Bàn về huyết áp của các nhóm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ TGF beta1 và hs CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (Trang 100 - 101)

- Nhóm người bình thường: 60 người khỏe mạnh (30 nam và 30 nữ).

p: so sánh giữa nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn

4.1.3. Bàn về huyết áp của các nhóm đối tượng nghiên cứu

Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn bao gồm giảm thải natri, hoạt hoá hệ renin-angiotesin, hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm, mất cân bằng của prostaglandin, tăng sức cản lòng mạch do tăng tổng hợp endothelin và giảm chất giãn mạch như nitric oxide [87].

Trong nghiên cứu này cả 3 chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình của nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT < 60 ml/ph/1,73m2 đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT ≥ 60 ml/ph/1,73m2 và so với nhóm người bình thường. Tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT ≥ 60 ml/ph/1,73m2 cao hơn so với nhóm người bình thường nhưng trung bình các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm này (bảng 3.6). Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp tăng dần theo giai đoạn của bệnh thận mạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt về chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình giữa nhóm bệnh thận mạn giai đoạn 1 và giai đoạn 2 so với nhóm người bình thường mặc dù tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường (bảng 3.7).

Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Kim Dung [3] chỉ số huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn là 156,6 ± 31,7 / 96,3 ± 18,8 mmHg cao hơn giá trị trung bình huyết áp của nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT < 60 ml/ph/1,73m2 trong nghiên cứu của chúng tôi là 146,14 ± 28,12 / 81,63 ± 13,81 mmHg (bảng 3.6). Giải thích điều này là do nhóm bệnh nhân suy thận mạn trong nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Kim Dung toàn bộ

đều có mức lọc cầu thận ≤ 40 ml/phút/1,73m2. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Bùi Bảo [2] trên 164 bệnh nhân suy thận mạn có chỉ huyết áp là 148,4 ± 27,8 / 88,5 ± 14,9 mmHg, không khác biệt so với kết quả về chỉ số huyết áp của nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn có MLCT < 60 ml/ph/1,73m2 trong nghiên cứu của chúng tôi do nhóm suy thận mạn trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Bùi Bảo cũng có mức lọc cầu thận < 60 ml/ph/1,73m2.

4.2. NỒNG ĐỘ TGF-beta1 VÀ hs-CRP HUYẾT THANH CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ TGF beta1 và hs CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)