Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (Trang 40)

- Hiệu suất sử dụng TSCĐFATO

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty CP Viễn thông FPT

Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010 với 2009 Chênh lệch 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 765,034 44.36 845,485 39.83 1,213,451 50.17 80,451 10.52 367,966 43.52

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 278,145 36.36 152,598 18.05 725,753 59.81 -125,547 -45.14 573,155 375.60

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 159,659 20.87 254,654 30.12 18,000 1.48 94,995 59.50 -236,654 -92.93

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 185,980 24.31 258,421 30.56 311,824 25.70 72,441 38.95 53,403 20.67

1. Phải thu khách hàng 182,898 98.34 261,918 101.35 331,343 106.26 79,020 43.20 69,425 26.51 2. Trả trước cho người bán 16,734 9.00 26,561 10.28 37,749 12.11 9,827 58.72 11,188 42.12

3. Phải thu nội bộ 1,005 0.39 0.00 1,005 -1,005

4. Các khoản phải thu khác 3,897 2.10 4,394 1.70 6,956 2.23 497 12.75 2,562 58.31

5. Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi -17,549 -35,458 -64,223 -17,909 102.05 -28,765 81.12

IV. Hàng tồn kho 34,953 4.57 99,930 11.82 63,913 5.27 64,977 185.90 -36,017 -36.04

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 60,408 56.83 26,037 32.60 33,830 36.01 -34,371 -56.90 7,793 29.93 2. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 19,639 18.48 39,741 49.75 28,112 29.92 20,102 102.36 -11,629 -29.26

3. Thuế và các khoản khác

phải thu Nhà nước 12,484 11.74 3,032 3.80 28,766 30.62 -9,452 -75.71 25,734 848.75

4. Tài sản ngắn hạn khác 13,763 12.95 11,068 13.86 3,250 3.46 -2,695 -19.58 -7,818 -70.64

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 959,710 55.64 1,277,460 39.83 1,205,146 49.83 317,750 33.11 -72,314 -5.66

I.Các khoản phải thu dài

hạn -17 - 17

1. Dự phòng phải thu dài

hạn khó đòi -17 - 17

II Tài sản cố định 877,665 91.45 1,147,821 89.85 1,024,231 84.99 270,156 30.78 -123,590 -10.77

1. Tài s ản cố định hữu hình 669,990 76.34 964,997 84.07 846,963 82.69 295,007 44.03 -118,034 -12.23

Nguyên giá 1,190,522 1,702,991 1,838,903 512,469 43.05 135,912 7.98

Giá trị hao mòn lũy kế -520,531 -737,994 -991,940 -217,463 41.78 -253,946 34.41

2. Tài sản cố định vô hình 193,056 22.00 177,943 15.50 164,535 16.06 -15,113 -7.83 -13,408 -7.53

- Nguyên giá 214,083 218,076 220,402 3,993 1.87 2,326 1.07

- Giá trị hao mòn lũy kế -21,027 -40,133 -55,866 -19,106 90.86 -15,733 39.20

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 14,618 1.67 4,881 0.43 12,731 1.24 -9,737 -66.61 7,850 160.83

III. Các khoản đầu tư tài

IV. Tài sản dài hạn khác 76,743 8.00 115,873 9.07 163,135 13.54 39,130 50.99 47,262 40.79

V.Lợi thế thương mại 13,164 1.03 11,778 0.98 13,164 -1,386 -10.53

Tổng Tài Sản 1,724,745 100 2,122,945 100 2,418,597 100 398,200 23.09 295,652 13.93

nghiệp. Do đó trên bảng cân đối kế toán phần Tài sản thể hiện quy mô cũng như cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp.

- Tài sản lưu động:

Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, một lĩnh vực mà đặc thù là luôn phải ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp song lại thu tiền cước dịch vụ của khách hàng sau khi họ sử dụng xong sản phẩm vì vậy Công ty CP Viễn thông FPT luôn bị chiếm dụng vốn trong thời hạn thực hiện dịch vụ. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông rất nhiều và đa dạng nên lượng vốn bị chiếm dụng này là không nhỏ. Do vậy, lượng vốn lưu động mà Công ty phải huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu vốn kinh doanh của đơn vị. Lượng vốn này được biểu hiện thông qua giá trị các tài sản lưu động.

Qua bảng trên ta thấy khoản mục đáng quan tâm nhất là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2010 giảm so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 tăng gần 573,155 triệu (tương ứng với 375,60%). Tiền ở đầu năm và cuối năm của Công ty luôn chiếm tỷ trọng khá cao cho thấy Công ty luôn chú trọng tới khả năng thanh toán của mình. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh, Công ty thường xuyên phải thanh toán các khoản chi phí lớn như tiền hàng (các thiết bị công nghệ thông tin thường có giá cao và luôn thay đổi nhanh chóng), tiền lương công nhân viên, tiền thuê kênh của đối tác (như tiền thuê kênh của EVN lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng)… Trong năm 2011, Công ty có sự phát triển bùng nổ các chi nhánh ở nhiều nơi như Hà Nội (CN1,2,3), Hải Dương, Hải Phòng, …đồng thời là sự bùng nổ của cơ sở hạ tầng mạng lưới truyền dẫn thông tin do thị trường internet ở Việt Nam phát triển mạnh, do đó, Công ty cần một lượng tiền lớn để đầu tư mua sắm trang bị cho sự bùng nổ đó, đặc biệt vào cuối năm lượng tiền cần càng nhiều để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, xét về tổng thể cho thấy tỷ trọng vốn bằng tiền trong tài sản ngắn hạn của Công ty là tương đối lớn (trên 59.81%), cho thấy vốn lưu động bị ứ đọng một

tránh để ứ đọng nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

Đối với các tài sản ngắn hạn trừ các khoản về đầu tư tài chính ngắn hạn giảm so với các năm trước (cũng phù hợp với nên kinh tế khó khăn năm 2011), hầu hết các khoản mục tài sản ngắn hạn khác đều tang. Đặc biệt đối với các khoản phải thu đều tăng. Điều này phù hợp với đặc thù của công ty viễn thông internet: cung cấp dịch vụ trước, thu tiền sau.

Đối với khoản mục hàng tồn kho đến năm 2011 giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với năm 2010 (giá trị giảm: 36,017 triệu đồng, tỷ trọng giảm 36,04%). Đi sâu vào giá trị hàng tồn kho của Công ty ta thấy được ở FPT Telecom hàng tồn kho chủ yếu là công cụ dụng cụ và hàng hóa để bán. Công cụ dụng cụ của công ty trong năm được thanh lý khá nhiều nên giảm về giá trị khá lớn, dẫn đến tỷ trọng giảm đáng kể. Trong khi lượng hàng hóa để bán lại tăng mạnh do nhu cầu khách hàng của Công ty tăng lên rất lớn vào cuối năm (có tới hơn 10000 hợp đồng được ký kết vào thời điểm cuối năm), giá trị tăng là 81,343 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 430,6%.

Đáng chú ý là khoản thuế GTGT được khấu trừ giảm mạnh về giá trị (11,629 triệu đồng với tốc độ giảm là 29,16 %). Điều này là hoàn toàn phù hợp với sự giảm khá mạnh của hàng tồn kho. Trong năm 2011 do sự tăng mạnh doanh thu của Công ty đồng nghĩa với giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh, thể hiện lượng hàng hóa đầu vào được huy động mua vào là rất lớn khiến cho khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm tương ứng là rất lớn. Bên cạnh đú, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác cũng có quy mô tăng lớn mặc dù tỷ trọng chỉ chiếm một lượng nhỏ.

Có sự khác biệt ở khoản mục phải thu ngắn hạn, trái ngược với các khoản mục khác, phải thu ngắn hạn giảm cả về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể vào cuối năm phải thu ngắn hạn giảm 6,018 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,4%, tỷ trọng giảm 15%. Nguyên nhân là do Công ty đã đòi được khoản nợ của các đơn vị nội bộ (64,025 đồng) và trích lập bổ sung quỹ dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo an

có sự tăng lên trong các khoản mục khác trong phải thu ngắn hạn: Phải thu của khách hàng tăng 36,847 triệu đồng, trả trước cho người bán tăng 16,074 triệu đồng, phải thu khác tăng 11,992 triệu đồng nhưng sự tăng lên này chỉ làm giảm bớt sự giảm đi của phải thu ngắn hạn của Công ty.

Qua phần phân tích trên có thể thấy tất cả các khoản mục tài sản lưu động lớn của Công ty đều tăng mạnh đặc biệt là tiền và hàng tồn kho, các khoản mục khác tăng với quy mô nhỏ hơn. Chỉ duy có khoản phải thu ngắn hạn là giảm cả về quy mô và tỷ lệ do vào cuối năm Công ty muốn tăng khả năng thanh toán, dự trữ hàng và giảm vốn bị chiếm dụng.

- Tài sản cố định:

Tài sản cố định của Công ty gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình. Sự phát triển quy mô của Công ty đòi hỏi tài sản cố định phải được đầu tư tăng lên đáng kể. Trong năm 2011, Công ty có đầu tư một lượng lớn tài sản cố định tổng giá trị 189,683 triệu đồng, trong đó máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý được đầu tư mới là 186,229 triệu đồng và phần mềm, bản quyền sáng chế có giá trị đầu tư tăng thêm là 3,454 triệu đồng. Nhưng do số tiền trích khấu hao cho số tài sản trên và những tài sản cũ trong năm là 109,016 đồng đã làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ tăng 81,321 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,3 %.

Như vậy, có thể thấy rằng Công ty cũng đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định để phát triển mạng lưới truyền dẫn của mình, thể hiện ở tỷ trọng các khoản tài sản dài hạn đã tăng 2,6% trong tổng tài sản của Công ty. Đây là một việc làm đúng đắn trong tình hình hiện này khi mà Công ty bắt đầu gặp nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường.

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

NGUỒN VỐN 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010 với

2009 Chênh lệch 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 846,096 49.06 863,011 40.65 1,235,282 51.07 16,915 2.00 372,271 43.14 I. Nợ ngắn hạn 621,117 73.41 861,028 99.77 1,233,700 99.87 239,911 38.63 372,672 43.28 1. Vay và nợ ngắn hạn 112,754 18.15 71,130 8.26 -41,624 -36.92 2. Phải trả người bán 282,110 45.42 385,860 44.81 224,534 18.20 103,750 36.78 -161,326 -41.81 3. Người mua trả tiền trước 8,432 1.36 15,745 1.83 30,609 2.48 7,313 86.73 14,864 94.40 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 119,636 19.26 40,105 4.66 76,727 6.22 -79,531 -66.48 36,622 91.32

5. Phải trả người lao động 25,185 4.05 6,834 0.79 39,928 3.24 -18,351 -72.86 33,094 484.26 6. Chi phí phải trả 23,006 3.70 126,276 14.67 164,132 13.30 103,270 448.88 37,856 29.98

7. Phải trả nội bộ 13,337 2.15 18,205 2.11 4,868 36.50

8. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 26,033 4.19 8,920 1.04 446,035 36.15 -17,113 -65.74 437,115 4,900.39 9. Quỹ khen thưởng, phúc

lợi 10,620 1.71 57,129 6.63 80,843 6.55 46,509 437.94 23,714 41.51

10. Doanh thu chưa thực

hiện 131,272 21.13 130,818 15.19 170,888 13.85 -454 -0.35 40,070 30.63

II. Nợ dài hạn 224,978 26.59 1,983 0.23 1,582 0.13

-

2. Vay và nợ dài hạn 91,942 40.87 -91,942 -100.00 3. Dự phòng trợ cấp mất

việc làm 883 0.39 1,585 79.93 1,482 0.66 702 79.50 -103 -6.50

B. Vốn cổ đông 842,193 48.83 1,195,429 56.31 1,088,561 63.11 353,236 41.94 -106,868 -8.94 C. Lợi ích của cổ đông

thiểu số 36,455 2.11 64,504 3.04 94,752 5.49 28,049 76.94 30,248 46.89

Tổng nguồn vốn 1,724,745 100 2,122,945 100 2,418,597 100 398,200 23.09 295,652 13.93

- Nợ phải trả: cuối năm so với đầu năm tăng lên về quy mô (giá trị tăng:

31,286 triệu đồng, tỷ lệ tăng 9%). Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm 14%. Nguyên nhân là do vào cuối năm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng về quy mô, nhưng chủ yếu là sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn (31,253 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,9%), nợ dài hạn tăng nhẹ (32,823 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19%). Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả là không đổi, trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu (99,9%). Ta đi sâu phân tích nguồn tích nguồn nợ ngắn hạn.

Phải trả người bán là khoản mục đáng chú ý. Luôn chiếm tỷ trọng cao trong nợ ngắn hạn (56,6%), phải trả người bán trong năm 2011 tăng lên đáng kể về cả quy mô và tỷ trọng( giá trị tăng: 86,499 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 67,5%, tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn tăng 19,8%). Có thể nói nguồn vốn ngắn hạn của Công ty vào cuối năm phần nhiều là chiếm dụng của người bán. Công ty không có khoản vay ngắn hạn nào trong năm 2011. Bên cạnh việc chiếm dụng của người bán, vốn chiếm dụng của Công ty cũng tăng lên đáng kể qua chiếm dụng của công nhân viên (21,641 triệu đồng), chiếm dụng của các đơn vị nội bộ (43,044 triệu đồng) và chi phí phải trả (7,963 triệu đồng) với tốc độ tăng chóng mặt, phải trả công nhân viên tăng 1920,5%; chi phí phải trả tăng 655,8%. Sở dĩ trong năm Công ty không có một khoản vay ngắn hạn nào là do trong năm xảy ra sự kiện lãi suất huy động vốn tăng rất cao (có lúc lên trên 20%/năm) do đó để giảm chi phí huy động vốn thì Công ty đã chuyển sang cách thức huy động vốn qua các nguồn với chi phí rẻ hơn như nhà cung cấp, các đơn vị nội bộ hay nguồn vốn nội sinh.

Trong cơ cấu nợ ngắn hạn ta thấy có 3 khoản mục giảm xuống, đó là các khoản người mua trả tiền trước (giảm 15,309 triệu đồng với tỷ lệ giảm 73%), thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (giảm 17,499 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 45%) và khoản phải trả phải nộp khác (giảm 95,087 triệu đồng với tỷ lệ giảm 60,5%). Phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ ngắn hạn (đầu năm: 45,2%; cuối năm: 16,3%), sự sụt giảm này là do cuối năm Công ty thanh toán.

của Công ty tăng 339,430 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 104% và tỷ trọng cũng tăng mạnh (15,4%) đã làm cải thiện lớn tính chủ động, độc lập của Công ty về mặt nguồn vốn, cụ thể nguồn vốn chủ đầu năm chỉ chiếm tỷ trọng 46,1% còn nợ phải trả chiếm 49% trong tổng nguồn vốn nhưng đến cuối năm vốn chủ đã gia tăng mạnh, chiếm 61,5% tức là quá nửa tổng nguồn vốn, thể hiện tính an toàn độc lập cao. Đây là sự biến động lớn về quy mô trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

Nhìn chung có thể kết luận cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty là tương đối hợp lý và thể hiện rõ được sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong năm 2011. Tuy lượng tài sản lưu động được hình thành chưa thực sự tương xứng với số tài sản cố định được đầu tư trong một đơn vị kinh doanh dịch vụ xong nó thể hiện một bước đi đúng đắn của Công ty trong dài hạn đó là chú trọng đầu tư tài sản cố định. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty đảm bảo được tính chủ động cao, tránh được những rủi ro trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm chưa thực sự hợp lý. Vốn lưu động ứ đọng lớn ở khoản vốn bằng tiền và hàng tồn kho do Công ty quá thận trọng đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Công ty huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu rất nhiều song chưa có dự án sử dụng tới mà chủ yếu là cho chiến lược phát triển tương lai.

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động của công ty thông qua Báo cáo kết quả kinh doanhkinh doanhkinh doanh kinh doanh

Cũng dùng phương pháp so sánh để phân tích, từ số liệu bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty được lập vào ngày 31/12 các năm 2009-2011 ta có số liệu trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Bảng phân tích kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch2010 với 2009 Chênh lệch 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ % so với DTT Số tiền Tỷ lệ % so với DTT Số tiền Tỷ lệ % so với DTT (+/-) Tỷ lệ (%) (+/-) Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w