Hiện nay, phần lớn các nhà tâm lý học đồng ý với quan điểm cấu trúc ba thành phần của thái độdo M. Smith đưa ra vào năm 1942.“Thái độ, vềcấu trúc
bao hàm các mặt nhận thức, mặt tình cảm và hành vi”. Theo ông, thái độ có cấu
trúc bao gồm các mặt sau:
* Nhận thức: Là những quan niệm, ý nghĩ, tri thức của con người hoặc những ý kiến cụ thể về một hiện tượng hay một đối tượng nào đó. Thành phần này thể hiện ở quan niệm đánh giá của cá nhân đối với đối tượng.
* Tình cảm: Là những phản ứng cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Thành phần này bao gồm những xúc cảm, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng. Xúc cảm, tình cảm là sự biểu thị thái độ
của cá nhân đối với các hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan, trong
cơ thể, liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của con người. Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại được lặp đi
của thái độ. Qua biểu hiện của xúc cảm, tình cảm có thể thu được những đặc điểm và tính chất của thái độ chủ cá nhân đối với hiện thực khách quan.
* Hành vi:Gồm xu hướng hành động, những phản ứng, cách cư xử của cá nhân đối với đối tượng. Mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận cấu trúc thái độgồm 3 thành phần nhưng họ đưa ra cách nhìn nhận khác nhau về mối quan hệ giữa các thành phần của cấu trúc thái độ [12.
- Quan điểm về ba thành phần riêng biệt]
Đây là quan điểm lý thuyết mới về cấu trúc của thái độ trong đó ba thành phần này được thể hiện một cách riêng biệt.Các thành phần tách biệt này có thể không liên quan đến nhau, điều này chỉ phụ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể. Quan điểm này được sự ủng hộ mạnh mẽ của hai
nhà tâm lý học là Fishbein và Ajzen.
- Quan điểm ba thành phần thống nhất
Quan điểm này cho rằng, ba thành phần trên luôn phải mang tính thống nhất cao, như vậy thái độ mới được xác định. Đại diện cho quan điểm này là nhà tâm lý họcM.J. Rosenberg.
Qua việc tìm hiểu và xem xét các quan điểm về mối quan hệgiữa các thành phần trong cấu trúc thái độ, tác giảcho rằng quan điểmba thành phần thống nhất là hợp lý hơn cả. Thái độphải là sựkết hợp biện chứng giữa nhận thức, tình cảm và hành vi, nghĩa là có sựkết hợp giữa sựhiểu biết vềđối tượng, sựthích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động của bản thân với đối tượng.Trên thực tế, chúng ta có thểgặp những tình huống màởđó không có sự cân bằng giữa các thành tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được lặp lại và tạo ra các mức độvà các dấu hiệu khác nhau của thái độ.Qua phân tích, tác giảcho rằngđâylà cấu trúc rất thuận tiện cho việc nghiên cứu thái độ, nhất là thái độđối với nghề nghiệp. Vì vậy tác giảlựa chọn cấutrúc ba thành phần
thống nhất này làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ số nghiên cứu của luận văn.