Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 34)

4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội

Trong quá trình ĐTH, các nhân tố tự nhiên thường ảnh hưởng lớn đến việc tạo nên những nét riêng biệt về kiến trúc cảnh quan của một đô thị, nhưng sự thay đổi này diễn ra chậm. Trong thời kỳ đổi mới, các nhân tố KT – XH có tác động mạnh mẽ, mang tính quyết định đến tốc độ ĐTH ở thị xã Từ Sơn.

a) Dân cư – lao động

- Quy mô dân số của toàn thị xã ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dân số đô thị. Dân số của thị xã tính đến 31/12/2010 là 143.105 người (tăng 1,25 lần so với năm 1999), chiếm 14% dân số của toàn Bắc Ninh và 0,17% dân số toàn quốc.

- Quá trình phát triển dân số dẫn đến những biến động về quy mô dân số đô thị: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thị xã Từ Sơn cao hơn so với toàn tỉnh và cả nước. Năm 2010, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thị xã là 1,5% (Bắc Ninh 1,24%, cả nước 1,03%).

Bảng 2.1. Gia tăng dân số tự nhiên của thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 - 2010

Năm Dân số trung bình (người) Tỷ xuất sinh (%o) Tỷ xuất tử (%o) Gia tăng tự nhiên (%) 1999 115.581 16,8 4,0 1,27 2002 120.629 17,2 4,0 1,32 2005 127.412 19,5 4,9 1,46 2007 129.652 19,8 3,8 1,60 2010 143.105 20,9 5,9 1,50

Nguồn: Phòng thống kê Từ Sơn 2000, 2005, 2010

- Nguồn lao động của thị xã ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng nguồn lao động trong đô thị. Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của Thị xã là 91.550 người (chiếm 64% số dân của toàn thị xã); trong cơ cấu lao động, khu vực nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá cao (36%).

Chất lượng nguồn nhân lực của thị xã luôn ở mức cao so với bình quân chung của tỉnh. Trong cơ cấu trình độ chuyên môn, cứ 1 lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên thì có 1,7 lao động Trung học chuyên nghiệp và 13

lao động Sơ cấp và Công nhân kỹ thuật (tỷ lệ: 1; 1,7; 13); so với chung toàn tỉnh là (1; 1,6; 5,8) và chuẩn quốc tế là (1; 4; 10) [25].

b) Sự phát triển kinh tế của Thị xã Từ Sơn

Sự phát triển kinh tế là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển đô thị, hình thành nên chức năng của đô thị. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển nền kinh tế bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tiền đề cho quá trình đô thị hóa.

Giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế của cả nền kinh tế thị xã và của từng ngành có xu hướng tăng. Năm 2010, giá trị thực tế của nền kinh tế thị xã đạt 8.232,8 tỉ đồng (gấp 12,1 lần giá trị năm 1999). Trong đó, ngành công nghiệp có giá trị cao nhất 4.752 tỉ đồng, sau đó là ngành dịch vụ 3.333,7 tỉ đồng, ngành nông nghiệp 174,1 tỉ đồng.

Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm Tổng số Các ngành

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1999 679,3 118,1 320,5 240,7

2002 1.431,6 141,8 859,4 430,4

2005 2.704,8 150,0 1.576,1 978,7

2007 5.046,9 161,0 3.065,8 1.820,1

2010 8.232,8 174,1 4.752,0 3.333,7

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn năm 2000, 2005, 2010 c) Sự phát triển của hệ thống các cơ sở công nghiệp

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp cũng như hệ thống các cơ sở công nghiệp của thị xã tăng liên tục, có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng quy mô đô thị và quy định tính chất đô thị. Tính đến năm 2009, toàn Thị xã có 10.466 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó, có 152 công ty trách nhiệm hữu hạn, 63 cơ sở doanh nghiệp tư nhân, 28 cơ sở hợp tác xã, 10.214 hộ kinh tế sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) và 9 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 43.645 lao động, giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2009 ước đạt 3.569,5 tỉ đồng, tăng 11,1 lần so với năm 1999.

Đến nay, thị xã có 11 khu, cụm công nghiệp, tăng 5 khu, cụm công nghiệp so với năm 2005. Trong đó, 7 cụm công nghiệp đang hoạt động hiệu quả, điển hình như: Cụm công nghiệp sản xuất sắt thép Châu Khê 1, cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang, cụm CN đa nghề Đình Bảng; cụm CN-TTCN trung tâm thị xã...

Sự tăng trưởng của ngành CN - TTCN của thị xã đã chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sự hình thành và phát triển của một số khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo tiền đề đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thị xã...

d) Đường lối chính sách

Lãnh đạo thị xã đã nghiên cứu, triển khai và cụ thể hóa hàng loạt các chính sách phát triển đúng đắn, nhất quán:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH. - Coi phát triển công nghiệp là nền tảng, đồng thời tiếp tục khôi phục, cải thiện các làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp; đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; quy hoạch xây dựng các cụm, khu công nghiệp.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn lao động của thị xã, đồng thời còn hình thành được một đội ngũ doanh nhân có trình độ nhất định, có kinh nghiệm và năng động trong việc khai thác các cơ hội kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

- Khai thác triệt để các nguồn nội lực trong thị xã và mở cửa mạnh mẽ để thu hút nguồn lực từ ngoài thị xã; tạo được môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao so với các địa phương lân cận (ngoài những chính sách chung của nhà nước, thị xã Từ Sơn còn ban hành nhiều ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư) từ đó thu hút được nhiều dự án đầu tư (đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài).

- Không ngừng hoàn thiện môi trường thể chế, cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý Nhà nước trên địa bàn.

e) Vốn đầu tư và các dự án phát triển đô thị

Tổng số vốn đầu tư phát triển thị xã tăng nhanh là điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển của đô thị: năm 2010 là 4.003 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư tăng 14 lần so với năm 2000.

Các dự án đầu tư có ý nghĩa lớn trong việc phát huy thế mạnh của khu vực đô thị và khai thác các nguồn lực phát triển đô thị từ bên ngoài. Kể từ khi dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đầu tiên được cấp phép và triển khai từ năm 2003 đến hết năm 2010, thị xã Từ Sơn đã có 27 dự án được cấp phép (chiếm 31,4% số dự án FDI của toàn tỉnh Bắc Ninh) với tổng số vốn đăng ký là 98 triệu USD. Đồng thời, thị xã đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp tập trung với tống số vốn đăng ký lên tới gần 2000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)