- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hệ: Chính quy
4.1 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank Bình
CỦA SACOMBANK BÌNH MINH GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn tại Sacombank Bình Minh
Trước khi đi sâu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng, ta cần tìm hiểu sơ bộ về tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng trong thời gian qua đã thay đổi như thề nào để có thể đưa ra các giải pháp tín dụng phù hợp với tình hình chung của Ngân hàng hơn.
Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng có được là từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có chi phí sử dụng khác nhau, tác động khác nhau đến hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể tại Sacombank Bình Minh, tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 129.155 157.291 155.012 28.136 21,78 (2.279) (1,45) Vốn điều chuyển 0 0 0 0 - 0 - Tổng 129.155 157.291 155.012 28.136 21,78 (2.279) (1,45)
Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Sacombank Bình Minh trong 6 tháng đầu năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền % Vốn huy động 132.854 140.865 8.011 6,03
Vốn điều chuyển 0 0 0 0
Tổng 132.854 140.865 8.011 6,03
29
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 lượng vốn huy động đạt 157.291 triệu đồng, tăng 28.136 triệu đồng tương ứng 21,78% so với năm 2011. Nguyên nhân là do từ khi được thành lập vào đầu năm 2007 đến nay, các thủ tục của Ngân hàng đã dần được cải tiến theo hướng thông thoáng tiện lợi hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn. Bên cạnh đó, nhờ sự linh hoạt trong việc áp dụng các mức lãi suất đa dạng, phong phú về sản phẩm cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và công tác chăm sóc khách hàng ngày càng được cải thiện làm cho khách hàng biết đến Sacombank nhiều hơn, từ đó vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên đến năm 2013 lượng vốn huy động có dấu hiệu giảm nhẹ 1,45% tương ứng 2.279 triệu đồng. Nguyên nhân là do đến năm 2013, các kênh đầu tư khác đã dần bình ổn nên người dân đã dần chuyển sang các kênh đầu từ khác. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, dù lãi suất vẫn ở mức khá thấp nhưng hiện đã ở mức hợp lý cùng với những chính sách huy động vốn thích hợp và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã giúp nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng 6,03 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy động chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% qua suốt thời gian nghiên cứu. Điều này cho thấy Sacombank Bình Minh đã ngày càng chủ động hơn về việc đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động tại đơn vị, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên. Ngoài ra với tỷ lệ 0% của nguồn vốn điều chuyển sẽ giúp cho ngân hàng giảm được tối đa chi phí vốn (do vốn điều chuyển có chi phí cao hơn so với vốn huy động), từ đó góp phần tăng trưởng lợi nhuận cho đơn vị.
4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó không chỉ thể hiện quy mô về tài chính của một Ngân hàng mà còn cho thấy mức độ hiệu quả trong hoạt động huy động của Ngân hàng. Vốn huy động của Sacombank Bình Minh có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp (năm 2012 tăng 21,78% so với năm 2011), thậm chí giảm nhẹ (năm 2013 giảm 1,45% so với năm 2012). Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn tăng 10,64% tương đương tăng 8.658 triệu đồng so với cùng kì năm 2013. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt nhưng chưa bền vững. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (trên 88,02% tổng vốn huy động), giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển định hướng chung trong hoạt động của Sacombank Bình Minh.
30
Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tiền gửi của Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 7.700 5,96 18.836 11,98 19.051 12,29 11.136 144,62 215 1,14 Có kỳ hạn 121.455 94,04 138.455 88,02 135.961 87,71 17.000 14,00 (2.494) (1,80) Dưới 12 tháng 114.833 88,91 135.384 86,07 122.010 78,71 20.551 17,90 (13.374) (9,88) Từ 12 tháng trở lên 6.622 5,13 3.071 1,95 13.951 9,00 (3.551) (53,62) 10.880 354,28 Tổng 129.155 100,00 157.291 100,00 155.012 100,00 281.36 21,78 (2.279) (1,45)
31
Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tiền gửi của Sacombank Bình Minh trong 6 tháng đầu năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Không kỳ hạn 11.037 8,31 6.377 4,53 (4.661) (42,23) Có kỳ hạn 121.817 91,69 126.840 95,47 5.023 4,12 Dưới 12 tháng 110.853 83,44 114.363 86,08 3.511 3,17 Từ 12 tháng trở lên 10.964 8,25 12.477 9,39 1.513 13,80 Tổng 132.854 100,00 140.865 100,00 8.011 6,03
Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh
4.1.2.1 Vốn huy động phân theo hình thức huy động vốn
Tiền gửi không kì hạn
Cùng với thói quen tích lũy của người dân Việt Nam nói chung thì thói quen thanh toán chi trả qua ngân hàng của người dân chưa cao bởi họ muốn xem tiền mặt là công cụ thanh toán, như là một bằng chứng cho mọi giao dịch, mua bán hàng hóa. Vì vậy, tỷ trọng của tiền gửi không có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động
Nếu như trong năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 94,04% còn tiền gửi không kì hạn chỉ chiếm 5,96% thì đến năm 2013 số lượng tiền gửi có kỳ hạn đã giảm xuống còn 87,71% và thay vào đó là tiền gởi không kì hạn chiếm tỷ lệ 12,29% trong tổng nguồn vốn huy động và đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tiền gửi của KHCN. Nguyên nhân là do cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của người dân ngày càng cao, việc thanh toán giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia hay quốc tế đã không còn trở nên quá xa lạ đối với người dân, thậm chí họ có thể ngồi tại nhà để thực hiện việc thanh toán đó mà không cần phải đến bất kỳ một Ngân hàng nào thì sự nhận thức về tầm quan trọng và những tiện ích của việc thanh toán qua Ngân hàng mang lại. Ngoài ra, từ tháng 09/2012 Sacombank đã đưa vào hoạt động hệ thống thẻ thanh toán trực tuyến VnPay hiện đại trên toàn hệ thống, với hệ thống thẻ hiện đại này giúp Ngân hàng đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng với thời gian nhanh chóng, an toàn, thuận lợi nhất trong việc thanh toán tiền điện, nước, viễn thông… Đồng thời ngân hàng còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ khác, đặc biệt là các sảm phẩm về ngân hàng điện tử và kích thích khách hàng bằng cách đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như “ Lướt Internet Banking – nhận
32
ngay quà tặng”, dịch vụ ủy thác thanh toán tự động khi khách hàng đến hạn với hệ thống xử lí thông tin không cần phải thông qua ngân hàng khác, giúp PGD có thêm nguồn thu từ hoạt động thẻ đồng thời có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định số dư tài khoản thẻ của khách hàng để kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm mạnh tới 42,23% so với cùng kỳ năm 2013 đồng thời chỉ chiếm tỷ trọng 4,53%. Điều này cho thấy để đạt được mục tiêu duy trì tỷ trọng 12,29% của khoản mục tiền gửi không kì hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động đòi hỏi Ngân hàng cần phải kết hợp nhiều biện pháp như: phát tờ rơi, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, tạo mức lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác….nhằm kích thích khách hàng gửi tiền.
Tiền gửi có kì hạn
Đây là lượng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của Sacombank Bình Minh (luôn chiếm trên 87%). Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi nhằm mục đích hưởng lãi của khách hàng. Người gửi tiền được rút tiền trong một thời gian nhất định nên tính chất của loại tiền này là tương đối ổn định. Tuy nhiên, người gửi tiền có thể rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn theo quy định của Sacomank. Từ năm 2011 đến nay, việc điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hòa trong mối quan hệ với tỷ giá đã phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá; Về điều hành lãi suất huy động, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/3/2011 qui định trần lãi suất huy động đối với VND của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2014, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Qua các đợt điều chỉnh, đến ngày 17/03/2014 theo Thông tư số 07/TT-NHNN thì lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 06 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 6%/năm và lãi suất kì hạn trên 06 tháng do NHTM tự quyết định. Mặc dù sau những lần thay đổi lãi suất đều giảm nhưng nhờ có sự chuẩn bị tâm lí trước nên dễ dàng chấp nhận mức lãi suất mới cộng với việc nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng hoặc èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại thu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất. Nên lượng tiền gửi có kì hạn trong năm 2012 của Ngân hàng vẫn tăng trưởng đến 14% so với năm 2011. Trong năm 2013 tuy có giảm 1,8% so với năm 2012 nhưng trong 6 tháng 2014 đã tăng 4,12% so với cùng kì năm 2013, hứa hẹn khoản mục tiền gửi này của ngân hàng sẽ được phục hồi và tăng trưởng tốt trong năm 2014.
33
Về cơ cấu tiền gửi có kì hạn, có thể nhận thấy rằng khách hàng đang có xu hướng chuyển sang gửi tiền với kỳ hạn trên 12 tháng ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do lãi suất huy động ở kỳ hạn này thường không có sự chênh lớn, trong khi đó, khách hàng vừa có thể hưởng được lãi suất cao hơn mà kỳ hạn rút tiền lại tiện lợi hơn.
Ngoài yếu tố về lãi suất thì một trong những yếu tố quan trọng không kém để thu hút lượng khách hàng gửi tiền chính là các chương trình khuyến mại kèm theo khi gửi tiền. Hầu hết các Ngân hàng đều xây dựng cho các chương trình gửi tiền khuyến mại hết sức hấp dẫn để thu hút khách hàng và Sacombank đã không ngừng phát triển cũng như tạo ra những nét riêng trong từng chương trình của mình như đối tượng khách hàng, quà tặng, thu nhập…. điển hình như chương trình Khai xuân đắc lộc, Vòng quay may mắn, Mừng sinh nhật – Trúng quà lớn, nhằm tạo sự phấn khích cho khách hàng gửi tiền, khi mà Ngân hàng không ưu tiên cạnh tranh về lãi suất tiền gửi với các Ngân hàng khác. Ngoài ra, đối với nhân viên, Ngân hàng thực hiện các cuộc thi đua về huy động vốn, nhằm tạo động lực và sự phấn khởi cho các cá nhân phấn đấu hoàn thành tốt và vượt chỉ tiêu của mình.
4.1.2.2 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng huy động
Tiền gửi của cá nhân
Cá nhân là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của Sacombank Bình Minh bởi hàng năm nguồn vốn huy động từ đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối (100%) trong tổng nguồn vốn huy động của Sacombank Bình Minh.
Năm 2012 khoản mục tiền gửi này đạt 157.291 triệu đồng tăng 21,78% so với năm 2011. Nguyên nhân là do thu nhập của người dân được cải thiện (thu nhập bình quân năm 2012 đạt 20,2 triệu đồng/người/năm, tăng 2,6% so với năm 2011) và việc đi vào hoạt động của nhiều công trình lớn (khu công nghiệp Bình Minh, cảng Bình Minh….) góp phần tạo việc làm cho người dân. Một nguyên nhân khác là do việc Ngân hàng đã áp dụng các chính sách huy động vốn linh hoạt đối với các khách hàng cá nhân cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã làm cho lượng tiền gửi của khách hàng tăng nhanh. Đến năm 2013, khi mà những biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô của NHNN đạt hiểu quả đã làm cho lãi suất cũng như thị trường vàng đi vào ổn định, có một số bộ phận nhỏ người dân chuyển sang đầu tư vào vàng và các hoạt động kinh doanh khác hấp dẫn hơn nên trong năm 2013 lượng tiền huy động từ các khách hàng cá nhân giảm 1,45% so với năm 2012.
So với tình hình cùng kỳ năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu khả quan hơn dù lãi suất vẫn còn thấp nhưng đã ổn định và người dân đã dần
34
quen với sự sụt giảm lãi suất trong thời gian qua cùng với việc lạm phát hạ xuống rất thấp chỉ khoảng 1,38% đã làm cho kênh đầu tư vào ngân hàng hấp dẫn trở lại với khách hàng nên lượng vốn huy động từ dân cư 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1,98% so cùng kỳ năm 2013.
Bảng 4.5: Tình hình huy động vốn của Sacombank Bình Minh phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Dân cư 129.155 157.291 155.012 28.136 21,78 (2.279) (1,45) Tổ chức kinh tế 0 0 0 0 - 0 - Tổng 129.155 157.291 155.012 28.136 21,78 (2.279) (1,45)
Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh
Bảng 4.6: Tình hình huy động vốn của Sacombank Bình Minh phân theo đối tượng khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền %
Dân cư 132.854 135.479 2.625 1,98
Tổ chức kinh tế 0 5.386 5.386 x
Tổng 132.854 140.865 8.011 6,03
Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng nhất định trong nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung trong khoảng thời gian (2011 – 2013) ngân hàng chưa thu hút được lượng vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Nguyên nhân là do tình hình chung của nền kinh tế trong và ngoài nước đều bị ảnh hưởng, nhất là lo ngại gánh nặng nợ, thiếu vốn và tồn kho nhiều là những nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung (đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ) của thị xã Bình Minh nói riêng; Đến 6 thàng đầu năm 2014, tình hình đã được tiến triển tốt hơn khi nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 5.386 triệu đồng.
4.2KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK BÌNH
35
Trong những năm qua, dù hoạt động chung của ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng với sự lớn mạnh về thương hiệu của một Ngân hàng TMCP, chất lượng phục vụ khá tốt, Sacombank Bình Minh nói riêng và thương hiệu Sacombank nói chung thì hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên để có thể có cái nhìn sâu hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của Sacombank Bình Mình thì chúng ta cần phải phân