Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long – phòng giao dịch bình minh (Trang 59)

- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hệ: Chính quy

4.3.2Doanh số thu nợ ngắn hạn

4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế

Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn của Sacombank Bình Minh không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 do những biến động nhất định từ nền kinh tế làm cho khách hàng gặp những khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, nhiều khoản cho vay vào giai đoạn giữa cuối năm 2013 chưa đến hạn trả nợ trong năm. Từ đó, làm doanh số thu nợ năm 2013 giảm 6,32%. Sự bất ổn này chủ yếu đến từ nhóm ngành nghề khác.

Nông nghiệp

Có thể nói đây là nhóm ngành có khả năng thu hồi nợ tốt nhất của Ngân hàng, mang tính ổn định ở cả về cơ cấu cũng như sự biến động tăng giảm trong giai đoạn 2011– 6 tháng 2014. Từ bảng 4.11 và 4.12, ta thấy cơ cấu thu nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 và 2013 lần lượt là 14,56% và 16,37% so với năm 2011 là 12,44%. Về mặt biến động giá trị, doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2012 tăng 52,11% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 5,33% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình nông nghiệp của thị xã là khá ổn định và các khoản cho vay thường có tài sản đảm bảo khá chắc chắn, chủ yếu là bất động sản (đất đai, nhà cửa,...), khả năng phát mãi tương đối tốt. Tình hình thời tiết cũng như điều kiện canh tác thuận lợi đã làm sản lượng lúa vượt kế hoạch đề ra cùng với việc giá lúa tương đối ổn định do các chính sách ổn định giá cả để hỗ trợ người nông dân của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi gia cầm và nuôi heo lần lượt bị tác động xấu do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao thì người dân dần chuyển sang nuôi bò, làm số lượng đàn bò ngày càng được mở rộng hơn, cùng với việc giá bò hơi tăng khá cao đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Từ đó góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho các nhà nông trả nợ cho Ngân hàng.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Trong thời gian qua tình hình thu nợ đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp luôn tăng mạnh nhưng không đồng đều qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2012 tăng 42,50% so với năm 2011 tương ứng tăng 30.029 triệu đồng. Sang năm 2013 thì doanh số thu nợ ngành này tăng nhẹ 2,09% so với năm 2012. Nguyên nhân do các doanh nghiệp trên địa bàn nhờ sự giúp đỡ của UBND Thị xã về công tác cho thuê mặt bằng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ đầu ra sản phẩm và các khoản vay từ Ngân hàng với lãi suất thấp để đầu tư máy móc, bổ sung nguyên liệu của ngân hàng nên không chỉ

47

vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế mà còn thu lại được lợi nhuận cao, tiến hành trả nợ sớm cho Ngân hàng. Mặt khác, công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng ngày càng tốt hơn với đội ngũ nhân viên tận tình, có nhiều kinh nghiệm hơn.

Ngành nghề khác

Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với danh mục này luôn chiếm tỷ trọng cao trong toàn cơ cấu doanh số thu nợ của ngân hàng, tuy nhiên có sự tăng giảm thất thường cả về doanh số lẫn tỷ trọng trong 3 năm. Cụ thể năm 2012 tăng 15,92% so với năm 2012 nhưng đến năm 2013 lại giảm 17,06%.

Chính phủ đã có những chính sách thay đổi tiền lương tối thiểu, đã tăng 3 lần, từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng theo Nghị định 22 của Chính phủ thực hiện từ ngày 01/05/2011, từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP thực hiện từ ngày 01/05/2012 và sang năm 2013 con số này là 1.150.000 đồng theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP thực hiện từ ngày 01/07/2013. Ngoài ra, ngân hàng thực hiện tối đa công tác thu hồi nợ để đảm bảo thu được nợ đúng hạn và đầy đủ nhất, hạn chế tối đa xuất hiện nợ xấu. Đồng thời có nhiều khách hàng tất toán trước hạn làm doanh số nhóm ngành này tăng mạnh vào năm 2012.

Trong năm 2013, sự tăng lên của các chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa làm cho thu nhập thực của các đối tượng ở các khoản vay trong danh mục này vẫn tương đối thấp làm cho khả năng chi trả nợ bị hạn chế. Mặt khác, do một số khách hàng vay có ý thức trả nợ kém, sử dụng vốn sai mục đích hoặc kém hiệu quả dẫn đến sự sụt giảm doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm này.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

Cá nhân

Cá nhân là đối tượng cho vay chiếm tỷ trọng cao của ngân hàng, đồng thời doanh số thu nợ ở mảng khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) so với khách hàng doanh nghiệp.

Như đã phân tích, các khoản vay ở khách hàng cá nhân chủ yếu đến từ các khoản vay của tiểu thương, giáo viên và cán bộ viên chức. Đây là những đối tượng có thu nhập ổn định nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tiền lương của chính phủ. Năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh tương đối tốt, một số cán bộ viên chức có thu nhập thêm từ kinh tế gia đình nên đã tất toán trước nợ cho Ngân hàng, làm cho doanh số thu nợ năm 2012 tăng 41,21% so với năm 2012. Mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh tăng lương cho cán bộ viên chức nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ lạm phát, điều này làm cho thu nhập thực của

48

các đối tượng này giảm kéo theo doanh số thu nợ cá nhân giảm 10,38% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ ở các đối tượng khách hàng này tăng trở lại do lượng tiền nhàn rỗi có được sau thời gian kinh doanh trong dịp tết Nguyên đán đối với các hộ sản xuất và tiền thưởng đối với các cán bộ viên chức nên đã tiến hành tất toán trước hạn các khoản nợ cho Ngân hàng để có thể tiếp tục vay các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu cá nhân khác.

Doanh nghiệp

Doanh số thu nợ của nhóm khách hàng này vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012 tăng đến 23,55% so với năm 2011 do Ngân hàng cho vay đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với thời gian luân chuyển vốn ngắn, tốc độ thu nợ nhanh. Bên cạnh đó, các khoản nợ năm trước cũng được thu về do kinh tế địa phương đã được phục hồi và phát triển tốt hơn, làm DSTN tăng cao. Đến năm 2013 do sự sụt giảm của doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này, cộng với việc một số ít doanh nghiệp lớn có các khoản vay dài hạn thì chưa đến kì trả nợ làm cho doanh số thu nợ năm này tăng rất thấp chỉ 0,64% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như ngân hàng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ, các doanh nghiệp đã “dễ thở” trong việc trả nợ ngân hàng nên doanh số thu nợ của nhóm khách hàng này đã tăng 32,48% so với cùng kì năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long – phòng giao dịch bình minh (Trang 59)