Biểu hiện của thái độ về mạng xã hội được dựa trên 3 chiều hoạt động của
nhận thức – tình cảm – hành vi chúng được thể hiện như sau:
1.5.2.1. Thái độ đối với nội dung các mạng xã hội:
Nội dung của các trang mạng rất đa dạng, thể hiện nhiều chiều kích khác
nhau và tạo ra sự quan tâm khác nhau của nhiều người, nhiều giới. SV,
với những đặc điểm cá nhân và các đặc điểm của hoạt động chủ đạo của
mình sẽ quan tâm đến những nội dung gì, ứng xử, quan điểm của họ đối
với các nội dung đó ra sao.
1.5.2.2. Thái độ về các hình thức hể hiện trên cácmạng xã hội:
SV có thái độ như thế nào về giao diện của MXH, cảm nhận của họ khi
MXH có sự thay đổi về mặt giao diện.
SV cảm thấy thế nào về khả năng bảo mật của MXH, niềm tin của họ đối
với độ an toàn của MXH là như thế nào.
1.5.2.4. Thái độ về những bình luận trên các mạng xã hội:
SV cảm thấy thế nào về những bình luận quảng cáo, những bình luận rác,
những bình luận ác ý, những chia sẻ động viên…
1.5.2.5.Thái độ về việc sử dụng các mạng xã hộicủa chính bản thân mình:
SV cảm thấy thếnào về thời gian mình dành cho MXH, về mặt ý chí
họmong muốn sử dụng MXH như thế nào.
1.5.2.6. Thái độ với các trào lưu trên mạng xã hội:
SV nhận thức như thế nào về bản chất của các trào lưu xuất hiện trên
MXH, mặt tình cảm của họ với những trào lưu đó như thế nào và những
trào trào lưu đó ảnh hưởng gì đến việc họ sử dụng MXH, cũng như hành
vi của họ trong cuộc sống thường nhật.
1.5.2.7. Thái độ với các trang hỗ trợ học tập trên mạng xã hội:
SV đã biết gì về tính năng hỗ trợ họ tập của MXH, họ có thái độ như thế nào và đã tận dụng được những chức năng này hay chưa.
1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên về mạng xã hội
Ngoài việc thái độ của sinh viên về MXH chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm tâm lý lứa tuổi nó còn bị chi phối bởi yếu tố ảnh hưởng văn hóa – xã hội.Mạng xã hội được xem là sự lựa chọn hợp lý trong thời đại nhưng nó choáng ngợp bởi sự tiện dụng, sức mạnh kết nối phi thường của thế giới phẳng hoặc con người đang tựthỏa hiệp và chấp nhận không gian ảo này như là không gian của thời đại. Những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường văn hóa – xã hội như sau:
- Sự phát triển của xã hội hiện đại song hành với lối sống đô thị: cuộc sống
tách biệt, phân mảnh của lối sống đô thị tạo thành những không gian riêng giữa con người với nhau.
- Sự đa dạng hóa và nhập cư từ nhiều thành phần con người khác nhau, phá vỡ đi tính cố kết cộng đồng thiếu bền vững của các tộc người trong đô thị càng làm cho sự giao tiếp ngày càng hạn chế.
- Sự phát triển tư nhân hóa: từ khi sự phát triển của mạng xã hội ngày càng
phong phú và đa dạng, con người gắn mình, lệ thuộc nhiều hơn vào không gian ảo này. Xã hội ngày càng phát triển, sự tiện nghi trong không gian riêng càng kéo họ lại với không gian ảo hơn so với không gian thực đang có rủi ro ngày càng nhiều: ô nhiễm môi trường, thiếu an ninh. Cá nhân sẽ tự tạo bức rào chắn cho chính mình với mọi người xung quanh trong không gian riêng. Khi không gian vật thể không đáp ứng, và sự hiện đại không gian ảo ngày càng cao thì bức tường không gian riêng bao bọc cá nhân này ngày càng chắc chắn và kiên cố hơn.
- Không gian công cộng vật lý kém chất lượng hoặc thiếu; nguyên nhân này
cũng là một thực trạng đáng quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong thành phố có rất ít vỉa hè dành cho người đi bộ, thiếu những điểm dừng đô thị (ghế đá, nhà nghỉ, mảng xanh…) thiếu công viên hoặc nếu có thì nhiều công viên được cho là thiếu an ninh. Với những không gian thiếu
và kém chất lượng như vậy thì sự lựa chọn giao tiếp qua MXH vẫn ưu ái
hơn là điều tất yếu.
- Sự ảnh hưởng của MXH đối với không gian giao tiếp công cộng được nhìn
thấy rõ nét so với những khía cạnh khác như thói quen đọc sách, đọc báo giấy, hay viết thư tay, … nhưng có sự ảnh hưởng gián tiếp và mang tầm vĩ mô đối với việc tiếp cận, hành vi ứng xử và thói quen giao tiếp của giới trẻ trong không gian thực nói chung và không gian công cộng nói riêng.
Trong tâm lý truyền thống, người Việt Nam luôn đặt vị trí mình vào vị trí của người khác.Trong khi hiện nay giới trẻ lại muốn được đặt bên cạnh cộng đồng, chứ không phải trong cộng đồng nữa. Có phải do tính kết nối cộng đồng lỏng lẻo hơn trước kia nên cá nhân hay giới trẻ cảm thấy mình cô đơn ngay cả
trong chốn đông người và luôn thấy tách mình khỏi cộng đồng nên đã đặt cộng đồng ở bên mình chứ không phải ở bên trong nữa. Điều này không thể đổ lỗi hoàn toàn cho MXH, bởi lẽ sự biến đổi mối quan hệ xã hội còn diễn ra tinh vi và nhiều góc độ, dạng thức, tác nhân khác nhau. Nhưng nếu xem cộng đồng truyền thống có sự kết nối cao ngày xưa vào cái thuở không có sự tồn tại của MXH thì rõ ràng tên tội phạm đang được xã hội nuông chiều ngày nay buộc phải xuất hiện như là một trong những tác nhân chính làm biến đổi phương thức giao tiếp của con người nói chung và giới trẻ nói riêng [12].
Sự phát triển của MXH bởi tính mới của dịch vụ thì so với tuổi đời của các loại hình dịch vụ trực tuyến khác thì loại hình dịch vụ MXH còn khá trẻ, xu hướng thích khám phá cái mới chính là động lực để người sử dụng internet nhất là giới trẻ nồng nhiệt đón nhận các MXH; bởiưuđiểm của MXH so vớicácphươngtiện truyềnthôngtrước đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn, dẫn tới độ tin cậy cao hơn, trong thế giới tràn ngập thông tin thì độ tin cậy cao tạo nên một ưu thế; là bởi MXH đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng. Con người, sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu vần về tinh thần như kết nối với đồng loại, thểhiện khả năng, liên lạc và cập nhật thông tin trở nên cực kỳ quan trọng
trong thế giới ngày nay. Vì thế khả năng lan truyền không biên giới dựa trên
những mối quan hệ sẵn có, không có gì đáng ngạc nhiên khi sức ảnh hưởng và sự phát triển của MXH với tốc độ chóng mặt.
Về mặt bản chất, MXH chính là hình thức truyền miệng trên môi trường Internet. Với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vận tốc ánh sáng, MXH có thể trở thành kẻhủy diệt danh dự của cá nhân và cả doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thể. Nói như vậy, không có nghĩa là MXH hoàn toàn xấu.Mà vì người xấu sử dụng nên dễ dàng bị trục lợi và lừa đảo.
Tiểu kết Chương 1
Từ việc nghiên cứu lý luận về thái độ của SV một số trường đại học trên
địa bàn TPHCM về MXH, có thể rút ra các tổng kết sau:
Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề về MXH có thể thấy MXH được nghiên cứu
dưới nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau, từ những khảo sát đơn thuần về đối tượng người dùng đến các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý học. Tại
Việt Nam, việc nghiên cứu về MXH dưới góc độ tâm lý chưa nhiều.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, người nghiên cứu quan tâm đến
thái độ của SV về MXH thể hiện qua 3 mặt nhận thức – tình cảm – xu hướng hành vi đồng thời nghiên cứu các nguyên nhân hình thành thái độ đó đồng thời
Chương 2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ MẠNG XÃ HỘI