Quan hệ song phương Việt – Trung

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 40)

Tóm lại, sau 22 năm quan hệ thương mại với Trung Quốc, tái thiết nền sản xuất công nghiệp nước nhà, Việt Nam đã đạt những gì? phải thừa nhận những đầu việc Việt Nam đã đạt được như tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên, thị trường quốc tế được khai thông, đóng góp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, còn một số mặt hạn chế như:

Về công nghệ, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ có 6% sử dụng công nghệ cao. Do đa phần là công nghệ thấp, các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn chỉ thực hiện việc gia công, tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu.

Về môi trường, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều địa phương tiếp nhận đầu tư có xu hướng đón nhận ngày càng nhiều các dòng vốn FDI tiêu tốn năng lượng, tài nguyên không thân thiện với môi trường và không có cơ chế kiểm soát sát sao về môi trường. Nhiều dự án triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực.

Về gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng luôn đi kèm với sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan năm 2013, nếu chúng ta tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc lên 10% thì giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 30%. Như vậy, càng tăng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam càng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế cũng như chính trị của quốc gia.

Về cải thiện cán cân thương mại, nhìn tổng thể cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được cải thiện. Tuy nhiên, cán cân giao thương hàng hóa với Trung Quốc thì càng ngày càng thâm hụt. Nếu năm 2000 cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc thặng dư 135 triệu USD thì đến năm 2013 đã chuyển sang thâm hụt 23,25 tỷ USD.

Về chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy được lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ mặc dù một trong những mục tiêu thu hút FDI mà Việt Nam đặt ra là mong muốn nhận được những công nghệ tiên tiến hơn.

Về phát triển nguồn nhân lực cao, sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc, ngay cả các dự án tổng thầu lớn cũng có rất ít có tỷ lệ nội địa hóa tham gia. Do vậy, mối quan hệ này chưa thể hiện sự chuyển giao, bồi dưỡng, huấn luyện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, thực tế đã chứng minh càng có nhiều doanh nghiệp FDI Trung Quốc hiện diện thì càng tạo ra ít cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bởi tính cạnh tranh quá cao cùng với sự ưu ái

về chính sách của nhà nước, vô hình trung làm bóp chết các doanh nghiệp trong nước có qui mô vừa và nhỏ. Nguyên nhân chính là do chính sách thể thế nước ta chưa phù hợp.

Do vậy, nếu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam sẽ bị tác động mạnh, nhưng chỉ trong ngắn hạn nếu Việt Nam kiên quyết giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thay đổi đối tác cũng như thay đổi về cơ cấu sản xuất, ưu tiên các ngành ít phụ thuộc và củng cố, nâng cao năng lực sản xuất trong nước thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tác động tiêu cực hơn và sớm làm chủ được tình hình.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 40)