Biến đổi trong sản xuất công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Biến đổi trong sản xuất công nghiệp – xây dựng

Trong năm năm qua, thực hiện xây dựng dự án KCN tập trung của tỉnh và hình thành 6 cụm công nghiệp, làng nghề và đa nghề của thị xã, với vị trí địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã có sự chuyển biến tích cực. Trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 thì tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và ngày càng tăng, phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước.

Bảng 3.10. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế theo giá cố định 1994 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 441,7 859,4 1.305,1 2.237,5 3.259,4 4.814,1

Công nghiệp quốc doanh 44,0 74,0 71,3 67,5 99,0 109,0

Công nghiệp ngoài quốc doanh 397,7 785,4 1.227,3 2.133,3 3.039,6 4.559,3 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 6,5 36,7 120,8 145,8

Ta nhận thấy, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2010. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.587 tỷ đồng, tăng gấp 2,9 lần năm 2005 và tăng gấp 10,4 lần so với năm 2000. Trong đó, công nghiệp quốc doanh năm 2010 đạt 109 tỉ đồng, chiếm 2,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã (giảm đi 7,7% so với cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2000); công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 4.559,3 tỉ đồng năm 2010, chiếm 94,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tăng lên 4,7% so với năm 2000); công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,8 tỉ đồng năm 2010, chiếm 3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tăng lên 3% so với năm 2004).

Trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thì các ngành hàng là thế mạnh của thị xã đều tăng trưởng ổn định với nhịp độ cao và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2000, giá trị sản xuất của ngành đồ gỗ (sản xuất giường tử, bàn ghế) là 164,7 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên là 1.485,5 tỷ đồng, chiếm 32,4% trong giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Sản xuất kim loại và các sản phẩm bằng kim loại năm 2000 đạt 218 tỷ đồng thì đến năm 2010 tăng lên 2.007,1 tỷ đồng, chiếm 43,7%.

Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Bảng 3.11. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã, giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: Cơ sở

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Cơ sở 4.224 7.360 6.879 7.750 10.421 9.763

Chia ra:

Nhà nước trung ương 3 3 3 2 2 2

Hợp tác xã 62 65 56 47 28 31

Doanh nghiệp TN 14 17 48 63 53 64

Công ty TNHH 29 42 80 115 146 177

Kinh tế cá thể 4.116 7.233 6.691 7.521 10.185 9.474

Vốn đầu tư nước ngoài 0 0 1 2 7 15

Nguồn:Phòng thống kê thị xã Từ Sơn 2000, 2010

Nhận thấy số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Từ Sơn tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2000 - 2010, từ 4.224 cơ sở năm 2000 lên

đó, kinh tế cá thể tăng nhiều nhất (5.358 cơ sở) và cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 97% số cơ sở trên địa bàn thị xã năm 2010); Nhà nước trung ương có xu hướng giảm từ 3 cơ sở năm 2000 xuống còn 2 cơ sở năm 2010; cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng từ chỗ không có cơ sở nào năm 2000 tăng lên 15 cơ sở năm 2010.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên đã thu hút đông đảo lực lượng lao động của khu vực tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khiến cho tỷ lệ lao động công nghiệp ngày càng cao trong cơ cấu lao động của thị xã.

Bảng 3.12. Lao động sản xuất công nghiệp của thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2000 – 2010

(Đơn vị: Người)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Lao động 24.391 32.024 33.748 36.481 38.717 43.519

Chia ra:

Nhà nước trung ương 1.208 1.160 1.531 485 486 489 Hợp tác xã 1.782 2.044 2.450 1.084 522 314 Doanh nghiệp TN 294 320 1.005 1.196 1.132 1.182 Công ty TNHH 1.091 1.188 2.802 3.683 4.510 6.567 Kinh tế cá thể 20.016 27.312 26.862 29.837 31.148 33.151 Vốn đầu tư nước ngoài 0 0 103 196 919 1.816

Nguồn:Phòng thống kê thị xã Từ Sơn 2000, 2010

Ta thấy, lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã giai đoạn 2000 - 2010 tăng nhanh, từ 24.391 người năm 2000 tăng lên 43.519 người năm 2010. Trong đó, lao động tập trung đông ở khu vực sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (41.848 người, chiếm 96,2% tổng số lao động sản xuất công nghiệp năm 2010); lao động ở khu vực công nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm dần, giảm từ 1.208 người năm 2000 xuống còn 489 người, chiếm 1,1% tổng số lao động công nghiệp năm 2010; lao động tham gia vào cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ chỗ không có lao động nào năm 2000 tăng lên 1.816 người, chiếm 4,2% tổng số lao động công nghiệp năm 2010. Sư tăng nhanh về giá trị sản xuất công nghiệp cũng như sự phát triển về số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong giai đoạn 2000 – 2010 đã cho khiến cho tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa bàn ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2000 – 2010.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trong đó Từ Sơn là thị xã đi đầu và cũng là khu vực xứng đáng

trở thành trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Với điều kiện thuận lợi là địa phương có nhiều làng nghề công nghiệp truyền thống, thị xã đã tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp làng nghề và khu công nghiệp vừa và nhỏ. Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển không chỉ nhằm tạo ra động lực lớn quyết định đến tốc độ tăng trưởng công nghiệp và kinh tế toàn thị xã mà còn là của tỉnh. Đến nay trên địa bàn Thị xã có 11 khu, cụm công nghiệp, tăng 5 khu, cụm công nghiệp so với năm 2000; có 531 doanh nghiệp thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp để sản xuất, trong đó 482 cơ sở đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút 12.000 lao động có việc làm thường xuyên và mức thu nhập ổn định, giá trị sản xuất tạo ra rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn và làm giảm ô nhiễm môi trường sống ở các làng nghề, đồng thời giúp cho việc quản lý của Nhà nước thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)