Về pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 88)

Nhìn chung các quy định liên quan đến quyền làm việc của người khuyết tật khá toàn diện, đầy đủ, từ nhóm các quy định về học nghề, việc làm, đến quy định riêng về các cơ sở dạy nghề, cơ sở kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật. Quy định về thơi giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cá hành vi nghiêm cấm đối với việc sử dụng lao động khuyết tật.... như đã phân tích ở chương 2. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm bất cập, hạn chế, cụ thể như sau:

- Vấn đề dạy nghề: việc lựa chọn nghề để dạy nên gắn kết với đầu ra là tạo việc làm, các chỉ tiêu và các hướng dạy nghề nên phân biệt dạy nghề để có nghề ổn định kiếm sống với dạy để phổ cập nâng cao kiến thức. Thí dụ, dạy nghề may thêu thì hướng cho người học có một định hướng nghề là nghề kiếm sống được, nhưng dạy tin học mà thời gian có 3 tháng sao gọi là nghề và sao xin được việc làm với trình độ kiến thức còn thấp - cái đó mới chỉ gọi là phổ cập kiến thức CNTT đến với NKT, điều này còn lẫn lộn khi coi đó là dạy nghề.

Vì vậy chỉ tiêu dạy nghề và nghề gì thiết thực cho NKT có được cuộc sống ổn định bằng nghề đã được đào tạo nhằm tránh lãng phí là vấn đề cần bàn đối với cấp phân bổ kế hoạch chỉ tiêu dạy nghề.

- Thời gian dạy các nghề dành cho NKT nên nghiên cứu lại bởi NKT có nhiều khó khăn khi học nghề như: đa dạng khuyết tật, trình độ văn hóa thấp, thời gian thực tập đòi hỏi dài hơn học lý thuyết, do vậy không thể áp dụng đồng loạt các nghề như nhau 3 tháng hoặc 6 tháng, điều này đòi hỏi cần phải có nghiên cứu cụ thể.

- Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện nay không có báo cáo thống kê nào nêu được con số chi tiết về việc có bao nhiêu người khuyết tật bị lạm dụng làm thêm giờ, bị bóc lột sức lao động. Nhưng có thể thấy cơ chế, chế tài để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định trên hiện chưa có. Khi tại doanh nghiệp không có cơ chế xác định mức độ khuyết tật xem đã đến 51% chưa thì không có căn cứ để tính là có phải làm thêm giờ hay không. Nếu có hiện tượng làm thêm giờ thì cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra kiểm tra, giám sát và sử phạt. Đây chính là lỗ hổng cần phải được lấp đầy. Cần phải giao cho công đoàn chức năng giám sát hoạt động này và nếu có vi phạm xảy ra, công đoàn sẽ có kiến nghị nên cơ quan có thẩm quyền để có hành vi xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 88)