Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Trung từ 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 32)

Trong những năm đổi mới, đặc biệt từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc luôn là một trong số thị trường XNK hàng hoá lớn của Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội và lợi thế của thị trường Trung Quốc mang lại mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải khai thác thì Việt Nam cũng đang gặp phải thách thức, rủi ro cần phải điều chỉnh và vượt qua, đó là nền kinh tế đang phụ thuộc vào một số ít thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Bảng 2.5: Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu So sánh 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch XNK Tổng số 157.075 203.654 228.309 263.475 298.234 Trung Quốc 24.947 36.479 41.144 49.907 58.774 Tỷ trọng(%) 15,9 17,9 18,0 18,9 19,7 Kim ngạch XK Tổng số 72.236 96.905 114.529 132.175 150.186 Trung Quốc 7.743 11.613 12.388 13.105 14.906 Tỷ trọng(%) 10,7 11,9 10,8 9,9 9,9 Kim ngạch NK Tổng số 84.839 106.749 113.780 131.300 148.048 Trung Quốc 20.204 24.866 28.786 36.802 43.868 Tỷ trọng(%) 23,8 23,3 25,3 28,1 29,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ công thương, tính toán theo số liệu Thời báo kinh tế Việt Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục gia tăng từ năm 2010 đến 2014, trong đó, kim ngạch xuất khẩu gia tăng với tốc độ không cao, thậm chí giảm dần từ năm 2012, nhưng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc tăng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tốc độ (số tương đối).Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt gần 50 tỷ USD, tăng 21.1% so với năm 2012 (ta xuất 13.1 tỷ USD, nhập 36.8 tỷ USD, lần lượt tăng 2.1% và 26.7%), thâm hụt thương mại giữa VN và TQ đạt 23.7 tỷ USD, tiếp tục tăng mạnh với 27.47%. Cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực nhất định. Từ năm 2011 đến nay, tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khi trước đây chỉ 10%), vượt qua nhóm hàng truyền thống nông lâm thủy sản.

Về xuất khẩu: Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu gồm 03 nhóm chính: Một là, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu của nhóm này sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng trung bình hơn 20%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên; Hai là, nhóm hàng công nghiệp: chiếm tỷ trọng trung bình trên 10%/năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang Trung Quốc và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần lên từ năm 2010 (khoảng 30%/), trong đó có nhiều mặt hàng trước đây ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc, thì hiện nay có khả năng xuất khẩu trở lại như hoá chất, thiết bị phụ tùng, sắt thép, sản phẩm gỗ,…; và Ba là, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản: trước đây chiếm tỷ trọng lớn khoảng 55-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, nhưng gần đây đang có xu hướng giảm dần chỉ chiếm khoảng 25%.

Trong 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, đáng chú ý là Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn về nông sản và thuỷ sản bởi lẽ thị trường Trung Quốc có 10 điểm vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của Trung Quốc, đó là: Quy mô, nhu cầu cực lớn, nhu cầu từ hàng cấp thấp nhất đến cao cấp nhất; Cung ngày càng nhỏ tương đối so với nhu cầu; Nhu cầu có tính khác biệt rất lớn giữa các vùng, miền, dân tộc; Khả năng chế biến cực lớn và đa dạng; Khả năng thay thế nhập khẩu nhanh và lớn; Tính liên kết giữa các khâu rất lớn; Khả năng tập trung đầu tư (vốn, công nghệ đa dạng, lao động) nhanh và lớn; Nhiều thủ đoạn tinh vi trong kinh doanh; Chính sách quản lý linh hoạt, mềm dẻo. Đây là những điểm Việt Nam cần biết để cân nhắc và điều chỉnh hoạt động thương mại cho thích ứng và hiệu quả.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, nguyên liệu đầu vào (của một số ngành công nghiệp và nông nghiệp như xăng dầu, hoá chất, giao thông vận tải, dệt may, da giày,..). Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguyên liệu đầu vào.

Kim ngạch XNK tiểu ngạch (hoạt động thương mại tại các khu vực biên giới, cửa khẩu hai nước) có quy mô khá lớn (ước tính bằng 5-10% tổng kim ngạch XNK chính ngạch).

Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết năm 2013, Trung Quốc có 977 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký luỹ kế đạt gần 7 tỷ USD, đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, riêng năm 2013 đầu tư FDI của TQ vào VN tăng mạnh đạt

2.3 tỷ USD, chiếm 16% tổng FDI của VN và đứng thứ 3 trong số 50 quốc gia và khu vực có dự án đầu tư cấp phép mới vào VN.Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi tập trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hoá chất…Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; giao lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã dành nhiều thời gian trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch song phương đi đôi với cải thiện cán cân thương mại. Hai bên đã ký “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016” dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc (10/2011), ký Bản ghi nhớ Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm kèm Quy hoạch vào dịp Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (4/2013). Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với trọng tâm là hợp tác xây dựng một số dự án tiêu biểu có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông; tiếp tục áp dụng các biện pháp đảm bảo thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, lành mạnh, hoàn thành trước thời hạn mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 60 tỷ USD năm 2015; tăng cường phối hợp và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hợp tác trong việc phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, giữ vững an ninh tiền tệ ở mỗi nước. Để thực hiện các nhiệm vụ này, hai bên nhất trí thành lập: Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầngNhóm công tác về hợp tác tiền tệ.

Trong khuôn khổ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm ký kết DOC. ASEAN hiện đã sẵn sàng và đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đầu tháng 9/2013, ASEAN - Trung Quốc lần đầu tiên tham vấn chính thức ở cấp SOM về COC.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại quốc tế Việt Nam – Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho thương mại Việt Nam (Trang 32)