Chiến lược và giải pháp marketing cho thị trường Nhật Bản 1 Chiến lược sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND (Trang 37)

- Do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và các thiên

3.3.Chiến lược và giải pháp marketing cho thị trường Nhật Bản 1 Chiến lược sản phẩm.

3.3.1. Chiến lược sản phẩm.

-Tiến hành nghiên cứu chi tiết thị trường Nhật Bản, thói quen – đặc điểm tiêu dùng tại các vùng địa lý khác nhau của Nhật Bản để từ đó có thể cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của người Nhật Bản. Phải “Nắm chắc thông tin thường xuyên”. Chúng ta có thể tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước như Cục Xúc tiến thương mại, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO. Hiện nay, JETRO có mẫu (Form) hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.

-Tập trung đầu tư thiết kế dòng sản phẩm chủ lực - sản phẩm đồ gỗ nội thất. Một thương hiệu mới toanh tại một thị trường khó tính cần tạo sự đặc biệt uy tín, hơn nữa tiềm lực công ty có giới hạn, nên việc tập trung sản xuất là chiến lược thông minh. Bên cạnh đó, thực hiện thiết kế sản phẩm theo dạng bộ sưu tập với phong cách khác nhau, tên gọi khác nhau và phù hợp với từng phân khúc thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

-Chuẩn bị nguồn nguyên liệu gỗ sử dụng phù hợp và đạt tiêu chuẩn”, gỗ sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC với nhiều chủng loại, mỗi chủng loại có giá cả, màu sắc, tính chất khác nhau. Để đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người Nhật Bản.

-Tìm kiếm công nghệ, máy móc mới phù hợp khả năng mua sắm của doanh nghiệp để thay thế máy móc, công nghệ cũ, nhằm giảm bớt tiêu hao nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công. Áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, để từ đó sản phẩm gỗ của công

ty có thể đủ sức cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản.

-Tiến hành sản xuất những lượng hàng nhỏ, nhưng đa dạng. Bởi người Nhật yêu cầu mẫu mã đa dạng, và nhu cầu luôn thay đổi, hơn nữa chiến lược của công ty là xâm nhập thị trường, thì việc sản xuất lượng hàng lớn vừa yêu cầu vốn lớn lại không mang lại được kết quả cao.

-Trước khi sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật được kiểm tra nghiêm ngặt, tỉ mỉ, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng hẹn. Như đã phân tích về yêu cầu khắt khe của người Nhật về chất lượng sản phẩm ở trên, nên đây là bước cần thiết để bước đầu thâm nhập sản phẩm vào thị trường này.

-Sản phẩm phải được đóng gói, tính tỉ mỉ, chi tiết của bao bì, được đáp ứng đúng theo như yêu cầu của khách hàng. Ngôn ngữ thể hiện trên bao bì được thể hiện bằng song ngữ Anh- Nhật đúng theo tập quán về sử dụng tiếng Nhật của họ.

-Có thể sử dụng chuyên gia tư vấn người Nhật trong việc cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành: Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC (Japan Overseas Development Coporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hóa các hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp, bảo vệ môi trường… (JESA-II).

- Liên kết để cùng phát triển công nghệ, kiểu dáng sản phẩm. Với trình độ công nghệ, kỹ thuật của ta hiện nay, so với Nhật còn thua kém nhiều,

mà người Nhật yêu cầu về chất lượng rất cao, việc đổi mới công nghệ để bằng Nhật là quá sức với công ty, vì vậy nếu liên kết cùng phát triển công nghệ với một công ty của Nhật thì sẽ tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, Người Nhật bao giờ cũng hiểu người Nhật hơn, vậy nên các sản phẩm liên kết sẽ đáp ứng thị hiếu người Nhật mà ta không cần nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin chính xác.

3.3.2. Chiến lược phân phối.

-Đa dạng hóa các kênh phân phối, thiết lập chặt chẽ mối quan hệ chiều sâu với các doanh nghiệp phân phối tại Nhật Bản, gia tăng khả năng kiểm soát của công ty với hệ thống phân phối.

-Tăng cường các hoạt động hỗ trợ đối với hệ thống phân phối.

-Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, loại bỏ các trung gian phân phối không đạt yêu cầu của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND (Trang 37)