Trong số 6.074.543 người khuyết tật, có 219.375 người, tương đương 3,6% là trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 16 tuổi; 283.733 người hay 4,7% số người khuyết tật là trẻ em và vị thành niên trong độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi; 3.314.700 là người khuyết tật cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tương đương với 43,3%.
Khuyết tật là một hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là trong nhóm phụ nữ cao tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật trong nhóm người cao tuổi lên tới 43,3% trong khi tỷ lệ này trong nhóm trẻ em từ 5 đến 16 tuổi chỉ
là 1,4% và trong nhóm dân số trưởng thành từ 16 đến 59 tuổi cao hơn so với nữ trong cùng nhóm tuổi thì tỷ lệ khuyết tật trong nhóm nam giới cao tuổi lại thấp hơn đáng kể so với nữ.
Phân bố tỷ lệ người khuyết tật theo từng nhóm tuổi cho thấy rõ tình trạng khuyết tật bắt đầu xuất hiện quanh độ tuổi tứ tuần. Khuyết tật thị giác có xu hướng bắt đầu ở độ tuổi 35 và phổ biến nhanh hơn các dạng khuyết tật khác. Các dạng khuyết tật khác bắt đầu ở tuổi 40, phổ biến vẫn chậm hơn so với khuyết tật thị giác nhưng tốc độ phổ biến cũng rất nhanh.
Khuyết tật nặng có xu hướng bắt đầu phổ biến ở độ tuổi 50. Tuy nhiên dạng khuyết tật nặng về vận động có xu hướng xuất hiện sớm hơn và phổ biến nhanh hơn so với các dạng khuyết tật nặng khác.
Bảng 2.2: So sánh cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi, năm 1995, 2005 và 2009
Đơn vị tính: %
Năm Nhóm tuổi
< 15 tuổi 15 – 60 tuổi Trên 60 tuổi
2009 3,6 53,1 43,3
2005 11,25 71,58 17,17
1995 16,99 69,53 13,48
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 )
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, nhóm người khuyết tật dưới 15 tuổi vào nằm 2009 là 3,6%, tỷ lệ này giảm so với năm 1995 và 2005. Các nhu cầu cần hỗ trợ của người khuyết tật nhóm tuổi này là thực hiện những chính sách về hỗ trợ giáo dục, tạo điều kiện cho các em đến trường và phục hồi chức năng của cơ thể.
Nhóm người khuyết tật từ 15 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực trạng này cho thấy đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về học tập vẫn còn
nhưng nhu cầu về học nghề và có việc làm là hết sức quan trọng, ngoài ra đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về tình bạn cũng như lập gia đình và ổn định cuộc sống có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập đời sống cộng đồng của người khuyết tật.