Khái quát tình hình tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long – phòng giao dịch bình minh (Trang 47)

- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hệ: Chính quy

4.2 Khái quát tình hình tín dụng tại Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011-

35

Trong những năm qua, dù hoạt động chung của ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng với sự lớn mạnh về thương hiệu của một Ngân hàng TMCP, chất lượng phục vụ khá tốt, Sacombank Bình Minh nói riêng và thương hiệu Sacombank nói chung thì hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên để có thể có cái nhìn sâu hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của Sacombank Bình Mình thì chúng ta cần phải phân tích hoạt động cho vay qua 4 chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.

Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh

Hình 4.1: Tình hình tín dụng của Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 – 6T2014 270.072 372.429 342.510 81.045 94.001 248.124 343.877 336.555 88.196 109.024 117.492 146.044 151.999 110.341 131.021 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Triệu đồng Năm

36

Bảng 4.7: Tình hình tín dụng theo thời hạn của Sacombank Bình Minh giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 270.072 100,00 372.429 100,00 342.510 100,00 102.357 37,90 (29.919) (8,03) + Ngắn hạn 211.371 78,26 278.641 74,82 252.100 73,60 67.270 31,83 (26.541) (9,53) + Trung và dài hạn 58.701 21,74 93.788 25,18 90.410 26,40 35.087 59,77 (3.378) (3,60) Doanh số thu nợ 248.124 100,00 343.877 100,00 336.555 100,00 95.753 38,59 (7.322) (2,13) + Ngắn hạn 198.500 80,00 257.812 74,97 241.515 71,76 59.312 29,88 (16.297) (6,32) + Trung và dài hạn 49.624 20,00 86.065 25,03 95.040 28,24 36.441 73,43 8.975 10,43 Dư nợ 117.492 100,00 146.044 100,00 151.999 100,00 28.552 24,30 5.955 4,08 + Ngắn hạn 98.247 83,62 119.076 81,53 129.661 85,30 20.829 21,20 10.585 8,89 + Trung và dài hạn 19.245 16,38 26.968 18,47 22.338 14,70 7.723 40,13 (4.630) (17,17) Nợ xấu 1.948 100,00 857 100,00 500 100,00 (1.091) (56,01) (357) (41,66) + Ngắn hạn 634 32,55 326 38,04 350 70,00 (308) (48,58) 24 7,36 + Trung và dài hạn 1.314 67,45 531 61,96 150 30,00 (783) (59,59) (381) (71,75)

37

Bảng 4.8: Tình hình tín dụng theo thời hạn của Sacombank Bình Minh trong 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Doanh số cho vay 81.045 100,00 94.001 100,00 12.956 15,99 + Ngắn hạn 67.850 83,72 74.167 78,90 6.317 9,31 + Trung và dài hạn 13.195 16,28 19.834 21,10 6.639 50,31 Doanh số thu nợ 88.196 100,00 109.024 100,00 20.828 23,62 + Ngắn hạn 62.572 70,95 76.107 69,81 13.535 21,63 + Trung và dài hạn 25.624 29,05 32.917 30,19 7.293 28,46 Dư nợ 138.893 100,00 136.976 100,00 -1.917 -1,38 + Ngắn hạn 124.354 89,53 127.721 93,24 3.367 2,71 + Trung và dài hạn 14.539 10,47 9.255 6,76 -5.284 -36,34 Nợ xấu 380 100,00 170 100,00 -210 -55,26 + Ngắn hạn 210 55,26 100 58,82 -110 -52,38 + Trung và dài hạn 170 44,74 70 41,18 -100 -58,82

Nguồn: Phòng kinh doanh Sacombank Bình Minh

Doanh số cho vay

Trong cơ cấu cho vay của Sacombank Bình Minh giai đoạn từ 2011 đến 2013, cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 73% tổng doanh số cho vay và có biến động qua các năm. Cho vay ngắn hạn thường nhằm bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, hoạt động theo mùa vụ, có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, để tiện lợi cho việc xoay vòng nguồn vốn, ít mất thời gian trong việc làm hồ sơ cho vay mới. Việc Bình Minh là một thị xã có tỷ trọng nông nghiệp cao nhất trong cơ cấu ngành, cùng sự tăng trưởng không ngừng của nhóm ngành thương mại - dịch vụ, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã đang trong quá trình hoàn thành chuẩn bị đi vào hoạt động, cá hộ sản xuất nhỏ lẻ các ngành nghề thường có vòng quay vốn ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, nên cho vay ngắn hạn là mảng có nhiều tiềm năng cũng như giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu cho vay của không riêng Sacombank Bình Minh mà hầu hết các NHTM khác trên địa bàn.

Trong năm 2012 nhờ những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và NHNN như áp dụng trần lãi suất cho vay không quá 15%/năm và tập trung vốn cho các nhóm ngành ưu tiên (sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, cho vay

38

doanh nghiệp vừa và nhỏ) [thông tư 33/2012/TT – NHNN], nhờ đó mà dòng vốn cho phát triển kinh tế địa phương được khơi thông. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, kinh tế thị xã Bình Minh ngày càng phát triển, các dự án đầu tư cũng như cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thương thuận lợi giữa Bình Minh và các tỉnh, thành phố lân cận đã tạo điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tính dụng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao đến 37,90% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, ngoài tình hình kinh tế nói chung còn khó khăn, doanh số cho vay giảm do hoạt động sản xuất và tình hình tài chính của một số bộ phận doanh nghiệp trên địa bàn chậm được cải thiện, không có nguồn vốn đối ứng tham gia phương án, dự án sản xuất kinh doanh, không còn tài sản đảm bảo và điều kiện vay vốn không đủ đáp ứng nên doanh số cho vay năm 2013 giảm 8,03% so với năm 2012.

Trong cơ cấu doanh số cho vay ta thấy, trong khi tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trưởng ổn định (từ 20% trong năm 2011 tăng lên 28,24% trong năm 2013) thì tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn lại giảm (đạt 71,76% trong năm 2013 so với 80% trong năm 2011) do những ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế tại địa phương, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới với những phương án kinh doanh có tiềm năng này luôn cần một nguồn vốn lớn và dài hạn cho sự đầu tư và phát triển của mình.

Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chỉ mới phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Để biết được chất lượng tín dụng của ngân hàng, cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng qua tình hình thu nợ. Nếu công tác thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển dòng vốn, từ đó giúp ngân hàng duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Qua 3 năm doanh số thu nợ của Sacombank Bình Minh biến động không ổn định. Năm 2011, tốc độ thu hồi những khoản vay này tăng lên 38,59% so với năm trước đó. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự quản lý, chỉ đạo Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Đồng thời, về phía khách hàng thì đa số khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết, có ý thức trong việc trả lãi, vốn gốc đúng hạn. Bên cạnh đó, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, nên hoạt động SXKD của người dân nói chung cũng đạt được nhiều kết quả khả quan hơn, nên việc xoay trở đồng vốn để trả cho ngân hàng cũng hiệu quả hơn. Năm 2013, doanh số thu nợ giảm 2,13% so với năm 2012. Bởi tình hình SXKD gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Song song đó, lãi suất cho vay với những đối

39

tượng vay tiêu dùng và vay SXKD để phục vụ nhu cầu cá nhân cao nên gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ tăng 23,62% so với cùng kì năm 2013. Nguyên nhân tình hình kinh tế ngày càng ổn định, lạm phát giảm mạnh, các khách hàng thu được nhiều lợi nhuận nên tất toán các khoản vay của mình,

Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ cho vay cuối kỳ là chỉ tiêu thể hiện sự tương quan giữa dư nợ cho vay đầu kỳ, doanh số cho vay trong kỳ và doanh số thu nợ trong kỳ. Tương tự như doanh số cho vay, nhưng chỉ tiêu dư nợ thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là khoản mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn bao gồm những khoản nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng của NHTM.

Tổng dư nợ của Sacombank Bình Minh liên tục tăng trong suốt giai đoạn nghiên cứu, năm 2012 tăng đến 28,55% so với năm 2011, năm 2013 tăng 4,08% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 2,42% so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ tăng cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được ở rộng, điều đó phần nào phản ánh được định hướng hoạt động của Sacombank Bình Minh trong những năm vừa qua, cũng như trong tương lai là đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, mang lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng, song song với phát triển hoạt động dịch vụ.

Nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu là vấn đề có thể nói là “đau đầu nhất” cho các NHTM Việt Nam hiện nay, nhất là sau khi NHNN dự định áp dụng Thông tư 02 (có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 sau khi phải liên tục dời lại). Trong 6 tháng đầu năm 2014, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (gọi tắt là VAMC) đã mua được 11.414 tỷ đồng nợ xấu từ các TCTD. Nếu tính từ khi mua nợ ngày 11/10/2013 đến ngày 1/7/2014, tổng nợ xấu đã mua của các TCTD là 50.721 tỷ đồng.Giai đoạn 2011 – 2013, về cơ bản, những chính sách tài khóa, tiền tệ đều nhằm vào mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hệ quả tất yếu là làm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và rơi vào vòng lẫn quẩn: sức mua giảm – tồn kho tăng – sản xuất giảm – nợ xấu tăng – tín dụng giảm,... Từ đó, cho thấy hoạt động cho vay của các NHTM trong khoảng thời gian này là đặc biệt khó khăn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Tình hình chung từ năm 2011 đến năm 2013, dù cho lãi suất cho vay có giảm do những chính sách điều chỉnh lãi suất của NHNN. Tuy nhiên thì tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn khá khiêm tốn, khi nợ xấu vẫn còn chưa được giải quyết, các ngân

40

hàng không mạnh tay hơn trong việc “bơm tiền” vào nền kinh tế, gây nên tình trạng thừa tiền thiếu vốn kéo dài, gây cản trở cho sự phục hồi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nợ xấu của Sacombank Bình Minh trong suốt giai đoạn nghiên cứu (2011 – 6 tháng 2014) liên tục giảm qua các năm, năm 2012 giảm mạnh đến 56,01% so với năm 2011, năm 2013 giảm mạnh 41,66% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 dừng lại ở con số 100 triệu đồng, giảm 55,26% so với cùng kì năm 2013. Sự giảm mạnh của nợ xấu tại Ngân hàng chủ yếu xuất phát từ sự giảm mạnh nợ xấu của các khoản tín dụng trung và dài hạn. Năm 2012, Quyết định 780 được ban hành, các NHTM tiến hành cơ cấu lại nhóm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp đã giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục hoạt động kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng cùng với việc thu hồi được các khoản nợ lũy kế từ năm trước kéo theo nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng của khoản cho vay, thực hiện tốt công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay, đa dạng hóa và mở rộng danh mục cho vay hướng vào các đối tượng có tiềm năng trả nợ tốt. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn còn tồn tại do phần lớn nợ xấu thuộc lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng từ những năm trước. Ngoài ra do những biến động khó lường của thị trường, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao làm tăng chi phí và giảm thu nhập thực của các thành phần kinh tế, gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng. Do đặc thù khách hàng vay còn yếu kém về năng lực kinh doanh hay sử dụng vốn chưa đúng mục đích, chây ỳ trong việc trả nợ,…..làm cho nợ xấu vẫn còn tồn tại trong 6 tháng đầu năm 2014 mặc dù đã giảm mạnh so với các năm trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long – phòng giao dịch bình minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)