Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Cần Giờ, TP Hồ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

Hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương và ảnh hưởng của cộng đồng đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.

và địa phương vào giảng dạy. 3.4

Đề xuất được những biện pháp thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường.

14.63 71.95 13.42

Bảng 2.22. Đánh giá thực trạng kỹ năng sư phạm của giáo viên.

1 Kỹ năng dạy học Tốt% Khá% TB% Yếu%

1.1

Xác định mục đích, yêu cầu của bài dạy trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, giáo dục.

30.49 65.85 3.66

1.2

Lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh.

21.95 64.63 13.42

1.3 Kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị,

đồ dùng dạy học. 17.08 71.96 10.96 1.4 Tổ chức tốt các hoạt động học tập của

học sinh. 19.52 60.96 19.52 1.5 Tổ chức tốt các mối quan hệ trong giờ

học 20.73 58.54 20.73 1.6 Đánh giá khách quan, khoa học kết

quả học tập của học sinh 23.17 62.20 14.63

2 Kỹ năng giáo dục học sinh Tốt% Khá% TB% Yếu%

2.1 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức

hoạt động đối với chủ nhiệm. 32.93 52.44 14.63 2.2 Kỹ năng tổ chức xây dựng phong trào

của lớp chủ nhiệm. 32.93 53.66 13.41 2.3

Tìm hiểu đặc điểm và hoàn cảnh học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp.

19.51 59.76 20.73 2.4 Kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt. 7.32 41.46 51.22

2.6 nghiệp, Cha Mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh.

17.07 60.97 21.96

3 Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng Tốt% Khá% TB% Yếu%

3.1 Xác định mục tiêu, nhu cầu của việc

bồi dưỡng nâng cao trình độ. 24.40 60.97 14.63 3.2 Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng

cao trình độ 17.07 58.54 24.39 3.3

Lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng( về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học).

14.63 48.78 36.59

3.4 Bố trí thời gian, phương pháp tự học,

tự bồi dưỡng. 17.07 51.22 31.71

4 Kỹ năng nghiên cứu khoa học, viết

sáng kiến kinh nghiệm Tốt% Khá% TB% Yếu%

4.1 Xác định đề tài cần nghiên cứu. 7.32 31.83 60.85 4.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu. 6.09 31.71 52.20 4.3 Kỹ năng sử dụng các phương tiện

nghiên cứu KHGD. 6.09 31.71 62.20 4.4 Kỹ năng tổ chức nghiên cứu. 6.09 30.50 63.41 4.5 Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm. 6.09 32.97 60.94

Qua bảng 2.20, 2.21, 2.22 cho thấy Phần lớn GV nắm được những nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân phụ trách; có kiến thức sư phạm và kỹ năng giáo dục HS tốt. Tuy nhiên, số GV lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh. Một bộ phận GV còn gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Số đông GV có kỹ năng xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng năng cao trình độ. Tuy vậy, kỹ năng lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cũng như bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế.

đồng đều, có trường ĐNGV trẻ mới vào nghề chiếm tỷ lệ cao nên chưa bao quát hết được nội dung chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và giáo dục cũng chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn thờ ơ với việc sử dụng phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy. Ý thức học tập, tự bồi dưỡng chưa cao. Ở đối tượng GV trên 50 tuổi đã có những dấu hiệu chững lại nên chất lượng CM ở các trường là không đồng đều. Việc đi học trên chuẩn của ĐNGV trẻ là rất tích cực nhưng bị hạn chế bởi bận giờ dạy và điều kiện, phương tiện đi lại khó khăn.

Về kỹ năng nghiên cứu khoa học, viết SKKN của GV còn nhiều hạn chế. Số đông GV chưa có kỹ năng xác định đề tài cần nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, GV chưa có thói quen và kỹ năng viết SKKN.

2.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

2.3.1 . Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ cấu đội ngũ giáo viên

Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ, GV các trường THPT huyện Cần Giờ trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt. Hệ thống quản lý giáo dục cơ bản ổn định, các trường THPT đã tham mưu cho Huyện ủy, Sở giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL.

Hàng năm vào cuối tháng 3, hiệu trưởng các trường làm văn bản báo cáo phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo T.P Hồ Chí Minh tình hình nhân sự của nhà trường và xin biên chế nhân sự cho năm học kế tiếp. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đề xuất của nhà trường, dựa trên số GV xét tuyển để phân bố GV về cho các trường.

túng trong công tác tổ chức. Đội ngũ cán bộ trong quy hoạch nói chung bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị vững vàng, được thử thách, rèn luyện qua thực tiển công tác, trình độ lý luận, CM nghiệp vụ được nâng cao.

Ngoài nguồn GV do sở Giáo dục phân bổ về, hiệu trưởng các trường có thể hợp đồng với GV thỉnh giảng nếu Sở Giáo dục phân về không đủ. Để hợp đồng với GV, thông thường GV hợp đồng phải trải qua giai đoạn thử việc hoặc dạy thử một hai tiết cho phó hiệu trưởng CM, tổ trưởng CM dự giờ, đánh giá, qua đó tham mưu cho hiệu trưởng nên hợp đồng hay không hợp đồng với GV này.

Có một thực tế cần chú ý là một số GV sau quá trình học tập nâng cao trình độ, từ trình độ đại học nâng lên thạc sĩ thì nhanh chóng rời khỏi trường chuyển lên dạy tại các trường đại học hoặc chuyển về dạy tại các trường chuyên. Việc này do nhiều nguyên nhân tùy theo từng đối tượng, có GV chuyển sang nơi khác để nhận thu nhập cao hơn. Các trường THPT trong huyện không có chế độ trả lương từng tiết theo bằng cấp như các trường tư thục, dân lập.

Công tác quy hoạch cán bộ, GV còn một số hạn chế đó là: nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về công tác này còn yếu, còn có sự nhằm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự. Sau khi có xác nhận quy hoạch cán bộ, một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Việc quản lý cán bộ trong quy hoạch có thiếu sót, hàng năm chưa kiểm tra, rà soát lại để kịp thời điều chỉnh phù hợp với thay đổi trong thực tế.

Cơ cấu GV giảng dạy chưa được phân bố đồng đều. Một số môn thiếu GV nhưng một số thừa GV.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp về công tác cán bộ đôi khi chưa chặt chẽ. Công tác đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ,

kinh nhiệm về công tác quy hoạch cán bộ chưa kịp thời.

2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Công tác đào và bồi dưỡng đội ngũ GV THPT trong huyện có thể phân làm 3 hình thức.

* Bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức bao gồm:

- Bồi dưỡng thường xuyên là chương trình bồi dưỡng giúp GV tiếp nhận những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, về chương trình và nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Hình thức học tập trong chương trình “Bồi dưỡng thường xuyên” là học tập trung trong hè.

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa là hình thức được tiến hành mỗi khi có thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mới cho GV THPT để cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng và phương pháp, giúp GV giảng dạy tốt những vấn đề mới trong SGK.

* Bồi dưỡng do nhà trường tổ chức. - Hình thức tổ chức rất đa dạng bao gồm:

+ Để bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu cho GV, các trường thường mời các báo cáo viên bồi dưỡng cho GV.

+ Nâng cao đội ngũ GV thông qua thao giảng dạy tốt. - Biện pháp quản lý bao gồm:

+ Giáo viên dạy thao giảng cấp trường (dạy tốt): thông thường các trường quy định mỗi GV trong tổ dạy tốt 1 tiết trong một học kỳ, GV trong tổ dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm.

góp, rút kinh nghiệm.

+ Hiệu quả quản lý mang đến là tiết thao giảng thường do GV có nhiều kinh nghiệm thực hiện và cả tổ tham gia đóng góp nên tiết thao giảng thường có chất lượng cao.

+ Giáo viên dự giờ học hỏi được nhiều phương pháp giảng dạy và cách tổ chức lớp của tiết thao giảng ở tổ khác, ở các trường khác. Điều này có lợi cho GV vì phạm vi học hỏi được mở rộng sang địa bàn mới.

+ Nâng cao chất lượng ĐNGV thông qua dự giờ. Biện pháp quản lý là BGH yêu cầu từ đầu năm học, trong kế hoạch chuyên môn tổ trưởng phải có kế hoạch dự giờ các GV trong tổ.

+ Giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp trong tổ 9 tiết/học kỳ. + Tổ trưởng phải dự giờ mỗi giáo viên 1 tiết/học kỳ.

+ Chỉ tiêu dự giờ được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. Đây là phương pháp bồi dưỡng dễ thực hiện, ít tốn kém.

Đối với GV mới vào ngành, đây là phương pháp hữu hiệu giúp GV nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm sư phạm từ những GV có kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những thiếu sót bản thân.

Đối với GV có kinh nghiệm, dự giờ GV trẻ một mặt giúp họ nâng cao năng lực sư phạm, mặt khác bản thân GV này cũng học hỏi được các phương pháp dạy học mới, các ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.

Thông qua tiết dự giờ có thể đánh giá được năng lực sư phạm của GV. Từ đó đề ra những biện pháp giúp GV khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy những mặt mạnh của GV.

+ Tổ CM sinh hoạt hai lần trong tháng.

+ Trong mỗi lần sinh hoạt, tổ trưởng phải kiểm tra việc thực hiện chương trình của các GV, kiểm điểm lại công tác của tổ, rút kinh nghiệm CM: Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá…

+ Sinh hoạt tổ CM còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, soạn giáo án, đề cương chung của tổ.

Mặt làm được của công tác bồi dưỡng GV thông qua sinh hoạt tổ CM giúp GV tiến bộ nhanh chóng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm một cách rất hiệu quả, không tốn kém.

* Phát triển đội ngũ giáo viên bằng con đường tự học.

Để thúc đẩy GV tự học, tự bồi dưỡng về CM nghiệp vụ, hiệu trưởng các trường THPT thực hiện các biện pháp quản lý sau:

- Thông báo cho GV một số chuẩn mà giáo viên phải đạt được:

+ Về chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành các đợt bồi dưỡng thường xuyên do sở giáo dục và đào tạo tổ chức.

+ Về Tin học: có chứng chỉ A hoặc chứng chỉ của Intel. + Về ngoại ngữ chứng chỉ A.

Hiệu trưởng phải giao chỉ tiêu phải có học sinh đạt giải HS giỏi cấp thành phố cho các tổ.

Ngoài ra những yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy GV phải tự bồi dưỡng để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học. Phương pháp tự học ít tốn kém kinh phí.

Nhà quản lý chưa chấm dứt tình trạng hiệu quả giờ dạy của một số GV còn thấp, vẫn còn tồn tại GV bị HS phản ánh trong giảng dạy. Đội ngũ GV một bộ phận còn yếu trong CM, năng lực giáo dục HS, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chậm tiếp thu kiến thức mới, hiện tượng dạy học theo kiểu đọc chép vẫn còn.

2.3.3. Công tác đánh giá đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá GV thực hiện hai lần trong một năm học, lần thứ nhất vào cuối học kỳ I và lần thứ hai vào cuối học kỳ II. Tổ chức đánh giá thực hiện theo ba bước; Bước thứ nhất GV tự đánh giá, cho điểm. Đối chiếu với chuẩn, mỗi GV tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí và phiếu GV tự đánh giá. Bước thứ hai tổ CM đánh giá, xếp loại.

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của GV, tổ trưởng CM tổng hợp kết quả xếp loại GV của tổ vào phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ.

Bước thứ ba Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi GV (phiếu GV tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ CM để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng GV trong trường.

Ngoài việc đánh giá GV định kỳ hai lần trong một năm học nói trên. Trong công tác quản lý, hiệu trưởng có thể tham khảo thêm nhiều kênh khác để đánh giá GV.

* Hạn chế trong công tác đánh giá GV.

Tuy đạt tỷ lệ cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các biện pháp kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều mặt trái, mang đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điển hình là cách đánh giá GV thông qua tỷ lệ HS đạt điểm trung bình trong các kỳ

dục. Cách hiểu đó cho rằng, chất lượng giáo dục đồng nghĩa với kết quả thi cử. Một biểu hiện rất rõ: sự quan tâm chủ yếu của các nhà quản lý giáo dục, từ các cấp quản lý hệ thống tới các cấp quản lý nhà trường, tập trung cao nhất vào các kỳ thi để rồi lấy kết quả thi làm thước đo quan trọng nhất cho chất lượng một HS, chất lượng giảng dạy của GV, một nhà trường và một địa phương. Chính cách quản lí GV thông qua tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp, GV trong nhà trường phổ thông tìm mọi cách để dạy cho HS đậu được tốt nghiệp hoặc đạt tỷ lệ điểm trung bình cao trong các kỳ thi.

Đa số GV đều chọn cách dạy an toàn, dạy đi dạy lại những kiến thức trọng tâm thi cử sao cho các em đi thi đạt được điểm 5.

Cách đánh giá GV bằng tỉ lệ điểm thi của HS dẫn đến việc GV làm mọi cách để đạt tỉ lệ cao. Ngoài nỗ lực giảng dạy để HS nắm được cách làm bài, bỏ công sức để dò bài cho HS, họ còn làm nhiều cách để có nhiều HS của mình dạy đạt điểm trung bình.

Với cách dạy HS để đi thi, gần như người GV nào không nghiên cứu một cách nghiêm túc để nâng cao trình độ mà chủ yếu nghiên cứu để đoán dạng đề thi. Thời gian GV tập trung chủ yếu vào đi dạy, dạy ở trường, dạy ở nhà và dạy ở trung tâm luyện thi.

2.3.4. Công tác tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ giáo viên THPT huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Tại các trường THPT trong huyện Cần Giờ đã có bước đầu thực hiện công tác sàng lọc GV thông qua đánh gía hiệu quả giảng dạy và công tác giáo dục HS. Tuy nhiên trong năm học qua chưa có GV nào phải giảm biên chế qua công tác sàng lọc đội ngũ.

qua quá trình kiểm tra đánh giá hàng năm, hiệu trưởng phân công giảng dạy, GV nào dạy tốt, dạy HS đậu tốt nghiệp THPT, đậu đại học tỷ lệ cao sẽ phân dạy nhiều lớp hơn so với các đồng nghiệp khác, đồng thời phân công giảng dạy ít tiết hoặc làm bố trí công tác khác cho những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở huyện Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w