Chính sách đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 51)

2.2.1.1. Chính sách dạy nghề cho người khuyết tật

Tại điểm 3 điều 5 Luật người khuyết tật đã nêu rõ chính sách cho người khuyết tật. “Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm” theo đó thì việc dạy nghề tạo việc làm là một trong những trọng điểm được quan tâm, định hướng.

Điều 32 dạy nghề đối với người khuyết tật:

1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

3. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

4. Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [18 , Điều 32].

Như vậy để đảm bảo việc dạy nghề cho người khuyết tật đạt hiệu quả cao nhất, chính sách của nhà nước ta trú trọng vào 3 điểm quan trọng.

- Một là có chính sách ưu đãi, quan tâm đến người khuyết tật học nghề như hỗ trợ kinh phí một phần hoặc toàn bộ cho người học nghề. (đã được triển khai trên hầu hết các tỉnh thành của cả nước, tại Hà Nội đã được quy định rõ trong quyết định 4101/QĐ-UBND năm 2014 quy định và phê duyệt mức chi phí dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Theo kế hoạch số 161/KH-UBND, thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2020 thì mỗi năm bố trí kinh phí từ 2 đến 3 tỷ đồng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia dạy nghề và giải quyết việc làm để tổ chức dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật có nhu cầu và khả năng học nghề, nhằm giúp họ có ngành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống.

- Hai là có chính sách ưu đãi, quan tâm đến giáo viên dạy nghề. Cụ thể được quy định tại nghị định hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật như sau: Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.

2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:

Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập [2, Điều 7].

Ngoài ra các quy định chi tiết và cụ thể hơn còn được nêu rõ trong nghị định số 43/2008/NĐ-CP của chinh phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề. Trong đó nêu rõ cách tính phụ cấp và các khoản trợ cấp khác dành cho giáo viên dạy người khuyết tật. Từ đó có thể thấy nhà nước hết sức quan tâm, chăm sóc đến những nhu cầu, cũng như chia sẻ những khó khăn vất vả mà các giáo viên dạy người khuyết tật, do đặc thù nghề nghiệp phải vượt qua, khắc phục.

- Ba là tạo điều kiện, chính sách ưu đãi cho cơ sở dạy nghề dành cho người khuyết tật như được vay vốn ưu đãi, được miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuế..vv.

- Bốn là các chế tài đảm bảo để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, các cơ sở dạy nghề đảm bảo các điều kiện về vật chất cũng như trình độ, giáo viên giảng dạy đảm bảo về trình độ, chuyên môn, tâm huyết với nghề. Tại nghị định số 144/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em đã quy định rõ như sau:

Vi phạm quy định về trách nhiệm dạy nghề của cơ sở dạy nghề đối với người khuyết tật

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu phí tư vấn học nghề của người khuyết tật trái với quy định của pháp luật;

b) Không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;

c) Không thực hiện miễn, giảm học phí cho người khuyết tật học nghề theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật sau khi được thành lập và hoạt động từ 06 tháng trở lên;

b) Không bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho người khuyết tật;

c) Không bảo đảm giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người khuyết tật;

d) Không bố trí giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đ) Không cấp văn bằng, chứng chỉ công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả cho người học các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này [5, Điều 12].

Về mặt quy phạm pháp luật, các chính sách, điều luật đã khá hoàn thiện, củ thể, chi tiết. Tuy nhiên trên thực tế việc thực thi các chính sách trên vẫn chưa thực sự đi vào đời sống. Đơn cử đối với một quận ngay giữa thủ đô là quận Ba Đình thì theo báo cáo của chủ tịch hội NKT quận năm 2012 thì: Vấn đề dạy nghề và việc làm của Hội Ba Đình mới chỉ tập trung vào 3 tổ chức thành viên, đó là cơ sở sản xuất của người khiếm thị 42 Phạm Hồng thái, cơ sở sản xuất của người khiếm thính ở ngõ 324 Đội Cấn, và Trung tâm dạy nghệ tạo việc làm cho thanh thiếu niên khuyết tật Vì Ngày Mai.Tổng số người khuyết tật hiện có tại 3 cơ sở này là 150 người. Mô hình chủ yếu là tự đứng ra giúp nhau học nghề và tự tìm kiếm việc làm nên còn gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác dạy nghề chủ yếu là tự tìm kiếm dự án và tự đào tạo, trong năm qua cả 3 tổ chức chưa một lần nhận được sự trợ giúp từ đề án hỗ trợ của Thành phố và của quận Ba Đình. Sau đào tạo họ cùng giúp nhau có việc làm, thu nhập tuy không cao nhưng cũng đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định cuộc sống cho hơn 150 người khuyết tật. Ngành nghề và việc làm chủ

yếu là tẩm quất của người khiếm thị và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các dạng khuyết tật khác.

Như vậy là việc dạy và học nghề của người khuyết tật tại quận không nhận được những sự hỗ trợ đáng kể. Theo như báo cáo thì hội đã được nghe bổ biến về đề án trợ giúp NKT của chính phủ, thành phố và quận nhưng cụ thể hóa của đề án triển khai xuống cấp cơ sở như thế nào, trong đó có vấn đề dạy nghề và việc làm thì vẫn chưa được rõ thông tin, không biết triển khai ở đâu, như thế nào để có thể phối hợp thực hiện.

Trong một quận trung tâm thành phố Hà Nội còn như vậy thì với các vùng nông thôn, miền núi, tình trạng khó tiếp cận thông tin, chính sách và việc triển khai chậm trễ, rời rạc cũng như không chính xác của các chính sách về giáo dục, việc làm cho người khuyết tật còn tệ hại đến đâu?

Vấn đề này đòi hỏi nhà nước phải hoàn thiện cơ chế thực thi chính sách, pháp luật từ trung ương tới địa phương

Riêng về mặt pháp luật cần phải lưu ý một vài vấn đề sau:

- Vấn đề dạy nghề: việc lựa chọn nghề để dạy nên gắn kết với đầu ra là tạo việc làm, các chỉ tiêu và các hướng dạy nghề nên phân biệt dạy nghề để có nghề ổn định kiếm sống với dạy để phổ cập nâng cao kiến thức. Thí dụ, dạy nghề may thêu thì hướng cho người học có một định hướng nghề là nghề kiếm sống được, nhưng dạy tin học mà thời gian có 3 tháng sao gọi là nghề và sao xin được việc làm với trình độ kiến thức còn thấp - cái đó mới chỉ gọi là phổ cập kiến thức CNTT đến với NKT, điều này còn lẫn lộn khi coi đó là dạy nghề.

Vì vậy chỉ tiêu dạy nghề và nghề gì thiết thực cho NKT có được cuộc sống ổn định bằng nghề đã được đào tạo nhằm tránh lãng phí là vấn đề cần bàn đối với cấp phân bổ kế hoạch chỉ tiêu dạy nghề.

- Thời gian dạy các nghề dành cho NKT nên nghiên cứu lại bởi NKT có nhiều khó khăn khi học nghề như: đa dạng khuyết tật, trình độ văn hóa thấp, thời gian thực tập đòi hỏi dài hơn học lý thuyết, do vậy không thể áp dụng đồng loạt các nghề như nhau 3 tháng hoặc 6 tháng, điều này đòi hỏi cần phải có nghiên cứu cụ thể.

2.2.1.2. Chính sách cho vay ưu đãi, giúp người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật

Theo nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật thì nhà nước khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật. Điều 8 quy định cụ thể như sau:

Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật

1. Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:

a) Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;

b) Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh,

chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết

Theo quy định người khuyết tật có hai nguồn vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm, đó là từ ngân hàng chính sách xã hội địa phương và từ quỹ việc làm quốc gia (được triển khai từ năm 2005 Theo quyết định 71/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm).

Về vấn đề cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật có nhu cầu tự tạo việc làm, sản xuất kinh doanh có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Lãi suất ưu đãi theo niêm yết của ngân hàng chính sách xã hội như sau: - Với cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật là 3,6% 1 năm. - Với thương binh, người tàn tật là 6% 1 năm.

Theo quyết định 71/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm thì:

Điều kiện vay vốn:

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật:

- phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

- Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án; - Có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hộ gia đình (nói chung)

- Phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án; - Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;

- Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án. Ở đây ta thấy có một điểm cần lưu ý, đó là trong mục đối tượng được vay vốn quy định tại điều 5 của quyết định chỉ thấy nhắc đến cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật mà không thấy nói đến hộ gia đình có người khuyết tật hoặc cá nhân người khuyết tật.

Đối tượng được vay vốn

Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh).

2. Hộ gia đình

Tại các văn bản hướng dẫn của bộ lao động thương binh xã hội, và sở lao động thương binh xã hội thành phố HN và các tỉnh cũng quy định tương tự. Như vậy vô hình chung bản thân người khuyết tật, hộ gia đình có người khuyết tật không thuộc diện được vay vốn ưu đãi từ quỹ việc làm quốc gia. Điều này trái với chủ trương chung của nhà nước và chính phủ về tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật.

Mức vốn vay:

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người khuyết tật mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án;

Thời hạn vay vốn:

a) Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với: - Chăn nuôi gia súc, gia cầm;

- Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng; - Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

b) Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với:

- Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;

- Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản;

- Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản). c) Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với:

Một phần của tài liệu Quyền làm việc của người khuyết tật tại việt nam luận văn ths luật (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 51)