Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên đối với học phần này.
Những biện pháp được đề xuất là những biện pháp có tính khả thi cao và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
Thứ nhất, tính tích cực của sinh viên do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng yếu tố chủ quan, bản thân người sinh viên giữ vai trò quan trọng, những yếu tố thuộc về khách quan giữ vai trò kích thích thúc đẩy để tính tích cực học tập diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao hơn.
Biện pháp 1: Sinh viên cần có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của học phần, có thái độ nghiêm túc, tích cực và hành vi đúng đắn, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức của học phần.
Tính tích cực học tập là do bản thân người sinh viên tạo ra chứ không thể từ người khác áp đặt vì thế nó phải bắt nguồn từ trong suy nghĩ, tình cảm của họ. Tính tích cực luôn gắn với hoạt động và nó chỉ nảy sinh khi chủ thể ở trạng thái hoạt động vì thế người sinh viên không chỉ đặt mình vào hoạt động học tập đơn thuần mà còn phải tạo ra những hoạt động để duy trì hứng thú với hoạt động đó. Với một học phần khó, dài và nhiều lý luận, điều này với họ không đơn giản nhưng tự bản thân họ có thể ý thức rõ về đối tượng mà mình cần chinh phục và phải lập kế hoạch để chinh phục được.
Do đó, người sinh viên cần ý thức rõ hoạt động mà mình sẽ thực hiện. Học tập là học suốt đời, kiến thức không phải chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn nhất định mà có ý nghĩa lâu dài với cuộc sống. Biện pháp hiệu quả để hình thành và duy trì tính tích cực học tập là người sinh viên phải có phương pháp tự học phù hợp và hiệu quả.
Khi phỏng vấn một số sinh viên về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến nổi bật như sau: sinh viên H.H.O (sinh viên khoa Công nghệ thông tin, năm thứ 2) cho biết “em thấy khi đã vào Đại học thì việc tự lập quan trọng vô cùng, mỗi người trong chúng em phải quan tâm đến việc học của chính mình và tự trả lời cho câu hỏi mình học vì mục đích gì?”
Ngoài ra, sinh viên N.T.T (sinh viên khoa Hóa – thực phẩm, năm thứ 2) cho rằng “chúng em rất ngại những môn học nhiều chữ, mang tính lý luận cao
nhưng với học phần này tuy khó nhưng nếu xác định được động cơ học tập và ý nghĩa mà nó mang lại thì sẽ thấy thú vị”
Biện pháp 2: Phát huy trách nhiệm của giảng viên, thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
Căn cứ vào nhiệm vụ của giảng viên, nhà trường và người sinh viên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp và nhận được sự hưởng ứng của người sinh viên. Trong đó, xét ở người có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến tính tích cực học tập của người sinh viên là người giảng viên cần thực hiện những biện pháp sau:
Bảng 2.14: Các biện pháp phát huy tính tích cực của sinh viên. Yếu tố
Lựa chọn % Chọn Không
chọn Tổng
1. Giảng viên phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa học phần cho sinh viên
36.7 62.4 100
2. Giảng viên kích thích nhu cầu, hứng thú cho người học.
50.9 48.2 100 3. Giảng viên giúp sinh viên hình thành
động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
32.7 66.4 100 4. Giảng viên đổi mới hình thức và
phương pháp dạy học.
43.1 56.9 100 5. Giảng viên hướng dẫn sinh viên
phương pháp học tập học phần này
34.2 64.8 100
Thứ nhất, trong tất cả những yếu tố khách quan có tác động mạnh mẽ đến tính tích cực học tập của sinh viên, yếu tố giảng viên giữ vai trò quan trọng vì thế trong những biện pháp được đề cập ở trên lựa chọn của sinh viên
chiếm tỉ lệ cao nhất là được giảng viên kích thích nhu cầu, hứng thú cho người học. Điều này cho thấy tính tích cực học tập của một bộ phận sinh viên đối với học phần này vẫn trông chờ ở người giảng viên.
Trong khi đó, 66.4% sinh viên cho rằng giảng viên không cần phải giúp sinh viên hình thành động cơ học tập đúng đắn. Điều này cho thấy bản thân họ đã ý thức rất rõ việc học tập của mình, đây chính là sự trưởng thành trong tự ý thức của sinh viên. Chính vì thế điều mà họ cần chính là việc thúc đẩy tự ý thức đó trở thành cảm hứng học tập chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ nhận thức. Để có được cảm hứng đó, họ cần người giảng viên truyền cho họ. Người giảng viên yêu nghề và tận tâm với nghề sẽ khiến người học có xúc cảm tích cực với học phần và từ đó họ sẽ có động lực để tiếp nhận thông tin.
Bảng 2.15: Mức độ cần thiết của việc áp dụng các yếu tố
Yếu tố Mức độ (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng
1. Giảng viên khơi gợi niềm yêu thích môn học cho sinh viên
46.4 47.0 5.8 100
2. Sự quan tâm của giảng
viên tới sinh viên 46.4 44.2 8.5 100 3. Giảng viên đổi mới
phương pháp dạy học 32.7 59.7 6.7 100 4. Giảng viên tổ chức nhiều hình thức dạy học tích cực hóa người học 30.6 60.3 8.2 100
Việc thực hiện những biện pháp này thực sự cần thiết đặc biệt là việc khơi gợi niềm yêu thích học phần này cho sinh viên để họ có thể nhìn thấy xa hơn và sâu hơn ý nghĩa học phần. Vì thế đối với họ, 93.4% đồng ý rằng đây là
biện pháp cần thiết mà người giáo viên cần thực hiện. Ý nghĩa của học phần không phải chỉ đơn thuần về mặt kiến thức khoa học nói riêng mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống nói chung.
Thứ hai, sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên là điều cần thiết vô cùng đối với họ. Sự quan tâm đó không giống như sự kèm cặp thúc bách mà họ đã từng trải qua như khi còn ngồi trên ghế học đường mà nó khác về bản chất. Sự quan tâm đó nằm trong hành vi, thái độ, cử chỉ của người giảng viên, từng ánh mắt, nụ cười và giọng giảng đều chứa đựng thành ý thiện cảm của giảng viên. Và 90.6% sinh viên cho rằng điều đó thực sự cần thiết và rất cần thiết. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình giúp cho người sinh viên nhận thức ra chân lý khoa học là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời và không thể không chặt chẽ.
Thứ ba, lựa chọn được sinh viên đánh giá cao là việc giảng viên thay đổi phương pháp và hình thức dạy học cũng khiến cho sinh viên cảm thấy tích cực hơn đối với học phần. Tuy nhiên đây là việc khá khó khăn đối với giảng viên khi sĩ số lớp luôn rất đông trong khi nếu được xếp lớp có sĩ số nhỏ thì việc giảng dạy của giảng viên sẽ linh hoạt hơn rất nhiều. Giảng viên Đ.T.M.T để xuất “Nhà trường cần giảm sĩ số lớp xuống để thuận lợi cho giảng viên có thể áp dụng những hình thức dạy học tích cực hóa người học và cũng dễ quản lý sinh viên”.
Bản thân người sinh viên luôn mong muốn đón nhận cái mới từ phía người giảng viên vì thế bất cứ sự thay đổi nào trong phương pháp dạy cũng được người sinh viên đón nhận. Mặt khác 92.4% sinh viên cho rằng việc áp dụng biện pháp này là cần thiết và rất cần thiết. như vậy muốn tạo ra sự thay đổi trong việc học của sinh viên thì trước hết là sự thay đổi trong việc dạy của giảng viên, và hơn hết là sự hỗ trợ từ phía nhà trường đặc biệt trong việc sắp xếp lớp và giờ học. Những điều kiện thuận lợi này sẽ giúp giảng viên có thể
tổ chức những phương pháp dạy học tích cực hóa người học. 90.9% sinh viên mong đợi sự áp dụng này từ phía giảng viên.
Bản thân người giảng viên khi muốn thay đổi phương pháp dạy của mình sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách đặc biệt trong cách tổ chức và điều khiển lớp đông khi yêu cầu cả lớp tham gia vào hoạt động học do người giảng viên thiết kế. Tuy khó khăn nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện. Điều này không chỉ cần kỹ năng, tay nghề của người giảng viên mà còn cần đến lương tâm trách nhiệm của họ trong công việc “trồng người” của mình.
Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất với người giảng viên là những biện pháp mang tính khả thi và có nhiều thuận lợi để áp dụng. Khi được hỏi về điều này, hầu hết các giảng viên của khoa Lý luận chính trị đều nhận thấy những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện những biện pháp mà chúng tôi đề xuất.
Những thuận lợi giúp cho giảng viên có thể yên tâm giảng dạy đó là học phần có giáo trình chuẩn của Bộ giáo dục nên đề cương chi tiết của học phần được thống nhất đối với sinh viên. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 90% và giảng viên cũng tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ nên họ luôn giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Với tinh thần đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học là việc làm có thể thực hiện một cách thường xuyên.
Biện pháp 3: Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học thông qua đầu tư cơ sở vật chất, lập kế hoạch giảng dạy cho học phần.
Những biện pháp mà nhà trường đã và đang thực hiện đã phát huy được vai trò quan trọng của nó trong việc tạo ra thành quả quan trọng của quá trình giáo dục con người là một nhân cách hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhà trường còn cần thiết phải tiếp tục thực hiện các biện sau:
Bảng 2.16 : Biện pháp phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
Biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng
1. Tăng cường cơ sở vật
chất 26.1 52.4 18.2 100
2. Tổ chức sinh hoạt về phương pháp học tập học phần cho sinh viên
24.2 52.7 22.1 100
3. Thêm nguồn sách phong phú cho thư viện, phòng học cộng đồng
25.5 60.9 12.8 100
Trước hết, nhà trường cần quan tâm đến việc tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học học phần này. 78.5% sinh viên nhận thấy việc đầu tư này cần thiết không chỉ đối với học phần này nói riêng mà đối với việc dạy và học nói chung.
Nói cách khác nhà trường cần xây dựng môi trường vật chất cho sinh viên và giảng viên.Theo ý kiến của nhiều giảng viên giảng dạy hoc học phần này, nhà trường cần đầu tư đồng bộ ở các phòng học nhất là những giảng đường lớn các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như âm thanh, ánh sáng, máy tính, máy chiếu. Đây cũng là những yêu cầu chung đối với tất cả các môn học. Ngoài ra, nhà trường còn cần phải đa dạng hóa nguồn tài liệu trên thư viện, cập nhật thêm một số tài liệu mới để ở phòng học cộng đồng để sinh viên có thể đến bất cứ lúc nào trong thời gian học để đọc sách báo, tạp chí. Hiện nay,
phòng học cộng đồng đã mở cửa buổi trưa để phục vụ sinh viên có nhu cầu đọc sách.
Mặt khác, trường cần mở rộng khu vực truy cập Internet miễn phí để sinh viên có thể tìm kiếm thông tin ở mọi nơi, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của họ.
Nhà trường cũng nên khuyến khích giảng viên tích cực hơn nữa trong việc thay đổi để tạo ra hiệu quả trong giảng dạy. điều này gắn với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, các chuyên đề phương pháp giảng dạy, kỹ thuật giảng dạy tích cực hóa người học.
Một biện pháp mang lại nhiều ý nghĩa cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên là nhà trường nên cân nhắc về sĩ số sinh viên trong một lớp, không phải cứ là môn chung thì phải học đông vì đều là tri thức khoa học thì chỉ khác nhau về khối lượng phải nghiên cứu chứ không thể coi trọng khoa học này mà coi nhẹ khoa học kia. Đây cũng là mong muốn chung của hầu hết giảng viên.
Nhà trường cũng cần nâng cấp một số giảng đường hiện đã cũ, âm thanh, ánh sáng không còn tốt để đáp ứng việc giảng dạy cho hàng trăm sinh viên. Nâng cấp phòng tra cứu thông tin, mở rộng diện tích để có nhiều sinh viên cùng được tìm kiếm thông tin một lúc.
Khuôn viên tự học cũng cần được cung cấp nhiều bàn ghế đá hơn để sinh viên thảo luận nhóm, tự học…
Biện pháp 4: Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa có liên quan đến học phần.
Trong những dịp đặc biệt, nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về học phần “Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin” như hội thi Olimpic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để khuyến khích sinh viên quan tâm hơn đến học phần này. Đây là cuộc thi được tổ chức
hàng năm dành cho tất cả sinh viên của trường và chọn ra đội xuất sắc nhất để tham gia cuộc thi dành cho sinh viên các trường Đại học phía nam. Cuộc thi này thu hút nhiều sinh viên tham gia với sự hướng dẫn của giảng viên khoa Lý luận chính trị.
Hoặc có thể là các cuộc thi thuyết trình nhằm giúp sinh viên tự tin trong giao tiếp, nói trước công chúng về các vấn đề có liên quan đến chính trị, xã hội…
Ngoài ra nhà trường còn có thể tổ chức các buổi nói chuyện chuyên để về học phần, phương pháp học tập những học phần mang tính đặc thù không phải là sở trường của sinh viên kỹ thuật…
Nhà trường cần tăng số buổi chiếu phim tại hội trường trong một tuần và nên chọn những chủ đề chính trị - xã hội để sinh viên có thêm hiểu biết về cuộc sống cũng như làm giàu vốn liếng tinh thần của chính họ.
Tiểu kết chương 2
Từ sự phân tích thực trạng trên chúng tôi nhận thấy tính tích cực học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh đã có những biểu hiện đáng quan tâm và đó là những tín hiệu đáng mừng cho việc học tập các môn khoa học chính trị ở sinh viên khối kỹ thuật. những biểu hiện này tập trung ở mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Trong đó, chúng tôi nhận thấy về khía cạnh hứng thú và động cơ học tập của sinh viên là hoàn toàn đúng đắn, sinh viên có nhận thức rất rõ ràng về nhiệm vụ học tâp học phần này của mình và có những nhu cầu nhất định trong việc lĩnh hội tri thức. đồng thời sinh viên cũng đưa ra những đánh giá của bản thân về việc đáp ứng những nhu cầu học tập đó trong bối cảnh hiện tại của trường.
Những biểu hiện về hành vi học tập của sinh viên cho thấy tính tích cực học tập học phần này của sinh viên đã có nhiều mặt tích cực nhưng mức độ biểu hiện còn chưa cao. Chúng tôi nhấn mạnh đến biểu hiện về mặt hành vi học tập của sinh viên ở cả 3 quá trình: trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học để đưa ra những nhận định khách quan về tính tích cực học tập của sinh viên.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và đưa ra một số đánh giá về mức độ cần thiết phải