2011 đến tháng 6 năm 2014
Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu, hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Vietinbank Tây Đô đã đạt được một số kết quả tích cực. Điểm đáng ghi nhận đầu tiên là khả năng thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng này khá tốt, thể hiện qua hệ số thu nợ cao - luôn trên 96% và tăng dần qua các năm. Kết quả này có được không chỉ nhờ doanh số thu hồi nợ tăng mà còn nhờ nhóm nợ quá hạn có xu hướng giảm. Thứ hai là vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1 và nhanh dần. Điều này đồng nghĩa với số ngày trung bình để thu được nợ ngày càng giảm: nếu như năm 2011 cần 120 ngày thì đến năm 2013 chỉ còn 112 ngày. Nguyên nhân do các khoản cho vay và tài trợ thương mại đối với các ngành chủ yếu là trong ngắn hạn. Qua đây có thể thấy rằng xu hướng mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV khá đúng đắn, vì nó đã giúp giảm một phần áp lực cho ngân hàng trong việc xoay sở vốn khi mà nguồn vốn huy động từ DNNVV còn khá khiêm tốn. Hai chỉ tiêu quan trọng khác khi đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng mà ngân hàng đã đạt được kết quả rất tốt là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn. Hai tỷ lệ này luôn nằm trong mức an toàn và có sự sụt giảm mạnh. Đối với nợ xấu, tỷ lệ từ 1,06% năm 2011 chỉ còn 0,54% thời điểm tháng 6 năm 2014, và nợ quá hạn thì giảm từ 6,02% xuống 5,62%. Mặt khác, số DNNVV mà một cán bộ tín dụng DNNVV quản lý đang có chiều hướng tăng (năm 2011 là gần 8 DN/CB thì tháng 6/2014 đạt trên 10 DN/CB). Kết quả này nhờ số doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng tăng cao, đặc biệt là từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014. Qua đây có thể thấy được các cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới cũng như giữ chân được các khách hàng cũ.
Tuy nhiên, khả năng và quy mô cho vay DNNVV của chi nhánh còn hạn chế. Việc vốn huy động từ các DNNVV quá thấp so với nhu cầu vay vốn dẫn đến chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động dù có giảm những vẫn lớn hơn 1 rất nhiều lần. Bên cạnh đó dư nợ trung bình của một DNNVV và dư nợ trung bình một cán bộ quản lý thấp và lại có xu hướng giảm. Điều này tuy giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và hạn chế được tình trạng nợ xấu, cán bộ tín dụng có thể quản lý nợ dễ dàng hơn, nhưng nó cũng thể hiện ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của nhóm khách hàng doanh nghiệp này. Khi ngân hàng đang từng bước phát triển tín dụng DNNVV trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì quy mô tín dụng đối với từng khách hàng và năng suất làm việc của cán bộ cũng cần được nâng cao hơn nữa.
67
Tóm lại, từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietinbank Tây Đô gặp khá nhiều khó khăn do kinh tế suy yếu và sự yếu kém trong hoạt động sản xuất của các DNNVV trên địa bàn. Tuy nhiên có nhiều biểu hiện cho thấy hoạt động tín dụng này dần hồi phục và trên đà tăng trởng trở lại theo hướng bền vững, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.20 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietinbank Tây Đô trong 6 đầu năm 2013 và năm 2014
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6T 2013 6T 2014 6T 2014- 6T 2013 VHĐ DNNVV Triệu đồng 49.652 67.395 17.743 DSTN DNNVV Triệu đồng 306.528 398.730 92.202 Dư nợ DNNVV Triệu đồng 213.780 270.512 56.732 Dư nợ bình quân DNNVV Triệu đồng 206.037,00 262.153,50 56.116,50 Nợ quá hạn DNNVV Triệu đồng 10.752 15.193 4.441 Dư nợ đến hạn DNNVV Triệu đồng 429.481 576.723 147.242 Nợ xấu DNNVV Triệu đồng 1.376 1.463 87 KH DNNVV Doanh nghiệp 58 93 35 CBTD DNNVV Người 6 9 3 Dư nợ DNNVV/VHĐ DNNVV Lần 4,31 4,01 -0,30 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,52 1,60 0,08 Hệ số thu nợ % 96,61 96,33 -0,28 Tỷ lệ nợ xấu % 0,64 0,54 -0,10 Tỷ lệ nợ quá hạn % 5,03 5,62 0,59 Dư nợ DNNVV/KH DNNVV Triệu đồng 3.686 2.909 -777 Dư nợ DNNVV/CBTD DNNVV Triệu đồng 16.444,62 16.907,00 462,38 DNNVV/CBTD DNNVV DN/CB 9,67 10,33 0,66
68
Bảng 4.21 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng DNNVV tại Vietinbank Tây Đô từ năm 2011 đến năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012
VHĐ DNNVV Triệu đồng 32.504 40.316 54.780 7.812 14.464
DSTN DNNVV Triệu đồng 769.875 706.519 672.745 -63.356 -33.774
Dư nợ DNNVV Triệu đồng 254.871 190.856 229.415 -64.015 38.559
Dư nợ bình quân DNNVV Triệu đồng 276.238,75 210.794,45 216.700,25 -65.444,30 5.905,80
Nợ quá hạn DNNVV Triệu đồng 15.322 9.489 13.027 -5.833 3.538 Dư nợ đến hạn DNNVV Triệu đồng 785.197 716.008 685.772 -69.189 -30.236 Nợ xấu DNNVV Triệu đồng 2.689 1.524 1.285 -1.165 -239 KH DNNVV Doanh nghiệp 55 49 81 -6 32 CBTD DNNVV Người 7 6 9 -1 3 Dư nợ DNNVV/VHĐ DNNVV Lần 7,84 4,73 4,19 -3,11 -0,54 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,05 3,17 3,20 0,12 0,03 Hệ số thu nợ % 98,05 98,67 98,10 0,63 -0,57 Tỷ lệ nợ xấu % 1,06 0,80 0,56 -0,26 -0,24 Tỷ lệ nợ quá hạn % 6,01 4,97 5,68 -1,04 0,71 Dư nợ DNNVV/KH DNNVV Triệu đồng 4.634,02 3.895,02 2.832,28 -739,00 -1.062,74 Dư nợ DNNVV/CBTD DNNVV Triệu đồng 21.239,25 19.085,60 15.294,33 -2.153,65 -3.791,27 KH DNNVV/CBTD DNNVV DN/CB 7,86 8,17 9,00 0,31 0,83
69
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK TÂY ĐÔ
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TẠI VIETINBANK TÂY ĐÔ
5.1.1 Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng DNNVV
Tăng tính tự chủ về vốn bằng cách gia tăng vốn huy động
Điểm yếu trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Vietinbank Tây Đô là vốn huy động quá thấp so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn dù uy tín và chất lượng phục vụ của ngân hàng là tốt. Cụ thể, thời điểm tháng 6/2014 vốn huy động được chỉ đạt 67.395 triệu đồng trong khi dư nợ là 270.512 triệu đồng. Điều này làm ngân hàng phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cũng như thời gian và công sức để nhận được nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy ngân hàng nên xem xét và đề xuất với Hội sở về việc tăng lãi suất huy động trong giới hạn cho phép của NHNN mà vẫn đảm bảo lợi nhuận để tăng sức hấp dẫn, thu hút lượng tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Song song đó có thể áp dụng các chính sách, chương trình ưu đãi lãi suất cho vay, hoặc gia giảm phí thanh toán, tài trợ thương mại và xuất nhập khẩu cho những DNNVV có gửi tiền tại ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng nên triển khai nhiều hình thức gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán linh hoạt theo yêu cầu cũng như tặng thưởng hiện vật có giá trị đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn vào những dịp đặc biệt như lễ, ngày tết, ngày thành lập ngân hàng, ngày thành lập của doanh nghiệp...
Phát triển hình thức cho vay tín chấp đối với DNNVV
Theo nhận định từ nhiều chuyên gia kinh tế, nhu cầu tín dụng của các DNNVV còn rất cao nhưng hiện tại số lượng được vay vốn rất ít dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế. Nguyên nhân không vay được là do doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Mà Vietinbank hiện chỉ cho vay tín chấp đối với cá nhân theo chương trình Cho vay chứng minh tài chính, chứ không áp dụng đối với doanh nghiệp. Mặt khác, cho vay tín chấp là hình thức cho vay khá lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam nói riêng, thành phố Cần Thơ nói riêng thì các ngân hàng chưa mạnh dạn áp dụng. Tuy nhiên sự kiện Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của thành phố Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/12/2014 sẽ là tiền đề quan trọng cho phát triển hình thức vay tín chấp cho các doanh nghiệp ở đây. Bởi Quỹ sẽ bảo lãnh một phần
70
hoặc toàn bộ khoản vay của DNNVV. Là ngân hàng đáp ứng được các điều kiện để hỗ trợ DNNVV, Vietinbank Tây Đô nên nắm bắt cơ hội, hợp tác với Quỹ để có thể mở rộng tín dụng với nhóm doanh nghiệp này. Đồng thời, bản thân ngân hàng cũng nên linh động trong thẩm định và xét duyệt cho vay. Ngân hàng có thể dựa trên các hợp đồng, đơn đặt hàng và lợi nhuận sau thuế bình quân tháng đã được khai báo với cơ quan thuế để giải quyết thiếu hụt vốn tạm thời cho doanh nghiệp. Tuy ít nhưng sẽ phần nào giảm gánh nặng cho DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại thu nhập không nhỏ cho ngân hàng nếu số lượng tài trợ lớn. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể dựa vào lịch sử thanh toán của các doanh nghiệp đối với các TCTD khác trên Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam (CIC) mà xem xét hạn mức và lãi suất cho vay tín chấp phù hợp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Mở rộng quan hệ với các hiệp hội, tổ chức tài chính hỗ trợ DNNVV trên địa bàn
Hiện nay, để tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp tốt, các ngân hàng có nhiều phương thức tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, công việc này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi ngân hàng gia nhập vào các hiệp hội doanh nghiệp đa ngành nghề hoặc theo từng nhóm ngành riêng biệt. Vietinbank Tây Đô cũng không ngoại lệ, ngân hàng đã trở thành thành viên của Hiệp hội Lương Thực Miền Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ. Đây là bước đi đúng đắn vì ngân hàng có thể tiếp cận với các doanh nghiệp thuận lợi và nhanh chóng hơn. Không nên dừng lại ở đây, ngân hàng cần tích cực tạo lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với các hiệp hội có uy tín khác trên địa bàn như Hiệp hội Thủy sản Tp Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nhân trẻ Cần Thơ, Hiệp hội DNNVV ngành nghề nông thôn Việt Nam – Chi hội thành phố Cần Thơ...Qua đó ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xu hướng phát triển của các doanh nghiệp để có hướng điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp và kịp thời, đặc biệt là tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp nhưng được cấp bảo lãnh.
5.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV
Đảm bảo công tác thẩm định chất lượng và trung thực
Công tác thẩm định khách hàng là bước đầu quan trọng trong quy trình tín dụng đối với một khách hàng. Khi thực hiện công tác này tốt và chất lượng sẽ tiền đề vững chắc cho các giao dịch tín dụng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Cho nên ngân hàng, và nhất là cán bộ tín dụng KHDN phải luôn thực hiện nghiêm túc quá trình này, đảm bảo những gì mình báo cáo, trình duyệt với cấp trên đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ có những chính sách, hạn mức cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng
71
trả nợ của doanh nghiệp cũng như tối thiểu hóa được rủi ro, tổn thất về sau cho ngân hàng.
Nâng cao chất lượng và năng suất làm việc của cán bộ tín dụng nhóm khách hàng doanh nghiệp
Cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố quyết định đến thành công của hoạt động tín dụng bởi vì họ là người trực tiếp thực hiện quy trình cho vay từ lúc bắt đầu giao dịch với khách hàng đến khi xử lý hết nợ. Chính vì vậy ngân hàng nên mở các khóa học định kỳ để bổ sung và kiểm tra trình độ chuyên môn, khả năng nắm bắt thị trường và tính chuyên nghiệp trong xử lý nghiệp vụ của CBTD nói chung, CBTD KHDN nói riêng từ đó giúp họ trở nên chuyên nghiệp và làm việc có chất lượng hơn. Đồng thời, qua các chỉ tiêu tại thời điểm tháng 6/2014 như dư nợ/CBTD KHDNNVV là 16.907 triệu đồng, dư nợ/DNNVV là 2.909 triệu đồng hay 10 DN/CBTD DNNVV có thể thấy rằng CBTD KHDNNVV của ngân hàng chưa phát huy hết năng lực của mình. Vì vậy để tăng cao hơn nữa năng suất làm việc, ngân hàng phải luôn tạo ra động lực để họ phấn đấu bằng các chương trình thi đua công tác tốt, khen thưởng, tăng lương cho những cá nhân có thành tích tốt, vượt bậc trong cho vay và thu nợ, hỗ trợ kinh phí tác nghiệp và có chính sách an sinh xã hội thật tốt…Bên cạnh đó cũng phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ làm việc thụ động, thiếu trách nhiệm, và phê bình thẳng thắn nếu không đảm bảo được chỉ tiêu được giao phó.
Thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn và thu hồi nợ
Dù kết quả thu nợ DNNVV của ngân hàng trong thời gian qua khá tốt nhưng ngân hàng vẫn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để chắc rằng họ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Mặt khác, ngân hàng phải cập nhật diễn biến thị trường, khả năng cạnh tranh và tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của các khách hàng DNNVV này để đánh giá khả năng trả nợ của họ và có hướng giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV tại ngân hàng chỉ ở mức trung bình (5-6%), chưa thực sự tốt, đặc biệt là nợ nhóm 2 còn khá cao và đang có xu hướng tăng. Nhóm nợ này tuy vẫn còn trong vòng kiểm soát nhưng lại dễ bị chuyển sang nhóm nợ xấu. Vì vậy ngân hàng phải luôn theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, cũng như chủ động điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho khách hàng có hoạt động kinh doanh tích cực, khả năng trả nợ tốt. Từ đó có thể chuyển nợ về nhóm an toàn hoặc giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận khoản vay mới dễ dàng hơn…
Hạn chế rủi ro thông qua phát triển tín dụng đa ngành nghề
Thực tế cho thấy khi kinh tế phát triển và đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm từ các ngành công nghiệp chế tạo (may mặc,
72
giầy dép, linh kiện điện tử…), thương mại – dịch vụ, xây dựng, vận tải ngày càng tăng. Trong khi đó khả năng trả nợ cũng như rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp lĩnh vực này rất tích cực, thể hiện qua kết quả thu nợ trong thời gian nghiên cứu khá tốt, tốc độ luân chuyển vốn nhanh và nợ xấu có xu hướng giảm. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các ngành nông nghiệp – thủy sản hay chế biến lương thực luôn biến động và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bất định bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh, giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu cho đầu ra… Cho nên hiện tại tuy được Nhà nước hỗ trợ nhưng cho vay các doanh nghiệp này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy ngân hàng nên phân bổ tín dụng DNNVV theo hướng đa dạng các ngành nghề có thị trường tốt song song với việc mở rộng cho vay các lĩnh vực ngân hàng chiếm ưu thế, từ đó sẽ phân tán được rủi ro và phát triển tín dụng một cách bền vững hơn.
73
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN