Nhuộm mẫu bằng cách: Nhuộm đỏ với cacmin phèn 3% trong vòng 24 giờ; nhuộm xanh bằng xanh methylen 0,01% (trong 20 phút); giữ mẫu trong glyxerin.

Làm tiêu bản giọt ép (20 tiêu bản/giống). Quan sát dƣới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính, đếm số bó mạch, tỉ lệ bó lớn, bó nhỏ và đo kích thƣớc bó (Đo đếm các chỉ tiêu trên kính hiển vi có gắn sẵn trắc vi thị kính; dùng trắc vi vật kính quy đổi các chỉ tiêu ra các đơn vị tính). Bó dẫn nhỏ đƣợc quy ƣớc là có kích thƣớc rộng <7 vạch ở vật kính ×4.

+ Đo đếm số lƣợng khí khổng trên lá (30 tiêu bản/giống): Chọn những lá có độ tuổi trƣởng thành, lấy mẫu ở các vị trí (gốc lá, giữa lá và phiến lá) dùng kim mũi mác hoặc lƣỡi lam loại bỏ phần biểu bì, làm một khuôn sẵn có

diện tích 1mm2

(đã có sẵn trong mắt kính hiển vi), đƣa mẫu lên lam kính, quan sát, đếm số lƣợng và đo kích thƣớc khí khổng trong khuôn.

Thời gian thực hiện: 2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả và Bộ môn Thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tương quan giữa sinh trưởng của rễ, lá với một số chỉ tiêu về hoa của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím

Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu ngẫu nhiên 30 cây ở cùng

điều kiện trồng, chăm sóc tại Gia Lâm - Hà Nội. Cây 3 năm tuổi, đang trong giai đoạn nở hoa. Theo dõi các chỉ tiêu về chiều dài lá, chiều dài rễ, chiều dài cành hoa, số hoa trên cành. Tính hệ số tƣơng quan Pearson (r), hệ số xác định r2, phƣơng trình hồi quy bằng phƣơng pháp phân tích tƣơng quan trên chƣơng trình Excel 2010. Đánh giá hệ số tƣơng quan.

Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 - 2/2013.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím, ở các vùng sinh thái khác nhau

CT1: Gia Lâm - Hà Nội CT2: Văn Giang - Hƣng Yên CT3: Mộc Châu - Sơn La CT4: Sa Pa - Lào Cai

- Cây 2 năm tuổi, đƣợc trồng trên chậu thang gỗ, giá thể: Rong biển + than hoa + vỏ cây, đặt cây trong nhà lƣới đơn giản, che 2 lớp lƣới đen vào mùa hè. Phân bón sử dụng: Growmore 2 (20:20:20), phun 1 tuần/lần.

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi địa điểm 3m2

(tƣơng ứng với 54 cây).

- Cố định cây theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc, theo dõi 30 cây/địa phƣơng. Định kỳ theo dõi 30 ngày/lần.

2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng của cây con sau ra ngôi

Thí nghiệm 2 nhân tố (3x4) đƣợc bố trí với 12 công thức: CT1: GT1, 1 ngày tƣới 2 lần CT2: GT1, 1 ngày tƣới 1 lần CT3: GT1, 2 ngày tƣới 1 lần CT4: GT1, 3 ngày tƣới 1 lần CT5: GT2, 1 ngày tƣới 2 lần CT6: GT2, 1 ngày tƣới 1 lần CT7: GT2, 2 ngày tƣới 1 lần CT8: GT2, 3 ngày tƣới 1 lần CT9: GT3, 1 ngày tƣới 2 lần CT10: GT3, 1 ngày tƣới 1 lần CT11: GT3, 2 ngày tƣới 1 lần CT12: GT3, 3 ngày tƣới 1 lần

GT1: Than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1)

GT2: Rong biển + Than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1:1) GT3: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây vụn (tỷ lệ 1:1:1)

- Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi. Trồng cây trên chậu nhựa mềm, trong suốt, kích thƣớc 8,5 (chiều cao) x 8cm (đƣờng kính). Giá thể đƣợc xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trƣớc khi trồng. Kích thƣớc than hoa, vỏ cây vụn, mụn xơ dừa 0,5-1,0cm. Tƣới nƣớc bằng vòi phun mƣa cầm tay, tƣới ƣớt đều trên lá và giá thể. Lƣợng nƣớc tƣới là 1 lít/2m2

ô thí nghiệm (100 cây). - Thời gian thực hiện: Tháng 4-12/2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm

- Thí nghiệm 2 nhân tố (3x4) đƣợc bố trí với 12 công thức: CT1: Growmore 1 (30:10:10) 9 ngày 1 lần

CT2: Growmore 1 (30:10:10) 7 ngày 1 lần CT3: Growmore 1 (30:10:10) 5 ngày 1 lần CT4: Growmore 1 (30:10:10) 3 ngày 1 lần CT5: Fish Emulsion (5:1:1) 9 ngày 1 lần CT6: Fish Emulsion (5:1:1) 7 ngày 1 lần CT7: Fish Emulsion (5:1:1) 5 ngày 1 lần CT8: Fish Emulsion (5:1:1) 3 ngày 1 lần CT9: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 9 ngày 1 lần CT10: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 7 ngày 1 lần CT11: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 5 ngày 1 lần CT12: Đầu Trâu 502 (30:12:10) 3 ngày 1 lần

- Cây nuôi cấy mô, đủ tiêu chuẩn ra ngôi. Giá thể sử dụng: Rong biển + than hoa + vỏ cây (tỷ lệ 1:1:1). Các công thức đƣợc phun phân với nồng độ 0,05%, phun sau ra ngôi 1 tháng. Phun ƣớt đều trên lá, thân, gốc. Lƣợng dung dịch phân phun là 0,5 lít/2m2

ô thí nghiệm (100 cây).

- Thời gian thực hiện: Tháng 4 -12/2011, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu

Gồm 4 công thức: CT1: Trồng ngày 15/2 CT2: Trồng ngày 15/3

CT3: Trồng ngày 15/4 CT4: Trồng ngày 15/5

- Thí nghiệm đƣợc bố trí trên cây 1 năm tuổi, theo phƣơng pháp tuần tự không nhắc lại. Mỗi công thức thí nghiệm là 3m2 (tƣơng ứng 54 cây). Cố định cây theo dõi 30 cây/công thức theo 5 điểm chéo góc. Theo dõi 30 ngày/lần.

- Thời gian thực hiện: Tháng 2/2011 - 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của chất lượng nước tưới đến sinh trưởng, phát triển của cây lan Đai Châu

Gồm 4 công thức tƣơng ứng với 4 loại nƣớc tƣới nhƣ sau: CT1: (Đ/C) Nƣớc giếng khoan không lọc (pH 6,0; EC 0,36) CT2: Nƣớc giếng khoan có lọc (pH 6,2; EC 0,26)

CT3: Nƣớc máy (pH 7,52, EC 0,45) CT4: Nƣớc mƣa (pH 5,5; EC 0,04)

- Thí nghiệm trên cây 1 năm tuổi. Tƣới nƣớc 1 ngày 1 lần bằng vòi phun mƣa, tƣới ƣớt đều trên lá, thân và rễ cây, tƣới vào 9 giờ sáng. Lƣợng nƣớc tƣới là 3 lít/3m2

ô thí nghiệm.

- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 - 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của giá thể trồng và số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

- Thí nghiệm 2 nhân tố (3x4) đƣợc bố trí với 12 công thức: CT1: GT1, 1 ngày tƣới 2 lần CT2: GT1, 1 ngày tƣới 1 lần CT3: GT1, 2 ngày tƣới 1 lần CT4: GT1, 3 ngày tƣới 1 lần CT5: GT2, 1 ngày tƣới 2 lần CT6: GT2, 1 ngày tƣới 1 lần CT7: GT2, 2 ngày tƣới 1 lần

CT8: GT2, 3 ngày tƣới 1 lần CT9: GT3, 1 ngày tƣới 2 lần CT10: GT3, 1 ngày tƣới 1 lần CT11: GT3, 2 ngày tƣới 1 lần CT12: GT3, 3 ngày tƣới 1 lần GT1: Gỗ nhãn: hình trụ 40cm (cao) x 20cm (đường kính) GT2: Rong biển + than hoa + củi vụn

GT2: Mụn xơ dừa + than hoa + vỏ cây

- Cây 1 năm tuổi trồng trên chậu thang gỗ với giá thể đƣợc xử lý sâu, bệnh và làm ẩm trƣớc khi trồng. Kích thƣớc than hoa, củi vụn, vỏ cây 2-3cm. Sử dụng nƣớc giếng khoan có lọc, tƣới bằng vòi phun mƣa cầm tay, lƣợng nƣớc tƣới là 3 lít/3m2

ô thí nghiệm.

- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 - 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

- Thí nghiệm 2 nhân tố (3x4) đƣợc bố trí với 12 công thức: CT1: Growmore 2 (20:20:20) 9 ngày 1 lần CT2: Growmore 2 (20:20:20) 7 ngày 1 lần CT3: Growmore 2 (20:20:20) 5 ngày 1 lần CT4: Growmore 2 (20:20:20) 3 ngày 1 lần CT5: HT- orchid 222 (21:21:21) 9 ngày 1 lần CT6: HT- orchid 222 (21:21:21) 7 ngày 1 lần CT7: HT- orchid 222 (21:21:21) 5 ngày 1 lần CT8: HT- orchid 222 (21:21:21) 3 ngày 1 lần CT9: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 9 ngày 1 lần CT10: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 7 ngày 1 lần CT11: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 5 ngày 1 lần CT12: Đầu Trâu 902 (17: 21: 21): 3 ngày 1 lần

- Cây 1 năm tuổi đƣợc phun phân bón nồng độ 0,1%, phun sau trồng 1 tháng. Phun ƣớt đều trên lá, thân và rễ cây. Lƣợng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m2 ô thí nghiệm.

- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2012 -12/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của phân bón và số lần bón phân đến thời gian xuất hiện mầm hoa và chất lượng hoa.

- Thí nghiệm 2 nhân tố (3x4) đƣợc bố trí với 12 công thức: CT1: HT-131 (10: 30:10) 9 ngày 1 lần CT2: HT-131 (10: 30:10) 7 ngày 1 lần CT3: HT-131 (10: 30:10) 5 ngày 1 lần CT4: HT-131 (10: 30:10) 3 ngày 1 lần CT5: HT - Orchid 2 (6:30:30) 9 ngày 1 lần CT6: HT - Orchid 2 (6:30:30) 7 ngày 1 lần CT7: HT - Orchid 2 (6:30:30) 5 ngày 1 lần CT8: HT - Orchid 2 (6:30:30) 3 ngày 1 lần CT9: HVP (19:31:17) 9 ngày 1 lần CT10: HVP (19:31:17) 7 ngày 1 lần CT11: HVP (19:31:17) 5 ngày 1 lần CT12: HVP (19:31:17) 3 ngày 1 lần

- Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2014, trên cây 2,5 năm tuổi đã trƣởng thành. Các công thức đƣợc phun phân bón lá nồng độ 0,1%. Phun ƣớt đều trên lá, thân và rễ cây. Lƣợng dung dịch phân phun là 1,5lít/3m2 ô thí nghiệm.

- Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 12: Ảnh hưởng của nồng độ phun GA3 đến sinh trưởng, phát triển của cây trên vườn sản xuất

CT1: 0 ppm (ĐC) CT2: 100 ppm CT3: 150 ppm CT4: 200 ppm CT5: 250 ppm

- Thí nghiệm trên cây 1 và 2 năm tuổi. GA3 đƣợc sử dụng trong thí nghiệm là dạng 98% nguyên chất, sau khi pha ở các nồng độ thí nghiệm đƣợc phun ở 3 thời điểm: ngày 10/3, tháng 10/6, tháng 10/9, mỗi thời điểm phun 2 lần cách nhau 15 ngày/lần, phun ƣớt đều trên lá. Lƣợng dung dịch phun là 150ml/3m2 ô thí nghiệm.

- Điều kiện thí nghiệm là tối ƣu: Cây đƣợc trồng trong điều kiện nhà lƣới đơn giản, che 2 lớp lƣới đen vào mùa hè. Cây đƣợc tƣới bằng nƣớc giếng khoan có lọc, tƣới 1 ngày một lần vào buổi sáng, cây đƣợc trồng trên chậu thang gỗ 3 cây/chậu, giá thể trồng là: rong biển + than hoa + củi vụn, tƣới nƣớc 2 ngày 1 lần, phân bón sử dụng là phân HT orchid 222(21:21:21), tƣới 5 ngày 1 lần, giai đoạn ra hoa tƣới phân Orchid 2 (6:30:30), 7 ngày 1 lần, nồng độ 0,1%. Cây đƣợc quây ni lông chống rét vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2 năm sau).

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm là 3m2, tƣơng ứng với 54 cây.

- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2012 - 2/2014, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của các mức che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Đai Châu

- Gồm 3 công thức che sáng:

CT1: Che 3 lớp lƣới (10.000-13.000 lux) CT2: Che 2 lớp lƣới (13.000-16.000 lux) CT3: Che 1 lớp lƣới (16.000-19.000 lux)

- Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi, trồng trên chậu thang gỗ trong nhà lƣới đơn giản.

- Ánh sáng đƣợc điều khiển bằng hệ thống lƣới đen che giảm nhiều lớp và theo dõi bằng máy đo ánh sáng cầm tay.

- Thời gian che sáng từ tháng 6 đến tháng 8/2012. Thời gian theo dõi: Tháng 4/2012 - 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả.

Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của phương pháp xử lý tăng nhiệt trong mùa đông cho lan Đai Châu

- Gồm 3 công thức:

CT1: Không xử lý (ĐC, nhiệt độ trung bình 14,1o C) CT2: Quây ni lông (tăng so với đối chứng 4-5o

C)

CT3: Quây ni lông + tăng nhiệt (tăng so với đối chứng 8-10o C)

- Thí nghiệm trên cây 3 năm tuổi, đã nhú mầm hoa 5-7cm. Phun phân HT-Orchid 2 (6:30:30), 7 ngày 1 lần, nồng độ 0,1%.

Công thức quây ni lông (CT2): sử dụng ni lông Trung Quốc, dày, có khả năng giữ nhiệt và cho ánh sáng chiếu qua, đảm bảo vƣờn lan không bị tối. Ni lông đƣợc che kín xung quanh và mái vào ban đêm và che ban ngày khi nhiệt độ dƣới 20o

C. Nhiệt độ tăng so với bên ngoài 4-5oC.

Công thức: quây ni lông + tăng nhiệt (CT3) bố trí tƣơng tự công thức quây ni lông và bổ sung thêm 1 quạt tăng nhiệt. Quạt tăng nhiệt đƣợc nối với 1 ống ni lông có đƣờng kính 40cm, 2 bên ống có đục các lỗ với khoảng cách 1m/1 lỗ để hơi nóng đƣợc tỏa đều trong nhà trồng, cuối ống đƣợc buộc chặt. Chỉ bật hệ thống tăng nhiệt khi nhiệt độ dƣới 15oC. Nhiệt độ trong nhà tăng so với bên ngoài 8-10o

C.

- Thời gian thí nghiệm từ tháng 12/2012 đến tháng 2/2013, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ bệnh sinh học đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên lan Đai Châu

- Gồm 4 công thức: CT1: ĐC (Phun nƣớc lã) CT2: Olicide 9DD

CT3: Exin 4.5HP CT4: TP-Zep 18EC

- Thí nghiệm trên cây 2 năm tuổi. Thuốc Olicide 9DD pha 0,4ml thuốc/0,1 lít nƣớc, phun cho 3m2. Thuốc Exin 4.5HP pha 0,16ml thuốc/0,13 lít nƣớc, phun cho 3m2

. TP-Zep 18EC pha 0,16ml thuốc/0,16 lít nƣớc, phun cho 3m2. Phun 10 ngày 1 lần, ƣớt đều lá.

- Theo dõi tỷ lệ bệnh (%) theo phƣơng pháp ngẫu nhiên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây, 10 ngày 1 lần. Một số bệnh hại chính trên lan Đai Châu:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan đai châu (rhynchostylis gigantea (lindley) ridley) ở miền bắc việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)