- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu;
- Cho vay: Cho vay ngắn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; ngoài ra ngân hàng còn có các chương trình cho vay ưu đãi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, hoạt động bao thanh toán, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và các dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (cash card), Internet banking, Phone banking, SMS banking;
- Kinh doanh ngoại tệ;
- Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán; - Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ thu phí bảo hiểm, thu ngân sách Nhà nước, thu học phí cho Đại học Y dược, và làm đại lý bảo hiểm cho Vietinbank Aviva.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014
Ngân hàng thương mại, giống như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Đặc biệt, trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế thế giới đầy tính cạnh tranh như hiện nay, làm sao để tạo ra lợi nhuận cao với chi phí và rủi ro thấp vừa là mối quan tâm hàng đầu vừa là vấn đề nan giải đối với các nhà quản trị. Lợi nhuận ngoài đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó còn thể hiện sự phát triển của nên kinh tế.
Nhìn lại diễn biến kinh tế của cả nước, có thể nói giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng. Dù Vietinbank Tây Đô đã cố gắng nỗ lực và có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi trong chính sách hoạt động để vượt qua, nhưng vẫn không thể tránh khỏi ảnh hưởng của bối cảnh chung.
26
3.4.1 Thu nhập
Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu, thu nhập của ngân hàng có xu hướng tăng, trong đó thu nhập từ lãi luôn chiếm hơn 65% và thu nhập ngoài lãi tăng đều về mặt giá trị lẫn tỷ trọng (từ 25% năm 2011 tăng lên hơn 31% tổng thu nhập vào cuối tháng 6 năm 2014).
Điểm đáng chú ý nhất là sự suy giảm mạnh của thu nhập lãi (gần 19%) và bước tăng nhảy vọt của thu nhập ngoài lãi (gần 24%) của năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2012 rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Việc NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập lãi, cụ thể tại Vietinbank Tây Đô, từ trung bình 18%/năm năm 2011 xuống còn 13,5%/năm đối với cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và 15%/năm đối với cho vay tiêu dùng (2 mảng cho vay quan trọng của ngân hàng) vào năm 2012. Mặt khác, từ cuối năm 2011, sự cố vỡ nợ của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn ở thành phố Cần Thơ đã làm ngân hàng mất đi nhiều khách hàng có khoản vay lớn, mà công tác thu hồi nợ gốc lẫn lãi vay cũng như việc tìm kiếm khách hàng vay mới trong giai đoạn kinh tế - xã hội của vùng thời kỳ khủng hoảng kinh tế là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai mảng dịch vụ tiện ích cho khách hàng, từ đó gia tăng thu nhập ngoài lãi, góp phần cải thiện tổng thu nhập cho chi nhánh.
Năm 2013, tình hình kinh tế của thành phố có bước chuyển tích cực, GDP tăng 11,67% so với năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn dần ổn định, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của các tầng lớp dân cư tăng mạnh, lưu thông hàng hóa tốt hơn, hàng tồn kho giảm…. Bên cạnh đó, ngân hàng đã xác định phát triển thị trường mục tiêu ở một số lĩnh vực mũi nhọn của vùng như Nông nghiệp - Thủy sản, Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời ngân hàng cũng đánh giá, lựa chọn khách hàng nghiêm túc, kỹ lưỡng trước, trong và sau khi cấp tín dụng để tăng doanh số cho vay với rủi ro được hạn chế tối đa. Cùng với hoạt động tín dụng, hoạt động mảng dịch vụ, bán lẻ mang lại nguồn thu an toàn với chi phí thấp được ngân hàng chú trọng triển khai thông qua việc hoàn thiện, nâng cấp tính năng sản phẩm với nhiều tiện ích và chính sách ưu đãi cho khách hàng. Tất cả đã lý giải vì sao thu nhập từ lãi và ngoài lãi đều tăng cao, tạo nên tốc độ tăng tổng thu nhập đáng khích lệ trong giai đoạn 2012-2013 (17%) và 6 tháng đầu 2013 – 6 tháng đầu 2014 (9,6%).
27
3.4.2 Chi phí
Để tạo ra lợi nhuận cao, bên cạnh quan tâm đến tăng thu nhập, ngân hàng cũng luôn cố gắng chi tiêu hợp lý và tìm cách tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo bộ máy tổ chức hoạt động tốt. Qua các năm ta thấy rằng tổng chi phí của ngân hàng có chiều hướng giảm, trong đó chi phí cho lãi luôn chiếm hơn 2/3 tổng chi phí.
Năm 2012, tổng chi phí giảm mạnh nhờ chi phí lãi và ngoài lãi đều giảm so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí lãi giảm một phần do lãi suất huy động trong năm này liên tục giảm theo quy định của NHNN, từ 14%/năm còn trung bình 9%/năm cho các khoản huy động dưới 12 tháng và 9,5%/năm cho trên 12 tháng. Một lý do khác nữa là vì năm 2011 vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nên ngân hàng phải tốn một khoản lớn chi phí lãi cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, mà sự chênh lệch này đã được rút ngắn vào năm 2012. Về chi phí ngoài lãi, nguyên nhân thứ nhất khiến năm 2011 cao hơn năm 2012 do năm 2011 cán bộ lãnh đạo cũ của chi nhánh làm việc tắc trách, không theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng nên đã bị công ty thủy sản An Khang làm chứng từ chiết khấu giả để nhận tiền và thanh toán bộ chứng từ giả đó. Điều này làm cho Vietinbank Tây Đô mất một khoản chi phí rất lớn cho những can thiệp pháp lý và xử lý hậu quả. Thứ hai là do năm 2012 ngân hàng tiến hành cải tổ bộ máy tổ chức, thay đổi lãnh đạo, cắt giảm nhân sự, cũng như giảm chi phí nhân viên, chi phí dự phòng... nên cũng làm chi phí ngoài lãi giảm.
Tương tự như tình hình thu nhập giai đoạn 2012-2013 và giai đoạn 6 tháng đầu 2013 – 6 tháng đầu 2014, chi phí lãi và chi phí ngoài lãi luôn tăng dẫn đến tổng chi phí tăng. Nguyên nhân khiến chi phí lãi tăng do từ năm 2013 tình hình kinh tế thành phố có bước phát triển tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, đơn vị có chiều hướng tăng, vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhờ vậy hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư kinh doanh khác của ngân hàng ngày lớn mạnh và được mở rộng. Cho nên chi phí cho lãi cũng như chi phí vận hành, chi phí quản lý và công vụ, đổi mới trang thiết bị cho nhân viên…tăng tương ứng với nhu cầu phát triển chung của cả chi nhánh. Thêm vào đó, khi lãi suất huy động giảm dần thì ngân hàng phải đưa ra các chính sách dự thưởng, tặng quà cho khách hàng gửi tiền nhiều hơn, đặc biệt, từ đầu năm 2014 ngân hàng tiến hành xây dựng trụ sở làm việc mới trên đường 3/2 nên chi phí ngoài lãi trong 6 tháng đầu tăng cao (1.536 triệu đồng, tương đương 13%) so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét tổng quát, dù cao hơn năm 2012 6.160 triệu đồng nhưng nếu so sánh với năm 2011 thì tổng chi phí năm 2013 vẫn thấp hơn đến 5.408 triệu đồng.
28
3.4.3 Lợi nhuận
Để khắc phục những biến cố và thiếu sót, ngân hàng đã có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế nên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng khả quan và tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tốc độ tăng lợi nhuận khá ấn tượng: 332,46% (2011-2012), 233,51% (2012-2013) và 24,8% (6/2013-6/2014) nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn khá khiêm tốn (cao nhất chỉ đạt 13.872 triệu vào năm 2013). Tuy nhiên, cũng phải nói rằng ngân hàng đã rất cố gắng khi năm 2011 và 2012 được xem là những năm cực kỳ khó khăn nhưng thu nhập luôn được duy trì ở mức cao hơn chi phí, đảm bảo lợi nhuận dương và năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn sau, nhờ kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng và gây dựng được thương hiệu cũng như lòng tin với khách hàng nên kết quả hoạt động của ngân hàng ngày một tốt hơn. Dù vậy ngân hàng cũng phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên thương trường cạnh tranh ngày một khốc liệt như hiện nay.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tổ Tổng Hợp – Vietinbank Tây Đô, 6T 2013, 6T 2014
Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 6T 2014 – 6T 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng thu nhập 47.162 100,00 51.698 100,00 4.536 9,62 Thu nhập từ lãi 32.950 69,87 35.470 68,61 2.520 7,65 Thu nhập ngoài lãi 14.212 30,13 16.228 31,39 2.016 14,18
2. Tổng chi phí 41.576 100,00 44.126 100,00 2.550 6,13
Chi phí lãi 29.357 70,61 30.371 68,83 1.014 3,45 Chi phí ngoài lãi 12.219 29,39 13.755 31,17 1.536 12,57
29
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Đô từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng thu nhập 100.790 100,00 92.495 100,00 108.239 100,00 -8.295 -8,23 15.744 17,02 Thu nhập từ lãi 75.814 75,22 61.545 66,54 73.060 67,50 -14.269 -18,82 11.515 18,71 Thu nhập ngoài lãi 24.976 24,78 30.950 33,46 35.179 32,50 5.974 23,92 4.229 13,66
2. Tổng chi phí 99.775 100,00 88.207 100,00 94.367 100,00 -11.568 -11,59 6.160 6,98
Chi phí lãi 68.355 68,51 60.324 68,39 65.050 68,93 -8.031 -11,75 4.726 7,83 Chi phí ngoài lãi 31.420 31,49 27.883 31,61 29.317 31,07 -3.537 -11,26 1.434 5,14
3. Lợi nhuận 1.015 x 4.288 x 13.872 x 3.273 322,46 9.584 223,51
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK TÂY ĐÔ TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014
4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô dù cũng theo xu hướng chung của ngành ngân hàng là phát triển các hoạt động phi tín dụng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ, thanh toán xuất – nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, v.v... nhưng vẫn tập trung vào hoạt động chính tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho ngân hàng là tín dụng. Tuy nhiên, trong kinh doanh, lợi nhuận luôn song hành với rủi ro, vì vậy, hoạt động này luôn được ngân hàng quan tâm hàng đầu và theo dõi sát sao. Sau đây là khái quát hoạt động tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đến hết tháng 6/2014 thông qua 4 chỉ tiêu phân tích cơ bản là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.
Dựa bảng 4.1 và 4.2 ta thấy rằng các chỉ tiêu phân tích biến động theo hai xu hướng rõ rệt: giảm trong giai đoạn 2011-2012 và tăng trong giai đoạn 2012- 2013 và giai đoạn 6 tháng 2013 – 6 tháng 2014.
Trong giai đoạn đầu, về doanh số cho vay, mức cho vay nhóm khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp đều giảm, tuy nhiên doanh nghiệp – đối tượng cho vay chủ yếu với tỷ trọng luôn trên dưới 70% – giảm tới 592.029 triệu đồng, đã góp 94% vào sự sụt giảm của tổng số cho vay. Đối với doanh số thu nợ, dù mức thu nợ của cá nhân tăng 15.512 triệu đồng nhưng vì mức giảm của doanh nghiệp lên đến 390.049 triệu đồng nên tổng số vẫn giảm mạnh. Vì doanh số cho vay và thu nợ đều giảm mạnh nên kết quả là dư nợ giảm hơn 203.000 triệu đồng, mà trong đó hết 72% là do dư nợ doanh nghiệp giảm (hơn 146.000 triệu đồng). Tuy nhiên, điểm tốt trong giai đoạn này là tình hình nợ xấu được cải thiện đáng kể, giảm rất mạnh với tốc độ gần 53% từ 7.297 triệu đồng năm 2011 còn chỉ 3.128 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động chung này là do năm 2012 kinh tế - xã hội chung của cả nước bị suy giảm, sức mua yếu nên nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất cũng giảm theo. Điển hình là thị trường xuất khẩu cá da trơn và tôm chân trắng của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, vốn là khách hàng quan trọng của ngân hàng, bị thu hẹp, giá bán giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do con giống khan hiếm. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp ngại mở rộng sản xuất hoặc không đáp ứng được điều kiện vay vốn dù có nhu cầu nên ngân hàng hạn chế cho vay ra mà chỉ chú trọng thu
31
hồi các khoản nợ trước đó, nợ quá hạn và nợ xấu bằng hàng tồn kho hoặc tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng do rút kinh nghiệm từ vụ lừa gạt chiếm đoạt gần 90.000 triệu đồng của công ty An Khang nên chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính tốt và kế hoạch kinh doanh khả thi.
Qua giai đoạn 2012-2013, hoạt động tín dụng của ngân hàng có nhiều khởi sắc. Cụ thể, doanh số cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đều tăng giúp tổng doanh số năm 2013 đạt 2.657.185 triệu đồng, tăng 20% so với 2012, và bằng khoảng 96% mức cho vay năm 2011. Doanh số thu nợ cũng tăng khá tốt, trong đó thu nợ từ khách hàng doanh nghiệp tăng 206.459 triệu đồng, góp 97% vào mức tăng tổng doanh số. Vì doanh số cho vay tăng cao hơn mức tăng của doanh số thu nợ nên dư nợ của ngân hàng cũng tăng khá cao (115.082 triệu đồng, tương đương 20,54%). Nợ xấu được ngân hàng kiềm chế tốt nên tăng rất nhẹ, chỉ 140 triệu đồng, đặc biệt đáng ghi nhận là nợ xấu của doanh nghiệp tiếp tục giảm. Tuy nợ xấu từ khách hàng cá nhân tăng 35% nhưng giá trị tuyệt đối chỉ 174 triệu đồng. Có thể thấy rằng trong năm 2013 ngân hàng đã chủ trương nới lỏng tín dụng, cho vay nhiều hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhưng vẫn đảm bảo thu hồi nợ tốt và hạn chế được tình trạng nợ xấu tăng cao. Có được những chuyển biến tích cực trên là nhờ năm 2013 kinh tế thành phố tăng trưởng tốt, sức mua cao hơn nên nhu cầu vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất cũng tăng. Thêm vào đó, ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, còn trung bình khoảng 12%/năm đối với doanh nghiệp và 16% đối với cá nhân. Đồng thời, ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi để thu hút và tìm kiếm khách hàng mới như chương trình Bao Thanh Toán triển khai từ cuối năm 2012 (giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tài chính và giảm thiểu rủi ro trong giao thương khi bán hàng theo phương thức thanh toán trả chậm), chương trình Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Nhỏ Lẻ (hỗ trợ vốn trực tiếp cho