Khái quát về tình hình tín dụng DNNVV tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây đô, thành phố cần thơ (Trang 44)

4.2.1.1 Tình hình tín dụng DNNVV phân theo thời hạn

Hoạt động tín dụng đối với DNNVV theo thời hạn tại Vietinbank Tây Đô được chia thành hai mảng lớn là cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Phân chia theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan đến tính an toàn và khả năng sinh lời của tín dụng đồng thời khả năng hoàn trả của khách hàng.

4.2.1.1.1 Phân tích hoạt động tín dụng DNNVV theo thời hạn

Doanh số cho vay

Dựa vào bảng 4.3 ta thấy rằng doanh số cho vay DNNVV giảm trong năm 2012 so với 2011 và tăng cao trở lại vào năm 2013, trong đó cho vay ngắn hạn đạt doanh số rất tốt, chiếm tỷ trọng ngày càng áp đảo so với trung – dài hạn. Cụ thể, giai đoạn 2011-2012 do kinh tế khó khăn nên cả ngắn và trung – dài hạn đều giảm mạnh, mức giảm lần lượt là 117.442 và 15.072 triệu đồng. Đến năm 2013 cho vay ngắn hạn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, tăng 10,87% để đạt 690.512 triệu đồng – chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm (97,08%), còn trung – dài hạn dù tăng so với 2012 nhưng giá trị vẫn rất thấp, chỉ ở mức 20.792 triệu đồng. Nguyên do khiến doanh số cho vay ngắn hạn chiếm gần như tuyệt đối so với trung – dài hạn và có xu hướng tăng là vì phần lớn các DNNVV ở ĐBSCL nói chung, ở thành phố Cần Thơ riêng hoạt động với quy mô vốn nhỏ, chu kỳ kinh doanh ngắn nên họ thường vay những khoản ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời và bổ sung vốn lưu động. Mặt khác đối với vay trung – dài hạn, điều kiện

8 Phan Hiển, 2014

35

để được vay khó khăn và phải trả lãi suất cao hơn9. Đó là đối với doanh nghiệp, còn đối với ngân hàng, cho vay ngắn hạn vừa nhanh lấy lại vốn, vừa chịu rủi ro thấp mà dễ dàng được giải ngân hơn cho vay trung – dài hạn. Vì vậy mà trong thời gian này, nhiều chương trình cho vay ở Vietinbank đều nhắm đến cho vay ngắn hạn DNNVV, điển hình như chương trình “Cấp tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng hàng hóa đối với DNVVN kinh doanh trong ngành phân bón” với thời hạn vay tối đa 6 tháng, chương trình “Cho vay vốn lưu động” hay chương trình “Cho vay doanh nghiệp lúa gạo” đều có thời hạn vay tối đa 12 tháng. Dù cũng có chương trình hướng đến cho vay trung – dài hạn như chương trình JBIC I,II hay JICA III với thời hạn vay tối đa 10 năm để DNNVV đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị…nhưng các doanh nghiệp cũng khá e dè. Lý do là vì trong những năm gần đây, kinh tế có nhiều biến động về lạm phát và lãi suất cũng như tình hình kinh doanh khá khó khăn nên doanh nghiệp cũng khó định hướng được thu nhập trong tương lai của mình từ việc vay vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các hoạt động tài trợ thương mại như phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, nhờ thu xuất, nhập khẩu, thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc…cũng chiếm một phần không nhỏ vào doanh số cấp tín dụng cho DNNVV trong ngắn hạn.

Doanh số thu nợ

Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải có công tác thu hồi nợ tốt để có thể duy trì được nguồn vốn cho đầu tư được tuần hoàn liên tục. Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số thu nợ DNNVV của ngân hàng giảm liên tục, giảm 63.356 triệu đồng từ năm 2011 đến 2012 và giảm thêm 4,8% để đạt mức 672.745 triệu đồng vào năm 2013. Đáng chú ý là năm 2012 doanh số thu nợ (706.519 triệu đồng) cao hơn cả doanh số cho vay (642.504 triệu đồng). Nguyên nhân là vì từ cuối năm 2011, nhận thấy được rủi ro và khả năng thu hồi vốn từ các DNNVV – đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ nền kinh tế - càng lúc càng khó khăn nên ngân hàng đã đẩy mạnh thu hồi nợ hơn là cho vay ra trong suốt năm 2012. Qua năm 2013, ngân hàng chủ trương mở rộng cho vay trở lại nên đa phần các khoản vay là mới, dẫn đến việc thu hồi thấp so với năm trước. Mặt khác, xét về kết cấu, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng đa số và có khuynh hướng tăng cao (từ 94% năm 2011 lên 96% năm 2013). Điều này cũng dễ hiểu vì các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn trong khi trung – dài hạn thì ngày càng bị hạn chế. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy được rằng ngân hàng đã cho vay hiệu quả và có chất lượng những món ngắn hạn, còn đối với những khoản trung – dài hạn, ngân hàng cũng có cố gắng khi doanh số thu nợ luôn cao hơn doanh số cho vay.

9 Phụ lục 2

36  Dư nợ

Trong giai đoạn 2011-2013, dư nợ của nhóm DNNVV có xu hướng giảm, từ năm 2011 sang năm 2012 dư nợ còn 190.856 triệu đồng, và dù có tăng lên 229.415 triệu đồng vào cuối năm 2013 nhưng số này vẫn thấp hơn so với năm 2011 (254.871 triệu đồng). Do như đã phân tích, năm 2012 các DNNVV kinh doanh rất khó khăn, cộng thêm lãi suất lúc đó dù đã hạ nhưng vẫn còn cao nên ngân hàng chỉ cho vay được ít và thu nợ nhiều hơn. Chính điều này đã làm dư nợ giảm mạnh. Qua năm 2013, do DNNVV được hỗ trợ nhiều từ địa phương lẫn chính phủ và NHNN nên ngân hàng cũng dễ dàng cho vay hơn, nhờ vậy mà doanh số cho vay tăng trưởng trở lại, giúp dư nợ cuối năm tăng. Ngược lại, dư nợ trung – dài hạn đang dần bị thu hẹp quy mô do khả năng vay cũng như nhu cầu của các DNNVV giảm mạnh. Mà các khoản vay này thường khó quản lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngân hàng chỉ cho vay những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao và có phương án kinh doanh dài hạn khả thi. Đây cũng là khuynh hướng hoạt động của tín dụng chung ở Vietinbank Tây Đô trong giai đoạn hiện nay.

Nợ xấu

Hiện nay, đối với các nhà quản trị, một trong những chỉ tiêu khiến họ đau đầu nhất là nợ xấu. Hầu hết các ngân hàng trong khi cho vay đều vướng phải ít hay nhiều khoản nợ khó đòi, thậm chí có khả năng mất vốn. Những khoản nợ này vừa làm ngân hàng tiêu tốn nhiều chi phí để xử lý vừa làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vietinbank Tây Đô cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng, tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2013 ngân hàng đã kiểm soát khá tốt tình trạng nợ xấu của mình, đặc biệt là nợ xấu từ các khoản vay của DNNVV. Điều này được thể hiện qua việc giá trị tuyệt đối và tương đối đều giảm khá mạnh, cụ thể, giai đoạn 2011-2012 nợ xấu từ 2.689 triệu giảm hơn 43% xuống còn 1.524 triệu đồng, sang năm 2013 con số này tiếp tục giảm với giá trị tại thời điểm cuối năm là 1.285 triệu đồng. Như đã biết, tài sản thế chấp của các doanh nghiệp thường là hàng hóa sản xuất, nhất là đất đai, nhà xưởng. Trong khi đó bất động sản trong năm 2011 luôn trong trạng thái “đóng băng” nên ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi phát mãi tài sản, song song đó sức mua yếu kém từ nền kinh tế cũng làm ngân hàng khó giải quyết lượng hàng tồn kho để giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên nhờ rút kinh nghiệm, thận trọng hơn khi cho vay và quyết liệt thu hồi nợ xấu tồn từ trước đã giúp nợ xấu ngân hàng giảm thiểu nhanh chóng trong năm 2012, 2013. Trong cơ cấu nợ xấu theo thời hạn thì nợ xấu từ các khoản vay ngắn hạn cao gần như gấp đôi trung – dài hạn và cả hai nhóm này đều giảm mạnh qua 3 năm. Các khoản vay ngắn hạn vì chiếm hơn 80% dư nợ DNNVV tại ngân hàng nên việc nợ xấu từ vay ngắn hạn cao hơn

37

trung – dài hạn là hoàn toàn dễ hiểu. Dù chiếm tỷ trọng cao nhưng giá trị nợ xấu của nợ ngắn hạn giảm khá mạnh, từ 1.903 triệu đồng (năm 2011) chỉ còn 906 triệu đồng (năm 2013), và khi so với tốc độ tăng của doanh số cho vay và dư nợ thì tốc độ giảm nợ xấu của DNNVV trong ngắn hạn như vậy là rất tích cực.

Xu hướng hoạt động tín dụng DNNVV phân theo thời hạn trong 6 tháng đầu năm 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay DNNVV tăng khá với tốc độ gần 34% so với cùng kỳ, trong đó cho vay ngắn hạn tăng gần 35% từ 321.719 lên 432.943 triệu đồng và chiếm hơn 98% tổng số, còn trung – dài hạn giảm 11% so với cùng kỳ (chỉ đạt 6.884 triệu đồng). Đối với doanh số thu nợ, đến hết tháng 6 tháng 2014 tăng 30% so với 6 tháng đầu năm 2013, nhờ cho vay ngắn hạn thu hồi tốt với giá trị tuyệt đối tăng hơn 94.205 triệu đồng. Biến động cùng chiều với doanh số cho vay và thu nợ, dư nợ DNNVV trung – dài hạn tiếp tục giảm trong khi ngắn hạn tiếp tục tăng cao, chiếm hơn 92% tổng số giúp dư nợ tăng hơn 56.700 triệu đồng. Nhờ đó tốc độ trưởng tín dụng DNNVV đạt 26,54%, cao hơn mức tăng tín dụng chung của ngân hàng (25,30%). Tất cả kết quả trên cho thấy qua năm 2014 này, Vietinbank Tây Đô tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng với các khoản vay ngắn hạn và thắt chặt cho vay trung – dài hạn để phù hợp với nhu cầu và đặc điểm kinh doanh của các DNNVV cũng như hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nợ xấu tuy có dấu hiệu tăng, chủ yếu là do nợ ngắn hạn (trung – dài hạn giảm chỉ còn 259 triệu đồng), nhưng nếu so với tốc độ tăng của doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV thì số nợ xấu này hợp lý và chấp nhận được.

38

Bảng 4.3 Kết quả hoạt động tín dụng DNNVV phân theo thời hạn tại Vietinbank Tây Đô từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV DNNVV 775.018 100,00 642.504 100,00 711.304 100,00 -132.514 -17,10 68.800 10,71 Ngắn hạn 740.252 95,51 622.810 96,96 690.512 97,08 -117.442 -15,87 67.702 10,87 Trung và dài hạn 34.766 4,49 19.694 3,16 20.792 2,92 -15.072 -43,35 1.098 5,58 2. DSTN DNNVV 769.875 100,00 706.519 100,00 672.745 100,00 -63.356 -8,23 -33.774 -4,78 Ngắn hạn 723.801 94,02 672.689 95,21 646.690 96.13 -51.112 -7,06 -25.999 -3,86 Trung và dài hạn 46.074 5,98 33.830 4,79 26.055 3.87 -12.244 -26,57 -7.775 -22,98 3. Dư nợ DNNVV 254.871 100,00 190.856 100,00 229.415 100,00 -64.015 -25,12 38.559 20,20 Ngắn hạn 210.631 82,64 160.752 84,23 204.574 89,17 -49.879 -23,68 43.822 27,26 Trung và dài hạn 44.240 17,36 30.104 15,77 24.841 10,83 -14.136 -31,95 -5.263 -17,48 4.Nợ xấu DNNVV 2.689 100,00 1.524 100,00 1.285 100,00 -1.165 -43,23 -239 -15,68 Ngắn hạn 1.903 70,77 972 63,78 906 70,51 -931 -48,92 -66 -6,79 Trung và dài hạn 786 29,23 552 36,22 379 29,49 -234 -29,77 -173 -31,34

39

Bảng 4.4 Kết quả hoạt động tín dụng DNNVV phân theo thời hạn tại Vietinbank Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 6T 2014-6T 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV 329.452 100,00 439.827 100,00 110.375 33,50 Ngắn hạn 321.719 97,65 432.943 98,43 111.224 34,57 Trung – dài hạn 7.733 2,25 6.884 1,59 -849 -10,98 2. DSTN 306.528 100,00 398.730 100,00 92.202 30,08 Ngắn hạn 293.442 95,73 387.647 97,22 94.205 32,10 Trung – dài hạn 13.086 4,27 11.083 2,86 -2.003 -15,31 3. Dư nợ 213.780 100,00 270.512 100,00 56.732 26,54 Ngắn hạn 189.029 88,42 249.870 92,37 60.841 32,19 Trung – dài hạn 24.751 11,58 20.642 7,63 -4.109 -16,60 4. Nợ xấu 1.376 100,00 1.463 100,00 87 6,32 Ngắn hạn 985 71,58 1.204 82,30 219 22,23 Trung – dài hạn 391 28,42 259 17,70 -132 -33,76

Nguồn: Phòng KHDN – Vietinbank Tây Đô, 6T 2013, 6T 2014

4.2.1.1.2 Đánh giá hoạt động tín dụng DNNVV theo thời hạn

Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn

Dựa vào các chỉ tiêu phân tích trên ta tính được tỷ lệ nợ xấu của DNNVV trong ngắn hạn và trung – dài hạn. Tỷ lệ này của hai loại thời hạn đều có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu đối với ngắn hạn và trung – dài hạn lần lượt là 0,90% và 1,78% thì đến tháng 6 năm 2014 chỉ còn 0,48% và 1,25%. Đây là kết quả xứng đáng cho những cố gắng của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Mặt khác, tuy nợ xấu từ các khoản nợ ngắn hạn luôn cao hơn áp đảo trung – dài hạn nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu lại thấp hơn nhiều. Cùng đó là tỷ lệ nợ xấu của nợ trung – dài hạn khá cao và cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu chung của DNNVV. Điều này góp phần khẳng định việc chú trọng tín dụng trong ngắn hạn và hạn chế đối với trung – dài hạn của ngân hàng là hợp lý vì rủi ro từ nợ ngắn hạn mang lại thấp hơn.

40

Bảng 4.5 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV phân theo thời hạn tại Vietinbank Tây Đô (2011-2013 và 6/2013-6/2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012-2011 2013-2012 6T 2014- 6T 2013 Dư nợ DNNVV Triệu đồng 254.871 190.856 229.415 213.780 270.512 -64.015 38.559 56.732 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 210.631 160.752 204.574 189.029 249.870 -49.879 43.822 60.841 Dư nợ trung – dài hạn Triệu đồng 44.240 30.104 24.841 24.751 20.642 -14.136 -5.263 -4.109 Nợ xấu DNNVV Triệu đồng 2.689 1.524 1.285 1.376 1.463 -1.165 -239 87 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 1.903 972 906 985 1.204 -931 -66 219 Nợ xấu trung – dài hạn Triệu đồng 786 552 379 391 259 -234 -173 -132 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV % 1,06 0,80 0,56 0,64 0,54 -0,26 -0,24 -0,10 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn % 0,90 0,60 0,44 0,52 0,48 -0,30 -0,16 -0,04 Tỷ lệ nợ xấu trung – dài hạn % 1,78 1,83 1,53 1,58 1,25 0,05 -0,30 -0,28

41  Tỷ lệ nợ quá hạn

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV trong ngắn và trung – dài hạn đều có xu hướng giảm. Nếu như cuối năm 2011 nợ quá hạn của hai loại thời hạn đạt tỷ lệ cao nhất, với giá trị lần lượt là 6,15% và 5,33% thì tại thời điểm cuối năm 2013 chỉ còn 5,75% và 5,08%, và cuối tháng 6 năm 2014 đạt 5,73% và 4,22%. Như đã biết, tỷ lệ này phụ thuộc vào nợ quá hạn và dư nợ cuối kỳ, mà trong giai đoạn này cả nợ quá hạn và dư nợ trong ngắn và trung – dài hạn đều giảm nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn trong ngắn hạn luôn cao hơn trung – dài hạn trong khi tỷ lệ nợ xấu thì ngược lại. Qua đây thấy rằng nợ ngắn hạn tuy tạo ra ít nợ xấu nhưng nợ quá hạn thuộc nhóm 2 lại khá nhiều. Điều này có thể mang đến rủi ro tiềm ẩn và làm giảm chất lượng sử dụng vốn của ngân hàng nếu không sớm cải thiện. Dù vậy thì tỷ lệ này ở hai loại thời hạn đều đạt mức trung bình, thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng vẫn tốt và an toàn.

Dư nợ trên vốn huy động

Thông thường tại các ngân hàng thì tỷ số dư nợ trên vốn huy động sẽ nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, tại Vietinbank Tây Đô, hoạt động chủ yếu là cho vay nhờ lãi suất khá ưu đãi và địa bàn hoạt động không thuận lợi cho hoạt động huy động

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi nhánh tây đô, thành phố cần thơ (Trang 44)