Tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập học phần “những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa máclênin” của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 30)

1.2.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập

Tính tích cực trong học tập quyết định trực tiếp đến chất lượng học tâp. Nhà sư phạm Kharlamốp đã chỉ rõ: chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa tác động bên ngoài của giáo viên, bộc lộ trong việc trình bày tài liệu, chương trình và tổ chức công tác học tâp của học sinh và sự căng thẳng trí tuệ bên trong của các em mới tạo nên được cơ sở của sự học tập có kết quả. [20]. Nếu sinh viên tham gia tích cực vào quá trình lĩnh hội tri thức thì họ sẽ biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. bản chất của hoạt động học tập là một quá trình nhận thức tích cực nên người sinh viên muốn chiếm lĩnh được tinh hoa văn hóa của nhân loại, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế tri thức thì bản thân họ phải có tinh thần cầu thị, khát khao và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để tự đề ra kế hoạch và thực hiện, có như vậy họ mới bộc lộ hết tiềm năng vô hạn của mình và đồng thời làm nảy sinh, hình thành và phát triển những quá trình tâm lý, những cảm xúc tích cực và những phẩm chất nhân cách cần thiết.

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Con người sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá mỗi thời đại.

Theo Robert Fisher [31] thì tính tích cực của con người biểu hiện trong các hoạt động. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.

Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống …[31].

Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách nên nó có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự phát triển nhân cách của người sinh viên. Việc học tập học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” có ý nghĩa quan trọng là nền tảng hình thành nên thế giới quan và nhân sinh quan khoa học toàn diện cho người sinh viên nên việc họ xác định đúng đắn vị trí và vai trò của học phần này sẽ hình thành thái độ học tập tích cực và xây dựng phương pháp chiếm lĩnh tri thức một cách phù hợp và hiệu quả.

L.Aristova [2] cho rằng bản chất của tính tích cực học tập là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể. Theo bà, tính tích cực học tập là một cấu trúc toàn vẹn gồm nhiều yếu tố cấu thành. Đó là: tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức; mục đích, nhiệm vụ và cách thức thực hiện do chủ thể đặt ra đối với đối tượng và hoạt động cải tạo đối tượng của chủ thể tạo ra sản phẩm của hoạt động học tập.

Bà cũng đánh giá: “Hoạt động mà thiếu những yếu tố này thì chỉ có thể nói đó là sự thể hiện trạng thái hoạt động nhất định của con người mà không thể là tính tích cực học tập. Hiện tượng tích cực và trạng thái hoạt động của con người bề ngoài giống nhau nhưng khác nhau về bản chất. Tính tích cực khi được thể hiện trong hoạt động cải tạo đòi hỏi phải thay đổi mà trước tiên là trong ý thức của chủ thể. Trong khi đó trạng thái hoạt động không đòi hỏi một sự cải tạo như vậy [2 ].

Tác giả Đặng Vũ hoạt và Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng tính tích cực học tập là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua việc huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết vấn đề học tập. Nó vừa là mục đích, vừa là phương tiện vừa là kết quả của hoạt động [3].

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về tính tích cực học tập, chúng tôi nhận thấy khái niệm về tính tích cực theo quan điểm của L.Aristova có nhiều điểm phù hợp khi xem xét tính tích cực học tập của sinh viên đối với học phần “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”.

Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo và ngược lại. Từ đó, người sinh viên không chỉ hứng thú trong học tập mà còn tạo khả năng phát triển năng lực học tập. Năng lực này được hình thành từ việc chăm chú học tập trên lớp, hăng hái nhiệt tình tham gia vào hoạt động học tập trên lớp, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tự giác và có chất lượng. Ngoài ra, học tập tích cực còn giúp người sinh viên thiết lập mối quan hệ bạn bè, thầy – trò, tạo dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi để cùng khám phá tri thức, có cảm nhận thành công trong học tập và trong giao tiếp. Như vậy, tính tích cực không chỉ là một thuộc tính của nhân cách mà nó còn là điều kiện cần thiết

của học tập, của sự hình thành và phát triển nhân cách cho người sinh viên.

1.2.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập

Theo I.F.Khalamốp thì học tập là một quá trình nhận thức tích cực của học sinh trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn việc học tập tạo nên điều kiện cần thiết để kích thích hoạt động nhận thức của người học sinh. Thông qua việc lĩnh hội tri thức nhân loại và biến nó thành kiến thức của bản thân tính tích cực của học sinh được hình thành và phát triển. Vì thế: “Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những phương thức hành động nhất định” [20]. Tính tích cực học tập bao gồm 2 hình thái: hình thái bên trong và hình thái bên ngoài.

Hình thái bên trong của tính tích cực học tập là các chức năng sinh lý và tâm lý thể hiện rõ đặc điểm khí chất, ý chí, tình cảm và các đặc điểm nhận thức như: trí tuệ, tư duy, tưởng tượng.

Hình thái bên ngoài của tính tích cực học tập là khả năng, sức mạnh thể chất thể hiện qua hành vi, hành động di chuyển và hành động ý chí. Nó được biểu hiện cụ thể như cử chỉ, hành vi, nhịp độ, cường độ có thể quan sát, đánh giá và đo đạc được.

Ngoài ra, học tập là một trường hợp riêng của nhận thức, đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Do đó, tính tích cực học tâp là một hiện tượng sư phạm biểu hiện một sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập.

A.M.Machiukin cho rằng thành phần cơ bản của tính tích cực học tập là nhu cầu nhận thức, khả năng tự điều chỉnh hoạt động, thái độ lựa chọn đối tượng, xác định mục đích, nhiệm vụ và hoạt động nhằm chiếm lĩnh đối tượng [3].

Tác giả Phan Diệu Vân với công trình: “Làm cho học sinh tích cực chủ động và độc lập sáng tạo trong giờ lên lớp” đã phân tích tích tích cực học tập không chỉ thể hiện ở mặt quan sát, tư duy, trí nhớ…mà phải căn cứ vào cường độ, độ sâu, nhịp độ của hoạt động đó trong một khoảng thời gian nhất định [37].

Tác giả Lê Thị Xuân Liên trong bài báo: “Phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên trong dạy toán học ở các trường Cao Đẳng Sư Phạm” đã đưa ra các hình thức biểu hiện của tính tích cực học tập trên cơ sở khảo sát các hoạt động khác nhau như: tri giác tài liệu, thông hiểu tài liệu, ghi nhớ, luyện tập, vận dụng…[21]

Biểu hiện thứ nhất là xúc cảm học tập: được thể hiện ở niềm vui, sự sốt sắng, thực hiện yêu cầu của giáo viên, hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, tự tin phát biểu ý kiến hay đưa ra những thắc mắc…

Biểu hiện thứ hai là sự tập trung, chú ý lắng nghe, theo dõi bài giảng và hoạt động của giáo viên.

Biểu hiện thứ ba là sự nỗ lực của ý chí: thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức, hoàn thành bài tập và không nản lòng trước tình huống khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập.

Biểu hiện thứ tư là hành vi hăng hái tham gia vào mọi hoạt động học tập.

Biểu hiện thứ năm là kết quả lĩnh hội nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống mới.

Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các phẩm chất nhân cách làm nền tảng cho sự nảy sinh và phát triển của tính tích cực học tập như: tính tự giác, tính tự lập, tính chủ động.

Tác giả Thái Duy Tuyên đưa ra những biểu hiện cơ bản của tính tích cực học tập như sau [34] :

Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao. GV muốn phát hiện được HS có tính tích cực học tập không, cần dựa vào những dấu hiệu sau đây:

1. HS có chú ý học tập không?

2. HS có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động trên lớp không? 3. HS có hoàn thành các nhiệm vụ được giao không?

4. HS có ghi nhớ tốt những điều đã học không?

5. HS có hiểu bài học và có thể trình bày lại nội dung bài đã học không? 6. HS có biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không? 7. HS có học thêm và đọc thêm các tài liệu khác không?

8. HS có tốc độ làm bài tập nhanh và hứng thú trong học tập không? 9. HS có ý chí và quyết tâm vượt khó trong học tập không?

10.HS có sáng tạo trong học tập không?

Ngoài ra tác giả còn chỉ ra các mức độ của tính tích cực học tập của học sinh, đó là:

1. HS có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi những yếu tố bên ngoài.

2. HS thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa. 3. HS tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục.

4. Tính tích cực của HS ngày càng tăng hay giảm

Như vậy có thể thấy tính tích cực học tập được biểu hiện ở các mặt sau:

1. Mặt nhận thức: người học nhận thức được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của học phần.

3. Mặt hành vi: người học huy động các chức năng tâm lý để tìm ra cách học phù hợp.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng tính tích cực học tập của sinh viên là sự ý thức tự giác của sinh viên về mục đích học thông qua đó sinh viên huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tính tích cực học tập học phần “những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa máclênin” của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)