Chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74)

4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1.Chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đó là tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động. Thị xã Từ Sơn, với đặc thù có nhiều làng nghề truyền thống, nhất là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó. Cơ cấu lao động của toàn thị xã trong các ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng giảm dần lao động Nông – Lâm – Ngư, tăng dần lao động Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ.

Bảng 3.22. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế (Đơn vị: %)

Năm

Lao động 1999 2002 2006 2010

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 59,3 44,8 43,1 36,0 Công nghiệp – Xây dựng 34,5 45,5 44,7 47,5

Dịch vụ 6,2 9,7 12,2 16,5

Nguồn xử lí số liệu từ Niên giám thống kê Từ Sơn qua các năm

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm mạnh, từ 59,3% (năm 1999) xuống còn 36% (năm 2010). Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 34,5% (năm 1999) lên 47,5% (năm 2010); Dịch vụ tăng từ 6,2% (năm 1999) lên 16,5% (năm 2010).

* Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nghiên cứu

Số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Tính đến 31/12/2010 trên địa bàn có 9.763 cơ sở sản xuất

công nghiệp chủ yếu thuộc thành phần kinh tế cá thể và tư nhân; ngoài ra có 15 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 2 cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước do trung ương quản lý.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp đã thu hút lượng lượng lao động khá đông đảo của địa bàn, không những góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở thị xã mà còn thu hút lao động ở các khu vực lân cận. Số lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp ngày càng cao: từ 21.568 lao động (năm 1999) lên 36.837 lao động (năm 2006) và tăng lên 43.919 lao động (năm 2010).

Bảng 3.23. Số lao động sản xuất công nghiệp phân theo xã, phường năm 2010 (Đơn vị: Người)

Đơn vị hành chính Lao động công nghiệp Đơn vị hành chính Lao động công nghiệp P. Đông Ngàn 1.188 P. Đình Bảng 1722 P.Đồng Nguyên 2.083 X.Hương Mạc 9.075 P.Đồng Kỵ 6.863 X.Tam Sơn 3.903 P.Trang Hạ 1.442 X.Phù Khê 5.408

P.Châu Khê 6.854 X.Tương Giang 2.091

P.Tân Hồng 1781 X.Phù Chẩn 1.510

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn năm 2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy: xã Hương Mạc, phường Đồng Kỵ, phường Chấu Khê, xã Phù Khê có số lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khá cao, vì những khu vực đó có các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề TTCN truyền thống.

Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương. Tính đến năm 2010, trên địa bàn thị xã đã có 11 khu, cụm công nghiệp, trong đó:

- Khu công nghiệp Tiên Sơn thu hút trên 3.000 lao động.

- Cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm: với sản phẩm giấy bao bì các loại đã đứng vững và phát triển mạnh trong những năm gần đây giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động.

- Một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp như khu công nghiệp Đại đồng, Hoàn Sơn, cụm công nghiệp Khắc Niệm, cụm công nghiệp Hạp Lĩnh tuy mới có một vài doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng đã giải quyết được một số lao động không nhỏ.

thành xã, cụm xã hay liên kết với nhau đã tạo nên những phố nghề sản xuất với quy mô lớn. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn mạnh dạn đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ.

- Làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ (nay là phường Đồng Kỵ - Từ Sơn) là làng nghề mới từ năm 1986, nhưng đến nay đã có hàng trăm công ty TNHH và hơn 60 tổ hợp tác xã, thu hút trên 5.000 lao động tại chỗ và hàng nghìn lao động thuê ngoài. Các khu phố nghề không những cung cấp các sản phẩm của mình cho thị trường nội địa mà còn từng bước đưa sản phẩm của mình đến thị trường ngoài nước, như Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Âu,...Ngoài ra, đa số các thương nhân đã liên kết với làng sản xuất sắt thép Đa Hội để xuất khẩu sang Lào, rồi vận chuyển gỗ từ Lào về, tạo kênh xuất khẩu hai chiều độc đáo.

- Làng nghề Đa Hội: thuộc khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, xưa vốn là một làng nghèo, sản phẩm rèn của làng sản xuất ra để phục vụ cho nông nghiệp như: lưỡi cuốc, xẻng, liềm cắt lúa, thuổng, mai, cày, bừa,...Cho tới năm 1986, người làng Đa Hội dần chuyển từ nghề rèn truyền thống sang làm sắt thép để bắt kịp với nhu cầu xây dựng. Cả xã Châu khê có 800 hộ cán thép. Năm 2007, doanh thu của cả xã đạt tới hơn 1.200 tỷ đồng, đó cũng là mức chung của nhiều năm. Cả làng có khoảng 14.000 người, trong đó có khoảng 4.000 lao động sản xuất thép và còn thu hút thêm khoảng 2.000 lao động từ các nơi khác. Sắt Đa Hội đã có mặt trên thị trường nội địa và cả ở nước ngoài và đang khẳng định chỗ đứng của một làng nghề truyền thống.

- Làng dệt Hồi Quan: thuộc xã Tương Giang. Hiện nay có khoảng 900 hộ (3.650 nhân khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm 10% là các hộ sản xuất lớn. Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt,...

Bên cạnh những làng nghề công nghiệp, Từ Sơn vẫn bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: nghề thợ mộc, chạm khắc ở Phù Khê, Hương Mạc, Tân Hồng; nghề thợ sơn, sơn mài ở Đình Bảng, Tân Hồng; nghề đồng đỏ ở Trang Liệt; dệt, nhuộm, in hoa ở Tương Giang; Tam Sơn; nghề nấu rượu ở Đồng Nguyên,...

Việc phát triển các làng nghề công nghiệp cũng như các làng nghề truyền thống của thị xã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tạo việc không những đã tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn mà còn tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân.

* Phát triển thương mại – dịch vụ

Song song với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp – TTCN, trên địa bàn thị xã Từ Sơn ngày càng làm cho người lao động trong khu vực.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa tại các chợ diễn ra sôi động, không chỉ trao đổi hàng hóa giữa các phường, xã với nhau mà còn giữa thị xã với các khu vực khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm được xuất khẩu như: đồ gốm mỹ nghệ, hàng may mặc, dày dép… Đấy phần lớn là các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống ở các phường Đình Bảng, phường Đồng Kỵ, phường Châu Khê, xã Hương Mạc, xã Tương Giang,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ vận tải trong những năm gần đây cũng phát triển nhanh chóng về cả khối lượng hàng hóa, hành khách và số phương tiện vận tải; trong đó vận tải đường bộ là chủ yếu. Nhìn chung, dịch vụ vận tải đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là phương tiện vận tải công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân (xe buýt, xe taxi…).

Các dịch vụ nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí... phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng ngày càng phát triển, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể vào doanh thu chung của địa bàn.

Bảng 3.24. Số cơ sở kinh doanh và lao động của ngành thương mại dịch vụ phân theo ngành kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Năm Ngành kinh doanh 2000 2005 2010 Cơ sở Lao động (người) Cơ sở Lao động (người) Cơ sở Lao động (người) Tổng số 1.149 1.740 4.995 9.095 7.097 15.031 Thương mại 890 1.361 3.682 6.658 5.292 11.011 Khách sạn nhà hàng 181 277 860 1.620 1.013 2.589 Dịch vụ 78 102 453 817 792 1.431

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn, năm 2000, 2005, 2010

Ta thấy, số lượng các cơ sở của ngành thương mại, dịch vụ liên tục tăng qua các năm, trong đó các cơ sở của ngành thương mại từ 890 cơ sở năm 2000 tăng lên 5.292 cơ sở năm 2010; khách sạn tăng tương ứng từ 181 cơ sở lên 1.013 cơ sở; dịch vụ tăng từ 78 cơ sở lên 792 cơ sở. Sự tăng nhanh của các cơ sở thương mại, dịch vụ sẽ đồng thời kéo theo sư tăng nhanh của lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Năm 2010, thị xã có 15.031 lao động tham gia

trong đó có 11.011 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 2.589 lao động tham gia trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng và 1.431 lao động hoạt động trong ngành dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 74)