KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây đô, thành phố cần thơ (Trang 40)

4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô dù cũng theo xu hướng chung của ngành ngân hàng là phát triển các hoạt động phi tín dụng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ, thanh toán xuất – nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, v.v... nhưng vẫn tập trung vào hoạt động chính tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho ngân hàng là tín dụng. Tuy nhiên, trong kinh doanh, lợi nhuận luôn song hành với rủi ro, vì vậy, hoạt động này luôn được ngân hàng quan tâm hàng đầu và theo dõi sát sao. Sau đây là khái quát hoạt động tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 thông qua 4 chỉ tiêu phân tích cơ bản là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.

Dựa bảng 4.1 và 4.2 ta thấy rằng các chỉ tiêu phân tích biến động theo hai xu hướng rõ rệt: giảm trong giai đoạn 2011-2012 và tăng trong giai đoạn 2012- 2013 và giai đoạn 6 tháng 2013 – 6 tháng 2014.

Trong giai đoạn đầu, về doanh số cho vay, mức cho vay nhóm khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp đều giảm, tuy nhiên doanh nghiệp – đối tượng cho vay chủ yếu với tỷ trọng luôn trên dưới 70% – giảm tới 592.029 triệu đồng, đã góp 94% vào sự sụt giảm của tổng số cho vay. Đối với doanh số thu nợ, dù mức thu nợ của cá nhân tăng 15.512 triệu đồng nhưng vì mức giảm của doanh nghiệp lên đến 390.049 triệu đồng nên tổng số vẫn giảm mạnh. Vì doanh số cho vay và thu nợ đều giảm mạnh nên kết quả là dư nợ giảm hơn 203.000 triệu đồng, mà trong đó hết 72% là do dư nợ doanh nghiệp giảm (hơn 146.000 triệu đồng). Tuy nhiên, điểm tốt trong giai đoạn này là tình hình nợ xấu được cải thiện đáng kể, giảm rất mạnh với tốc độ gần 53% từ 7.297 triệu đồng năm 2011 còn chỉ 3.128 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động chung này là do năm 2012 kinh tế - xã hội chung của cả nước bị suy giảm, sức mua yếu nên nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất cũng giảm theo. Điển hình là thị trường xuất khẩu cá da trơn và tôm chân trắng của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, vốn là khách hàng quan trọng của ngân hàng, bị thu hẹp, giá bán giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do con giống khan hiếm. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp ngại mở rộng sản xuất hoặc không đáp ứng được điều kiện vay vốn dù có nhu cầu nên ngân hàng hạn chế cho vay ra mà chỉ chú trọng thu

31

hồi các khoản nợ trước đó, nợ quá hạn và nợ xấu bằng hàng tồn kho hoặc tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng do rút kinh nghiệm từ vụ lừa gạt chiếm đoạt gần 90.000 triệu đồng của công ty An Khang nên chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính tốt và kế hoạch kinh doanh khả thi.

Qua giai đoạn 2012-2013, hoạt động tín dụng của ngân hàng có nhiều khởi sắc. Cụ thể, doanh số cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đều tăng giúp tổng doanh số năm 2013 đạt 2.657.185 triệu đồng, tăng 20% so với 2012, và bằng khoảng 96% mức cho vay năm 2011. Doanh số thu nợ cũng tăng khá tốt, trong đó thu nợ từ khách hàng doanh nghiệp tăng 206.459 triệu đồng, góp 97% vào mức tăng tổng doanh số. Vì doanh số cho vay tăng cao hơn mức tăng của doanh số thu nợ nên dư nợ của ngân hàng cũng tăng khá cao (115.082 triệu đồng, tương đương 20,54%). Nợ xấu được ngân hàng kiềm chế tốt nên tăng rất nhẹ, chỉ 140 triệu đồng, đặc biệt đáng ghi nhận là nợ xấu của doanh nghiệp tiếp tục giảm. Tuy nợ xấu từ khách hàng cá nhân tăng 35% nhưng giá trị tuyệt đối chỉ 174 triệu đồng. Có thể thấy rằng trong năm 2013 ngân hàng đã chủ trương nới lỏng tín dụng, cho vay nhiều hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhưng vẫn đảm bảo thu hồi nợ tốt và hạn chế được tình trạng nợ xấu tăng cao. Có được những chuyển biến tích cực trên là nhờ năm 2013 kinh tế thành phố tăng trưởng tốt, sức mua cao hơn nên nhu cầu vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất cũng tăng. Thêm vào đó, ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, còn trung bình khoảng 12%/năm đối với doanh nghiệp và 16% đối với cá nhân. Đồng thời, ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi để thu hút và tìm kiếm khách hàng mới như chương trình Bao Thanh Toán triển khai từ cuối năm 2012 (giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tài chính và giảm thiểu rủi ro trong giao thương khi bán hàng theo phương thức thanh toán trả chậm), chương trình Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Nhỏ Lẻ (hỗ trợ vốn trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô với hạn mức cao), hay chương trình cho vay ưu đãi DNNVV ngành nông nghiệp…bên cạnh các chương trình cho vay cơ bản như cho vay vốn lưu động, cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, cho vay đặc thù, v.v…làm tăng doanh số cho vay. Thêm vào đó khi kinh tế phát triển, tình hình kinh doanh của khách hàng tốt thì ngân hàng cũng dễ dàng thu hồi nợ hơn. Nợ xấu của ngân hàng tăng là do nợ xấu dài hạn của các năm trước vẫn còn và vì dư nợ tăng nên ít nhiều nợ xấu cũng tăng lên, nhưng nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ bằng 0,65% nên nhìn chung tình hình tín dụng trong năm 2013 là khá tốt.

32

Bảng 4.1 Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Tây Đô từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV 2.758.039 100,00 2.125.327 100,00 2.657.185 100,00 -632.712 -22,94 531.858 20,02 Doanh nghiệp 2.064.125 74,84 1.472.096 69,26 1.892.906 71,24 -592.029 -28,68 420.810 22,23 Cá nhân 693.914 25,16 653.231 30,74 764.279 28,76 -40683 -5,86 111.048 14,53 2. DSTN 2.703.141 100,00 2.328.604 100,00 2.542.103 100,00 -374.537 -13,86 213.499 8,40 Doanh nghiệp 2.008.763 74,31 1.618.714 69,51 1.825.173 72,80 -390.049 -19,42 206.459 11,31 Cá nhân 694.789 25,69 709.890 30,49 716.930 28,20 15.512 2,23 7.040 0,98 3. Tổng dư nợ 648.570 100,00 445.293 100,00 560.375 100,00 -203.277 -31,34 115.082 20,54 Doanh nghiệp 506.837 78,15 360.219 80,89 427.952 76,37 -146.618 -28,93 67.733 15,83 Cá nhân 141.733 21,85 85.074 19,11 132.423 23,63 -56.659 -39,98 47.349 35,76 4. Tổng nợ xấu 7.297 100,00 3.452 100,00 3.592 100,00 -3.845 -52,69 140 3,90 Doanh nghiệp 6.951 95,26 3.128 90,61 3.094 86,14 -3.823 -55,00 -34 -1,10 Cá nhân 346 4,74 324 9,39 498 13,86 -22 -6,36 174 34,94

33

Bảng 4.2 Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 6T 2014 – 6T 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV 1.213.507 1.632.605 419.098 25,67 Doanh nghiệp 870.359 71,72 1.207.445 73,96 337.086 27,92 Cá nhân 343.148 28,28 425.160 26,04 82.012 19,29 2. DSTN 1.178.431 100,00 1.549.951 100,00 371.520 31,53 Doanh nghiệp 842.006 71,45 1.132.720 73,08 290.714 25,67 Cá nhân 336.425 28,55 417.231 26,92 80.806 19,37 3. Tổng dư nợ 480.369 100,00 643.029 100,00 162.660 25,30 Doanh nghiệp 388.572 80,89 502.677 78,17 114.105 22,70 Cá nhân 91.797 19,11 140.352 21,83 48.555 34,60 4. Tổng nợ xấu 3.824 100,00 4.519 100,00 695 15,38 Doanh nghiệp 3.397 88,83 4.073 90,13 676 16,60 Cá nhân 427 11,17 446 8,97 19 4,26

Nguồn: Tổ Tổng Hợp – Vietinbank Tây Đô, 6T 2013, 6T 2014

Giai đoạn 6 tháng 2013 – 6 tháng 2014 thể hiện rõ nhất xu hướng hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiếp tục tăng với tốc độ khá cao (35% và 32%), trong đó doanh số của cá nhân lẫn doanh nghiệp đều tăng tốt. Mặc dù dư nợ cuối tháng 6 năm 2014 đạt 643.029 triệu đồng, tăng 162.660 triệu đồng so với cùng kỳ nhưng nợ xấu chỉ tăng 695 triệu đồng. Tiếp tục hoạt động theo hướng mở rộng tín dụng từ năm 2013, ngân hàng đã tích cực cho vay ra đồng thời thu nợ và quản lý chặt chẽ các khoản đã được giải ngân, kịp thời chấn chỉnh để hạn chế nợ bị xếp vào nhóm xấu. Để thực hiện được mục tiêu này, một phần là nhờ ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo tinh thần chỉ đạo của NHNN để các thành phần kinh tế có thể tiếp cận được vốn vay, theo đó, tính đến hết tháng 6 năm 2014 lãi suất cho vay doanh nghiệp và cá nhân trung bình còn 11% (giảm 2% và 3,5% so với cùng kỳ). Mặt khác, nhờ kinh tế thành phố tiếp tục phát triển nên nhu cầu về vốn tăng, điều kiện vay vốn cũng

34

như khả năng trả nợ của khách hàng cũng tốt hơn. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ngày 10/7/2014, trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng trưởng kinh tế (GDP) của thành phố đạt 8,96% (nông nghiệp tăng 1,35%, công nghiệp tăng 7,22%, dịch vụ tăng 11,73%), tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ là 36.614 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 3,2% so với cùng kỳ8.

Trong cả giai đoạn nghiên cứu, các chỉ tiêu phân tích đều cho thấy rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang dần hồi phục và trên đà tăng trưởng tốt. Khi tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của thành phố Cần Thơ nói riêng dần thoát khỏi khủng hoảng và có bước phát triển ổn định thì xu hướng tăng cường hoạt động tín dụng của ngân hàng là có cơ sở và phù hợp với điều kiện cũng như yêu cầu phát triển chung của ngành ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

4.2.1 Khái quát về tình hình tín dụng DNNVV tại ngân hàng

4.2.1.1 Tình hình tín dụng DNNVV phân theo thời hạn

Hoạt động tín dụng đối với DNNVV theo thời hạn tại Vietinbank Tây Đô được chia thành hai mảng lớn là cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Phân chia theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan đến tính an toàn và khả năng sinh lời của tín dụng đồng thời khả năng hoàn trả của khách hàng.

4.2.1.1.1 Phân tích hoạt động tín dụng DNNVV theo thời hạn

Doanh số cho vay

Dựa vào bảng 4.3 ta thấy rằng doanh số cho vay DNNVV giảm trong năm 2012 so với 2011 và tăng cao trở lại vào năm 2013, trong đó cho vay ngắn hạn đạt doanh số rất tốt, chiếm tỷ trọng ngày càng áp đảo so với trung – dài hạn. Cụ thể, giai đoạn 2011-2012 do kinh tế khó khăn nên cả ngắn và trung – dài hạn đều giảm mạnh, mức giảm lần lượt là 117.442 và 15.072 triệu đồng. Đến năm 2013 cho vay ngắn hạn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, tăng 10,87% để đạt 690.512 triệu đồng – chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm (97,08%), còn trung – dài hạn dù tăng so với 2012 nhưng giá trị vẫn rất thấp, chỉ ở mức 20.792 triệu đồng. Nguyên do khiến doanh số cho vay ngắn hạn chiếm gần như tuyệt đối so với trung – dài hạn và có xu hướng tăng là vì phần lớn các DNNVV ở ĐBSCL nói chung, ở thành phố Cần Thơ riêng hoạt động với quy mô vốn nhỏ, chu kỳ kinh doanh ngắn nên họ thường vay những khoản ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời và bổ sung vốn lưu động. Mặt khác đối với vay trung – dài hạn, điều kiện

8 Phan Hiển, 2014

35

để được vay khó khăn và phải trả lãi suất cao hơn9. Đó là đối với doanh nghiệp, còn đối với ngân hàng, cho vay ngắn hạn vừa nhanh lấy lại vốn, vừa chịu rủi ro thấp mà dễ dàng được giải ngân hơn cho vay trung – dài hạn. Vì vậy mà trong thời gian này, nhiều chương trình cho vay ở Vietinbank đều nhắm đến cho vay ngắn hạn DNNVV, điển hình như chương trình “Cấp tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng hàng hóa đối với DNVVN kinh doanh trong ngành phân bón” với thời hạn vay tối đa 6 tháng, chương trình “Cho vay vốn lưu động” hay chương trình “Cho vay doanh nghiệp lúa gạo” đều có thời hạn vay tối đa 12 tháng. Dù cũng có chương trình hướng đến cho vay trung – dài hạn như chương trình JBIC I,II hay JICA III với thời hạn vay tối đa 10 năm để DNNVV đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị…nhưng các doanh nghiệp cũng khá e dè. Lý do là vì trong những năm gần đây, kinh tế có nhiều biến động về lạm phát và lãi suất cũng như tình hình kinh doanh khá khó khăn nên doanh nghiệp cũng khó định hướng được thu nhập trong tương lai của mình từ việc vay vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các hoạt động tài trợ thương mại như phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu xuất, nhập khẩu, thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc…cũng chiếm một phần không nhỏ vào doanh số cấp tín dụng cho DNNVV trong ngắn hạn.

Doanh số thu nợ

Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải có công tác thu hồi nợ tốt để có thể duy trì được nguồn vốn cho đầu tư được tuần hoàn liên tục. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số thu nợ DNNVV của ngân hàng giảm liên tục, giảm 63.356 triệu đồng từ năm 2011 đến 2012 và giảm thêm 4,8% để đạt mức 672.745 triệu đồng vào năm 2013. Đáng chú ý là năm 2012 doanh số thu nợ (706.519 triệu đồng) cao hơn cả doanh số cho vay (642.504 triệu đồng). Nguyên nhân là vì từ cuối năm 2011, nhận thấy được rủi ro và khả năng thu hồi vốn từ các DNNVV – đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ nền kinh tế - càng lúc càng khó khăn nên ngân hàng đã đẩy mạnh thu hồi nợ hơn là cho vay ra trong suốt năm 2012. Qua năm 2013, ngân hàng chủ trương mở rộng cho vay trở lại nên đa phần các khoản vay là mới, dẫn đến việc thu hồi thấp so với năm trước. Mặt khác, xét về kết cấu, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đa số và có khuynh hướng tăng cao (từ 94% năm 2011 lên 96% năm 2013). Điều này cũng dễ hiểu vì các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn trong khi trung – dài hạn thì ngày càng bị hạn chế. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy được rằng ngân hàng đã cho vay hiệu quả và có chất lượng những món ngắn hạn, còn đối với những khoản trung – dài hạn, ngân hàng cũng có cố gắng khi doanh số thu nợ luôn cao hơn doanh số cho vay.

9 Phụ lục 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36  Dư nợ

Trong giai đoạn 2011-2013, dư nợ của nhóm DNNVV có xu hướng giảm, từ năm 2011 sang năm 2012 dư nợ còn 190.856 triệu đồng, và dù có tăng lên 229.415 triệu đồng vào cuối năm 2013 nhưng số này vẫn thấp hơn so với năm 2011 (254.871 triệu đồng). Do như đã phân tích, năm 2012 các DNNVV kinh doanh rất khó khăn, cộng thêm lãi suất lúc đó dù đã hạ nhưng vẫn còn cao nên ngân hàng chỉ cho vay được ít và thu nợ nhiều hơn. Chính điều này đã làm dư nợ giảm mạnh. Qua năm 2013, do DNNVV được hỗ trợ nhiều từ địa phương lẫn chính phủ và NHNN nên ngân hàng cũng dễ dàng cho vay hơn, nhờ vậy mà doanh số cho vay tăng trưởng trở lại, giúp dư nợ cuối năm tăng. Ngược lại, dư nợ trung – dài hạn đang dần bị thu hẹp quy mô do khả năng vay cũng như nhu cầu của các DNNVV giảm mạnh. Mà các khoản vay này thường khó quản lý,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây đô, thành phố cần thơ (Trang 40)