Chức năng của thái độ

Một phần của tài liệu thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh về mạng xã hội (Trang 30)

Chúng ta có khả năng ứng xử trong các tình huống tâm lý khác nhau theo một cách thức nhất định phần lớn là nhờ khuôn mẫu các thái độ xã hội mà chúng ta có. Điều này đóng vai trò tổ chức rất lớn trong đời sống tâm lý của chúng ta.Với ý nghĩa bao quát nhất, thái độ hình thành nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể thấy thái độ có một số chức năng cụ thể chủ yếu sau đây:

- Chức năng thích nghi: Thái độ thường hướng chúng ta tới các đối tượng

có thể giúp đạt được các mục đích kinh tế, xã hội của mình. Áp lực của nhóm thường rất lớn, nó làm cho chúng ta có xu hướng thoả hiệp hoặc

theo khuôn phép, a dua. Bằng cách có một thái độ được mọi người ủng hộ

hay chấp nhận được chúng ta dễ dàng đạt được mục đích hơn, dễ được thưởng và tránh bị trừng phạt hơn.

- Chức năng kiến thức: Nhờ có thái độ mà chúng ta biết cách thức phải ứng xử như thế nào trong các tình huống khác nhau, một cách giản đơn, tiết kiệm thời gian và sức lực.

- Chức năng biểu hiện: Thái độ xã hội là phương tiện giúp con người thoát

khỏi các căng thẳng nội tâm và thể hiện mình như một nhân cách.

- Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột (giữa các suy

nghĩ, niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi) chúng ta thường tìm cách tự bào chữa, tìm lý do giải thích thậm chí tìm một người nào đó khác chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp lý hoá hành vi của mình. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng. Thái độ mới đó sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự “bất đồng” nội tâm (xem thuyết bất đồng nhận thức của Festinger) [15].

Một phần của tài liệu thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh về mạng xã hội (Trang 30)