Thực trạng tại thị trường Nhật của công ty cổ phần Woodsland.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND (Trang 28)

Hiện tại, công ty cổ phần Woodsland có 1 văn phòng đại diện chính thức duy nhất đặt tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Các sản phẩm của công ty được bày bán ở các trung tâm thương mại ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và Kyoto. Đặt chân vào thị trường Nhật Bản từ năm 2010 tuy nhiên hiện tại doanh thu đóng góp từ thị trường này vào tổng doanh thu của công ty chưa lớn. Bên cạnh đó, do những thảm họa liên tiếp xảy ra với nền kinh tế Nhật Bản (động đất, song thần) khiến cho sức tiêu thụ của thị trường giảm. Tuy nhiên, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, thị trường Nhật Bản hứa hẹn còn nhiều tiềm năng để công ty tiếp tục khai thác và phát triển.

Trong hơn 2 năm đặt chân đến thị trường Nhật Bản, công ty gặp phải một số thực trạng sau:

-Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính, các sản phẩm xuất sang Nhật Bản luôn đòi hỏi cao từ phía người tiêu dùng. Ghế là một trong những mặt hàng được bán nhiều nhất, các loại ghế được thiết kế chỉ nặng 3,5 kg nhưng phải rất chắc chắn để người lớn tuôi cũng có thể di chuyển được và sử dụng. Để làm được điều này, sản phẩm của công ty phải trải qua các bài test từ 5000 đến 8000 lần. Chi phí chi cho việc đầu tư nghiên cứu rất tốn kém ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm.

-Thị hiếu tập quán của mỗi nơi Nhật Bản là khác nhau, điều này công ty đã không lường trước khi tiến hành nghiên cứu thị trường Nhật Bản. Cụ thể, người Tokyo thích các sản phẩm lớn với gam màu sáng, trong khi đó người OSAKA lại có khuynh hướng thích các sản phẩm tương đối nhỏ với các gam màu nhẹ nhàng, đơn giản. Chính việc nghiên cứu không kỹ càng khiến cho các sản phẩm có gam màu sáng của công ty có tốc độ tiêu thụ chậm khi được bày bán ở OSAKA.

là những nước có tiềm lực và công nghệ kỹ thuật cao, cho nên từ sản phẩm cho đến các chiến lược quảng bá, dịch vụ hậu mãi của họ đều tốt hơn công ty Woodsland. Vì vậy, sản phẩm của công ty phải có sự độc đáo, khác biệt, thỏa mãn nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng mới có thể có chỗ đứng tại thị trường này được

-Các yếu tố thị trường, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ nhập khẩu Nhật Bản, tạo ra những xu hướng về nhu cầu, như : Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả khu vực nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng, người ta không cần sắm đồ nội thất cho nhà mới nữa. Hay tỷ lệ sinh giảm,dân số già hóa. Nhu cầu đồ gỗ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết hôn muộn. Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm đặc biệt là giá các sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa, giá rẻ tăng. Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu âu tăng. Tất cả các điều trên khiến cho các sản phẩm cao cấp của công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Điều này đòi hỏi cấp bách công ty phải thay đổi chiến lược, sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn với thị trường.

-Tác động của tỷ giá đồng yên giảm cũng ảnh hưởng đáng kể tới doanh số tiêu thụ của công ty trong thời gian gần đây. Chính sách của thủ tướng Abe duy trì giá trị thấp cho đồng Yên trong thời gian gần đây khiến cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty sang Nhật trở nên đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các công ty nội địa. Theo tính toán của công ty, dưới tác động của chính sách này, doanh thu quý I của công ty tại thị trường Nhật Bản đã sụt giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và đang có dấu hiệu sụt giảm tương tự trong quý II. Điều này đòi hỏi công ty phải có các chiến lược marketing, truyền thông kịp thời, đồng thời có sự điều chỉnh về giá phù hợp để tiếp tục

duy trì và phát triển thị phần tại Nhật Bản.

-Dù đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường Nhật Bản tuy nhiên không thể phủ nhận người tiêu dùng Nhật Bản có “khẩu vị” tiêu dùng riêng biệt. Đa số các công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đến từ các quốc gia khác đều thuê những chuyên gia thiết kế là người Nhật, nắm rõ đặc điểm và xu hướng tiêu dùng thiết kế riêng cho các sản phẩm xuất sang Nhật Bản. Việc không nắm băt được vấn đề này khiến cho các sản phẩm đang bán của công ty cổ phần Woodsland gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.

Bảng 4: Mô hình SWOT của công ty tại thị trường Nhật

Strength Weakness

-Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao.

-Giá nhân công rẻ.

-Có mối quan hệ xã hội tốt.

-Quy trình chế biến khép kín đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng, đòi hỏi khắt khe từ

Nhật Bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND (Trang 28)