Hoàn thiện thể chế

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 92)

Như đã phân tích ở trên, việc ủy ban nhân dân nắm giữ và quyết định trong việc chi ngân sách được phân cho việc đào tạo nghề cho người khuyết tật, cùng với bộ, sở lao động thương binh xã hội tạo lên sự không nhất quán trong chính sách. Dẫn tới các chính sách đề ra không được thực thi đúng, kinh phí của nhà nước rót xuống không đạt được hiệu quả xứng đáng. Bởi vậy, người viết kiến nghị nên để cho bộ, sở, phòng lao động thương binh xã hội, tức là tổ chức theo ngành dọc, và chi ngân sách, thực hiện các chính sách, đề án theo ngành dọc, trọng tâm. Như vậy vừa có được hiệu quả cao nhất trong việc thực thi chính sách, pháp luật vừa dễ dàng quy trách nhiệm khi xảy ra sai xót.

Như đã phân tích ở trên, một số chính sách của nhà nước, tuy rất đúng đắn nhưng triển khai kém hiệu quả như chính sách cho người khuyết tật vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách hoặc quỹ việc làm quốc gia để tự tạo việc làm, sản xuất kinh doanh chẳng hạn. Mặc dù đã có chủ trương, chính sách nhưng việc triển khai trên thực tế rất ít. Đó là do cơ chế thực hiện chưa hiệu quả. Về vấn đề này có thể tham khảo một mô hình hiện nay đang hoạt động

rất hiệu quả đó là cách làm của hội người mù Việt Nam. Trong thời gian làm nghiên cứu này người viết không tiếp cận được với Trung ương Hội người mù Việt Nam nhưng đã gặp được Hội người mù Hà Nội. Theo đó được biết hội người mù Hà Nội đã giúp các thành viên tiếp cận các khoản tín dụng nhỏ của ngân hàng chính sách xã hội, đóng vai trò là người bảo lãnh và cấp các giấy tờ đảm bảo cần thiết. Hội cũng cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ các thành viên để giúp họ phát triển kinh doanh, hoàn thành thủ tục đăng ký và nhận tín dụng. Hội người mù Hà Nội đã giúp tiếp cận vay 2 tỷ đồng cho 700 – 800 người/năm. Tỷ lệ hoàn trả thành công của những khoản vay này rất cao, phần lớn có thể trả ngân hàng trong vòng 1 – 3 năm. Hội có đánh giá về các khoản vay đã giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh từ 15 đến 20%, cá biệt có mức tăng trưởng cao nhất là 30%.

Như vậy, để việc triển khai dự án cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật để sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm, thay vì triển khai dự án đến UBND cấp xã, phường, thì việc triển khai đến các hội người khuyết tật sẽ hiệu quả hơn. Vì các hội người khuyết tật sẽ đóng vai trò là cầu nối, là cơ quan bảo lãnh uy tín bởi lẽ hơn ai hết, các hội này hiểu rõ các hội viên của mình, hoàn cảnh và khả năng của từng người. Việc này cũng sẽ khiến hội người khuyết tật thu hút được thêm nhiều hội viên và hoạt động hiệu quả hơn.

Kết luận chương 3

Dựa trên những nghiên cứu ở chương 2, chương 3 tổng kết lại để có cái nhìn tổng quát, những ưu điểm, thiếu sót bất cập của từng chính sách, điều luật, cơ chế thực thi. Để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với từng bất cập đã nêu ra và phân tích.

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức, dùng nhiều đến đầu óc hơn là sức mạnh cơ bắp, người khuyết tật có thêm nhiều cơ hội trong những lĩnh vực mới đầy tiềm năng ví dụ như công nghệ thông tin và các ngành nghề khác. Ở nước ta đã có “hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng, nữ giám đốc khuyết tật Thảo Vân và nhiều tấm gương người khuyết tật vươn lên, học tập, làm việc và cống hiến cho xã hội....làm được những việc phi thường mà người không khuyết tật có khi cũng khó có thể làm được, khiến mọi người nể phục, truyền cảm hứng sống không chỉ cho những người khuyết tật khác mà còn cho cả xã hội.

Bởi vậy giải pháp đầu tiên đó là cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức, để mọi người trong xã hội nhận rõ được khả năng lao động của người khuyết tật. Khi rào cản về tâm lý đã được rỡ bỏ, gia đình, cộng đồng và bản thân người khuyết tật sẽ có thêm niềm tin để phấn đấu học tập và lao động.

Những giải pháp nêu trên chỉ mang tính hoàn thiện các công cụ hỗ trợ của nhà nước trong vấn đề đảm bảo quyền tiếp cận việc làm một cách công bằng cho người khuyết tật.Có thể còn những thiếu sót, chủ quan nhưng cũng sẽ là những gợi ý, khơi nguồn cảm hứng cho những nhà lập pháp, nghiên cứu trong vấn đề này.

KẾT LUẬN

Toàn bộ luận văn là quá trình nghiên cứu, phân tích vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.Trong đó, luận văn cũng đã cung cấp những kiến thức chuyên ngành pháp luật nhân quyền quốc tế, quốc gia và khu vực đối với việc quy định và thực thi quyền làm việc của người khuyết tật. Cuối cùng khẳng định quyền làm việc của người khuyết tật là quyền con người cơ bản cần được pháp luật thừa nhận và thực thi. Để thực thi quyền trên có hiệu quả, ngoài nỗ lực của bản thân người khuyết tận thì còn đòi hỏi cần sự chung tay và ý thức cao của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong đó yếu tố nhà nước là trọng tâm và cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Từ phía đối tượng nghiên cứu là nhà nước, pháp luật, luận văn đã phân tích vấn đề quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam dưới ba vấn đề: Chính sách, pháp luật và thể chế. Từ việc phân tích, tìm hiểu để phát hiện ra những tồn tại hạn chế và đề xuất các kiến nghị giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật và thể chế của Việt Nam.

Bên cạnh việc phân tích quyền làm việc của người khuyết tật dưới góc độ pháp luật về quyền con người, luận văn đồng thời cung cấp bối cảnh thực trạng về quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam, so sánh với pháp luật từ một số quốc gia tiêu biểu như Hoa Kỳ, Trung Hoa, Mlaisya, Nhật để từ đó đưa ra những khuyến nghị về các giải pháp có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, phù hợp với bối cảnh về kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.

Kết thúc luận văn này, tác giả hi vọng có thể có những gợi ý hữu ích trong việc hoàn thiện sửa đổi chính sách, pháp luật và cơ chế thực thi quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ lao động thương binh xã hội (2012), Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH

hướng dẫn một số điều của nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật, Hà Nội.

2. Chính phủ (2012), Nghị Định 28/2012/ NĐ – CP của chính phủ về quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Luật Người khuyết tật, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy

định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 14/2013/NĐ- CP ngày 5/2/2013 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ – CP ngày 12/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 144/2013/NĐ –CP ngày 29/10/2013 quy

định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và chăm sóc trẻ em, Hà Nội.

6. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1990), Luật Người khuyết tật Trung Hoa.

7. Hoa Kỳ (1990), luật người khuyết tật Hoa Kỳ.

8. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp

luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của

các nhóm người dễ bị tổn thương, Hà Nội.

10. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế

những vấn đề cơ bản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế

12. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.

13. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người.

14. Liên hợp Quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật.

15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013) Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội.

18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Người khuyết tật Việt

Nam, Hà Nội.

19. Tổ chức lao động thế giới (ILO) (1983), Công ước số 159.

20. Tổ chức lao động thế giới (ILO) (2006), Hướng tới cơ hội việc làm bình

đẳng cho Người khuyết tật thông qua hệ thống Pháp luật.

21. Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2002), Một số văn kiện quốc tế

cơ bản về con người, Hà Nội.

22. Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 01/2006/CT – TTg về việc đẩy

mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Hà Nội.

23. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 239/2006/QĐ – TTg ngày

24/10/2006 về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật gia đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

24. Trường đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trường đại học Luật Hà Nội (2013), “Đặc san pháp luật người khuyết

tật” Tạp chí luật học, Hà Nội.

26. UNFPA, Người khuyết tật Việt Nam (2011), Một số kết quả chủ yếu từ

tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009.

27. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về người tàn tật, (ngày

TIẾNG ANH

28. Charter European Commission, Charter of Fundamental Rights of the

European Union (2007) (2007/C 303/01), Published in the Official

Journal of the European Communities.

29. Christoph Beat Graber (2005), Copyright and Access – a Human Rights

Perspective, University of Lucerne, Faculty of Law,

30. Committee on Economic Social and Cultural Rights (2001), Statement on

Human rights and intellectual property, (E/C.12/2001/15, 14 December 2001).

31. Copyright Timeline: A History of Copyright in the United States (2003).

Xem tại: http://www.arl.org/focus-areas/copyright-ip/2486-copyright- timeline#.U-xhFKPgy_0 (truy cập 04/07/2014).

32. Coucil of Europe (2009), Copyright and Human Rights, Strasbourg. 33. Craig Allen Nard, Andrew P. Morriss (2006), Constitutionalizing

Patents: From Venice to Philadelphia, Review of Law & Economic, Vol. 2, No. 2, 2006 Case Western Reserve University School of Law.

34. European Commission (2010), Report from the Commission to the

European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the regions: Application of Directive 2004/48/EC of the European Parliament and the Council of 29 April 2004 on the enforcement of intellectual property rights, Brussels, 22.12.2010.

35. European Parliament and of the Council (2001), The Directive 2001/29/EC on the Harmonisation of Certain Aspects of Copyright and Related Rights in the Information Society.

36. French solution to illegal download and copyright infringement - tax Google

and Yahoo (2010), http://www.zdnet.com/blog/government/french-solution-

to-illegal-download-and-copyright-infringement-tax-google-and-yahoo/6738 (truy cập 04/07/2014).

37. Garry Trillet (2012), Liability and Evidence in Case of Infringement of

Copyright on the Internet: A legal comparison between Belgium and France: http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2346690 (truy cập 21/6/2014)

38. Geoff Tansey (1999), Trade, Intellectual Property, Food and

Biodiversity: A discussion paper

39. Craig Allen Nard (2013), The Law of Patents, 40. Jeremy Waldron (2004), Property and Ownership.

41. Jonathan Ocko (1996), Copying, Culture, and Control: Chinese

Intellectual Property Law in Historical Context, Yale Journal of Law &

the Humanities: V ol. 8: Iss. 2, Article 10.

42. Jonathan Ocko (2013), Copying, Culture, and Control: Chinese

Intellectual Property Law in Historical Context, Yale Journal of Law &

the Humanities, V

43. Benjamin Jowett, The Politics of Aristotle, Clarendon Press, Vol II, Part I, 1885 44. Keneth C.Green (2013), The Campus Costs of P2P Compliance.

http://www.campuscomputing.net/sites/www.campuscomputing.net/files/ Green-P2PCompliance-Oct08_6.pdf (truy cập 30.6.2014).

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)