Một số đề xuất nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 42)

Từ năm 2015 và các năm tiếp theo, khi mà các FTA (FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam với khu vực Hải quan LB Nga, Bêlarút và Kazactan,…) và Hiệp định TPP, cộng đồng AEC có hiệu lực và đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn và mới để phát triển và do đó đây sẽ là thời cơ tốt để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Muốn vậy, các định hướng chính sách hợp tác phải hướng vào:

Thứ nhất, phát hiện quan hệ thương mại Việt -Trung theo hướng cân bằng kim ngạch XNK. Hiện nay Việt Nam vẫn nhập siêu từ Trung Quốc rất lớn. Chính phủ Việt Nam cần chủ động đàm phán với Trung Quốc về việc cân bằng cán cân thương mại này theo hướng Trung Quốc sẽ phải gia tăng nhập khẩu thêm các hàng nông sản, hàng công nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá trở lại Trung Quốc, điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Cần thoả thuận với Trung Quốc về các giải pháp khắc phục các hoạt động thương mại không lành mạnh (buôn gian bán lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng rau quả, thực phẩm có chất độc hại,..)

Thứ hai, khuyến khích FDI của Trung Quốc vào Việt Nam không phải theo hướng khai thác thị trường Việt Nam, mà là theo hướng sản xuất xuất khẩu,

đặc biệt là xuất khẩu trở lại thị trường Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ dân. Điều chỉnh luật đấu thầu theo hướng chỉ đấu thầu quốc tế những dự án mà doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được. Khi đấu thầu quốc tế, tiêu chí chất lượng công nghệ, tiến độ phải được đề cao.

Thứ ba, về khả năng quan hệ Việt – Trung hoàn toàn hữu hảo, hợp tác toàn diện với 16 chữ vàng và mối quan hệ 4 tốt, từ nay đến 2020 sẽ khó thuận buồm xuôi gió. Bởi ý đồ chiến lược của Trung Quốc là mở rộng lãnh thổ, lãnh hải xuống Biển Đông và trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một số đảo ở Trường Sa và hiện đang có ưu thế áp đảo về quân sự trên Biển Đông so với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tinh thần dân tộc nước lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang nổi lên ở Trung Quốc. Do vậy, điều có thể dự báo là Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành xử rắn, kể cả chiếm đảo song song với việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Thích ứng với bối cảnh, điều kiện mới, Việt Nam vẫn phải củng cố, phát triển quan hệ với Trung Quốc, vẫn giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ và nên ở mức ngang tầm quan hệ với Trung Quốc; Phát triển mạnh quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc như Nga, Anh, Pháp cũng nên ở mức ngang với quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,… Chỉ trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam mới có nhiều thuận lợi và ít rủi ro hơn trong giải quyết tranh chấp và phát triển buôn bán song phương.

Thứ tư, trong năm 2015 và các năm tiếp theo, Việt Nam cần thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt cải cách bên trong, đặc biệt là về thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế và các ngành kinh tế, trong đó có ngành thương mại phải thay đổi để phát triển thị trường, đặc biệt là tận dụng tốt các thị trường là các nước thành viên của WTO, của các FTA và Hiệp định TPP. Tăng cường thu hút đầu tư của các nước trong Hiệp định TPP và FTA vào sản xuất và xuất khẩu và chú trọng hơn đối với ngành nông, lâm, thuỷ sản nhằm tăng nhanh giá trị gia tăng của

ngành này. Đồng thời, tăng cường thu hút FDI của các nước này vào phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo đà, động lực mới cho Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững.

Thứ năm, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của Trung Quốc và các nước khác trong sản xuất và xuất khẩu nhằm thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nhanh từ mô hình gia công, lắp ráp theo mô đun sang mô hình tích hợp sản xuất và phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp dệt may, ôtô, xe máy, điện tử,… và do đó sẽ hướng tới giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong tương lai gần.

KẾT LUẬN

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc là một trong những quan hệ chiến lược của cả hai nước. Hiện nay, khi mà cả Việt Nam và Trung

Quốc đều trở thành thành viên chính thức của WTO, khung pháp lý cho mối quan hệ hai nước ngày càng được củng cố. Hơn nữa, Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới, đều là tâm điểm của đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, sự phát triển quan hệ hai nước lại càng trở nên quan trọng. Hiểu được điều đó, hai nước đã và đang xúc tiến các chương trình hợp tác nhằm đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên mức 10 tỷ USD vào năm 2010. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể đưa ra một số kết luận sau đây

1. Mối quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng khoảng 36%/năm, từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng khoảng 82%/năm.

2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển theo chiều hướng bất lợi với Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu nhiên liệu thô, hàm lượng chế biến thấp trong khi nhập khẩu lại từ Trung Quốc các mặt hàng máymóc công cụ, có hàm lượng chế biến cao.

3. Quan hệ đầu tư du lịch Việt Nam – Trung Quốc cũng rất phát triển. Đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian qua. Về du lịch, du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam có xu hướng chững lại trong khi Trung Quốc càng ngày càng chứng tỏ vị trí số một trong lựa chọn du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam. Điều này đòi hỏi các chính sách thu hút du lịch, mở rộng các loại hình du lịch mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách đến với Việt Nam.

4. Trung Quốc có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có khả năng cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam. Chính vì thế nên coi Trung Quốc như là một thị trường hơn là đối thủ cạnh tranh, từ đó tranh thủ sự phát triển và đặc thù thị trường để hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc. Với Trung Quốc, Việt Nam nên hợp tác thay cho cạnh tranh, đối đầu , phòng thủ. Cần chú ý trong mối

quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam nên tính đến lợi ích tổng thể để có sự phối hợp hành động. Chạy theo lợi ích ngắn hạn cục bộ, Việt Nam sẽ bị thiệt thòi, ở vào thế bị động và đánh mất cơ hội dài hạn.

5. Mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: từ các nhân tố toàn cầu, khu vực đến các nhân tố nội tại của Việt Nam và Trung Quốc.

6. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc hứa hẹn sẽ có nhiều bước phát triển mới trong tương lai. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị kịp thời, đổi mới cơ cấu hàng xuất khẩu và thu hút đầu tư để hạn chế nhập khẩu, bất lợi trong quan hệ hai nước vẫn nghiêng về phía chúng ta.

7. Hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc cần tính đến lợi ích hợp tác với các đối tác khác. Không nên vì lợi ích ngắn hạn tại thị trường Trung Quốc mà bỏ mất cơ hội ở các thị trường khác. Việt Nam cần xây dựng chiến lược đối tác thương mại lâu dài và linh hoạt.

Trên đây là những hiểu biết và nghiên cứu của em về đề tài. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đối tượng nghiên cứu là một quan hệ kinh tế thương mại phức tạp, bài làm không thế tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cô đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 42)