Thái độvà hành vi

Một phần của tài liệu thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh về mạng xã hội (Trang 33)

Phần lớn mọi người sẽ cho rằng: đúng, những gì con người suy nghĩ và cảm nhận bên trong sẽ quyết định hành vi bên ngoài của anh ta, tức là có thể dự đoán được hành vi nếu chúng ta biết thái độ. Mối quan hệ thái độ - hành vinhư là con ngựa kéo còn thái độ thì như là cái xe (Festinger). Năm 1969 nhà tâm lý học xã hội Allan Wicherl tổng kết một loạt các nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một kết luận kinh ngạc: Thái độ của con người hầu như chẳng dự báo gì hành vi của họ. Ví dụ thái độ của sinh viên về việc thiếu trung thực khi thi cử (copy bài chẳng hạn) hầu như chẳng liên hệ nhiều lắm tới hành vi quay cóp khi làm

bài, hoặc là thái độ về việc thuốc lá có hại cho sức khoẻ chỉ có tác động rất nhỏ với những người nghiện mà thôi. Nhiều người phê phán phim ảnh về tình dục và bạo lực nhưng trớ trêu thay người ta vẫn thích xem những pha mùi mẫn hoặc bắn nhau ùng oàng như xưa. Tóm lại trả lời cho câu hỏi: thái độ có qui định hành vi hay không chúng ta thấy có quan điểm ủng hộ, có quan điểm phản đối, vậy tất phải có quan điểm thứ ba là quan điểm tổng hợp.

Các nhà tâm lý học xã hội giải thích nguyên nhân tại sao chúng ta thường hành động ngược lại với thái độ của mình là do cả thái độ (exressed attitude) và hành vi của chúng ta đều bị tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Triandis, năm 1982 đã liệt kê tới 40 yếu tố khác nhau có thể tác động làm phức tạp hoá mối quan hệ giữa thái độ và hành vi [15].

Khi các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được biểu hiện và hành vi giảm tới mức tối thiểu, thái độ có thể thay đổi hành vi. Các nhà tâm lý học xã hội không bao giờ đo được các thái độ thật của đối tượng nghiên cứu.Họ chỉ đo được các thái độ được đối tượng nghiên cứu biểu hiện mà thôi. Mà các biểu hiện - phản ứng của con người thì giống như hành vi lại chịu tác động của các yếu tố khác. Chúng ta có xu hướng thể hiện những gì mà chúng ta cho rằng người khác muốn chúng ta thể hiện. Nhưng các nhà nghiên cứu không chịu bó tay. Edward Jones và Harold Sigall (1971) đã thiết kế phương pháp gọi là "đường ống giả vờ" (bogus pineline) cho phép đo được các thái độ con người một cách khá chính xác.

Nếu cách biểu hiện của thái độ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vậy thì hành vi còn chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều, bởi nó chịu sự tác động rất mạnh của các chuẩn mực, giá trị, áp lực của nhóm, nhân cách cá nhân, hoàn cảnh cụ thể và nhiều yếu tố khác nữa.

Khi thái độ (được biểu hiện), chẳng hạn thái độ về sức khoẻ - quá chung

chung mà hành vi, ví dụ như quyết định có đi bơi hay không - lại quá cụ thể, xác

định, cụ thể cho một hành vi nào đó thì những gì "chúng ta nói" và những gì "chúng ta làm" là phù hợp với nhau.

Khi hành động, chúng ta càng ý thức rõ ràng thường xuyên về thái độ của mình bao nhiêu thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi của mình càng lớn bấy nhiêu. Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu trong tâm ta sẽ nhắc nhở chúng ta hành động theo hướng mà nó đã xác định.

Trong đời thường, nhiều người cho rằng thái độ bên trong qui định hành vi bên ngoài chứ hành vi hầu như chẳng có ảnh hưởng gì tới thái độ, bởi con người là động vật có lý trí. Thực tế thì mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay đổi thái độ.

1.2.8. Sự hình thành thái độ

1.2.8.1. Thái độ hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu

Như đã đề cập ở phần trước, với ý nghĩa bao quát con người hình thành và phát triển các thái độ nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Người ta sẽ hình thành các thái độ tích cực với các khách thể có lợi, tiêu cực đối với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả mãn các nhu cầu nhất định của họ. Thực tế cho thấy là một thái độ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.Và như vậy các nhu cầu khác nhau có thể hình thành nên một thái độ.

1.2.8.2. Thái độ hình thành bởi các thông tin

Ví dụ bạn biết rất ít về các vụ thử hạt nhân cũng như tác hại của nó đối với môi trường. Bạn chẳng hề có phản ứng hay thái độ gì khi tổng thống Pháp vừa qua tuyên bố sẽ nối lại các cuộc thử đó, nhưng khi được tiếp xúc với các nguồn thông tin đại chúng khá đầy đủ về vấn đề này bạn có thể có thái độ phản đối kịch liệt, thậm chí còn có thái độ tích cực ủng hộ việc cấm vĩnh viễn các cuộc thử tương tự. Tuy nhiên thông tin mới thường hình thành nên các thái độ phù hợp, hài hoà với các thái độ có liên quan đã tồn tại trước đó (theo Cartwright,

D., & Harary, F.:... of Heider’s theory). Ngoài ra không phải thái độ nào cũng phản ánh đúng thực tế. Ví dụ một số thái độ thành kiến, khuôn mẫu, mê tín dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng... Phần nhiều các thái độ kiểu này không có tính hợp lý vì thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, một chiều (do vô tình hoặc cố ý). Khỏi phải nói tới mức độ tai hại, nguy hiểm của loại thông tin này. Trong một số trường hợp thông tin thiếu còn tai hại hơn không có thông tin. Hàng ngày chúng ta thường dựa vào các nguồn thông tin mà chúng ta cho là tin cậy. Vì không thể tự biết được mọi thứ nên ta dựa vào các “chuyên gia”. Đối với trẻ em thì bố mẹ là các "chuyên gia", với học sinh - giáo viên, với nhà khoa học trẻ - các đồng nghiệp có kinh nghiệm... Với mọi người nguồn thông tin chính thức qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi của các nhóm dân cư.

1.2.8.3. Giao tiếp nhóm là một trong những yếu tố quyết định trong

quá trình hình thành thái độ

Mỗi cá nhân là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Thái độ của anh ta thường phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành viên. Sự khác nhau giữa thái độ của các nhóm khác nhau một phần là do niềm tin của họ khác nhau. Thái độ đối với Thượng đế, chẳng hạn của trẻ em trong các gia đình theo một tôn giáo nào đó thường khác với thái độ của trẻ em trong các gia đình mà các thành viên là người vô thần. Giá trị mà cả nhóm theo đuổi chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới việc hình thành thái độ các thành viên của nhóm đó. Chuẩn mực nhằm không chỉ xác định hành vi nào là "đúng" hoặc "sai" (tốt - xấu) mà còn xác định thái độ nào là "đúng", "sai" nữa. Thông qua cơ chế thưởng

- phạt nó tạo một áp lực ép các cá nhân phải tuân theo. Chúng ta thường được

thưởng (động viên khuyến khích bằng vật chất hay tinh thần) khi có thái độ và hành vi "đúng" và ngược lại bị trừng phạt khi có thái độ và hành vi "sai". Các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng vai trò của các nhóm, nhất là nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè, bạn đồng nghiệp...) trong việc bình thành ý thức cá nhân là cực kỳ

quan trọng. Nhưng các cá nhân không tiếp nhận các thái độ phổ biến trong nhóm một cách bị động mà việc đó diễn ra một cách có chọn lựa trong quá trình thoả mãn nhu cầu của anh ta. Trong quá trình này nhân cách cá nhân đóng một vai trò đáng kể.

1.2.8.4. Nhân cách cá nhân và sự hình thành thái độ

Các cá nhân có thể tiếp nhận thái độ của nhóm một cách có chọn lựa và theo mức độ, cách thức khác nhau chính là nhờ sự khác nhau về nhân cách của các cá nhân đó. Qua nhiều cuộc nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và các thái độ tôn giáo nhân cách và chủ nghĩa dân tộc trung tâm nhân cách và thái độ thành kiến, nhân cách và thái độ chính trị... có thể đưa ra kết luận là cá nhân có xu hướng tiếp nhận các thái độ phù hợp với nhân cách của mình. Tuy nhiên nhân cách con người không phải là một hệ thống hoàn toàn thống nhất. Chính vì thế nó có thể tiếp nhận các thái độ mâu thuẫn lẫn nhau bởi sự giáo dục khác nhau, bởi sự giao tiếp trong các nhóm xung đột nhau, cũng có thể bởi cả sự xung đột các nhu cầu của chính cá nhân đó.

Xem xét 4 yếu tố quyết định trong sự hình thành thái độ có thể kết luận là thái độ chủ yếu được hình thành bởi các yếu tố xã hội.

1.3.Mạng xã hội

1.3.1. Khái niệm

“Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực

đã định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có

một định nghĩa chung chính thức.

Theo định nghĩa của Fitcher (1957), “mạng lưới xã hội (social network) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bao gồm nhiều mối quan hệ đôi.Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”. Dựa

trên định nghĩa đó, Barry Wellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết nối

Khái niệm “mạng xã hội” được Từ điển bách khoa mở Wikipedia định

nghĩa: “Mạng xã hội, hay còn gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ

nối kết các thành viên trong cùng một sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian”[51].

Th.s Nguyễn Thị Lê Uyên đã định nghĩa mạng xã hội “là một trang web

mà nơi đó một người có thể kết nối với nhiều người thông qua chia sẻ những sở thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm, học vấn”...[13].

Dưới góc nhìn xã hội học, Th.S Nguyễn Hải Nguyên đưa ra khái niệm về

mạng xã hội: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên

Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian

và thời gian”. Tác giả giải thích thêm, mạng xã hội được hình thành khi một

nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời những người chưa quen gia nhập

và thành bạn bè trong trang web của mình. Các thành viên mới sẽ lặp lại quá

trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệt không gian địa

lý của các thành viên [13].

Mạng xã hội có các đặc trưng cơ bản:

- Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (hoặc doanh nghiệp – đóng vai trò

như một cá nhân).

- Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn bởi các

thành viên tham gia.

Mục tiêu của mạng xã hội:

- Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép các thành viên giao lưu và

chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài giới hạn về địa lý và

thời gian.

- Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu

- Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức

xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự

liên kết các tổ chức xã hội[13].

Tác giả Nguyễn Minh Hòa định nghĩa thì “mạng xã hội là một sự liên kết

các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thực hiện một vài chức năng xã hội”[13]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại điều 3, chương 1, Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra

định nghĩa về thuật ngữ mạng xã hội: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch

vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”[55].

Từ định nghĩa của các tác giả và các đặc điểm chung của mạng xã hội,

người nghiên cứu hiểu như sau về mạng xã hội: Mạng xã hội (social network)

là một website mở mà người dùng có thể cùng xây dựng nội dung của trang,

được kết nối và tương tác với nhau thông qua nhiều tính năng riêng biệt bất kể không gian và thời gian.

1.3.2. Lịch sử phát triển mạng xã hội

Mạng xã hội được xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1995 khi

website Classmate.com ra đời của tại Mỹ, với mục đích nối kết các bạn học

cùng với nhau.

Năm 2002, mạng xã hội Friendster ra đời với hàng triệu thành viên ghi

danh đã chính thức đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội.

Năm 2004, mạng xã hội MySpace thu hút hàng trăm nghìn lượt xem mỗi

ngày và chính thức vượt mặt website Google để trở thành trang web có lượng

truy cập hàng đầu thế giới. Từ đó, mạng xã hội không chỉ được xem như một

động quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng sâu

rộng lên nhiều mặt của đời sống xã hội.

Năm 2006, mạng xã hội Facebook đã quyết định mở rộng từ một trang

mạng xã hội dành cho SV thành một trang mạng xã hội dành cho bất kì ai, đến

từ bất kì nơi đâu.Từ đó, FB có số người dùng nhảy vọt so với các mạng xã hội

khác và không ngừng tăng lên qua từng năm[13].

Tháng 12/2012, Facebook đánh dấu bước phát triển mới của mạng xã hội

khi trở thành trang mạng đầu tiên trên thế giới có 1 tỉ thành viên.

Đến nay, trải qua 19 năm hình thành và phát triển, mạng xã hội đã khẳng định vị thế đặc biệt quan trọng của mình trong thế giới mạng Internet. Với hàng trăm mạng xã hội được thành lập cùng hàng trăm triệu người sử dụng mỗi ngày,

mạng xã hội đã vượt qua khuôn khổ của một trang web đơn thuần kết nối các

thành viên sử dụng Internet mà trở thành một hoạt động quan trọng trong cuộc

sống hàng ngày.

1.3.3. Tính năng sử dụng

Năm 1997, Nghị định 21/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã chính thức đặt điểm mốc cho sự tham gia của Internet vào đời sống của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong mọi mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cuộc sống. Người sử dụng thường dùng Internet để tham khảo tin tức, nghe

nhạc, giao tiếp, trò chuyện…là chủ yếu (2011, theo thống kê của Net Index và

Kantar Media)

Mạng xã hội có những tính năng cơ bản như chat (trò chuyện trực tuyến),

email (thư điện tử), phim ảnh, voice chat (trò chuyện trực tuyến bằng giọng nói),

chia sẻ dữ liệu, blog (nhật kí điện tử) và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều

phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (group

– như tên trường, thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email),

hoặc dựa trên sở thích cá nhân (thể thao, âm nhạc, phim ảnh, sách báo), các lĩnh

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet,

ngày càng có nhiều mạng xã hội ra đời với những tính năng riêng biệt bên cạnh

những tính năng cơ bản đề trao đổi, giao tiếp và trò chuyện:

- Facebook: là một trang mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook,

Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo

thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với

người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau, cập

nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.

- Instagram: mạng xã hội với tính năng đặc trưng là chia sẻ và chỉnh sửa hình

Một phần của tài liệu thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh về mạng xã hội (Trang 33)