Triển vọng phát triển của mối quan hệ Myanmar Việt Nam

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 111)

6. Ý nghĩa đề tài

3.3 Triển vọng phát triển của mối quan hệ Myanmar Việt Nam

Với những kết quả tốt đẹp mà hai nước đã đạt được trong thời gian qua thì chúng ta có thể tin tưởng rằng mối quan hệ giữa Myanmar và Ấn Độ sẽ tận dụng nhưng cơ hội, vượt qua thử thách và phát triển ngày càng tốt đẹp.

Trong hai ngày 20 - 21/3/2011 Tổng thống Myanmar Thein Sein sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Thein Sein kể từ khi được bầu vào tháng 3-2011, có ý nghĩa thiết thực, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian gần đây được củng cố, thắt chặt khi liên tục trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Myanmar của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (6-2011); chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar (8-2011); Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar (11-2011) và mới đây nhất là chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12-2011).

Kể từ sau chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (4- 2010), quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư hai nước phát triển tích cực. Trong năm 2010, đã có gần 1.000 doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại. Việt Nam đã tiến hành mở đường bay trực tiếp Hà Nội – Yangon; thành phố Hồ Chí Minh – Yangon; Văn phòng đại diện Hàng không Việt Nam tại Yangon; Văn phòng đại diện BIDV tại Yangon; Công ty Đầu tư và Phát triển Myanmar (MIDC); Văn phòng đại diện Tổng công ty Viettel tại Yangon; Văn phòng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Phòng trưng bày sản phẩm của Viglacera… Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có

chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân số gần “65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Trong đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện... Vì vậy, đây là cơ hội khả quan cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 5-2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn). Đặc biệt, ngoài 4 sân bay nội địa, 2 đường bay quốc tế từ Việt Nam, BangKok, tháng 8 này Myanmar sẽ có thêm đường bay trực tiếp từ Malaysia đến Yangon. 98% người dân theo đạo Phật nên con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiêu nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp, người dân hiền hòa...đó chính là những cơ hội cho Việt Nam khi đầu tư sang Myanmar” [73].

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar chủ yếu là sắt thép, nguyên phụ liệu may mặc, phân bón, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, săm lốp, sản phẩm nhựa và chất dẻo, thực phẩm chế biến, hóa chất, máy móc, thiết bị, dược phẩm và thiết bị y tế, máy tính, hóa mỹ phẩm… Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar là cao su nguyên liệu, gỗ và lâm sản, nông sản, đồng nguyên liệu, thủy sản, da thuộc...

Sự tăng tốc thâm nhập thị trường của doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Myanmar cho thấy hiệu ứng tốt của hoạt động xúc tiến thương mại, với điểm nhấn là Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar tổ chức thường niên. Qua nhiều kỳ tổ chức, hàng Việt Nam đã có được uy tín đối với người tiêu dùng Myanmar.

Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - Myanmar đặc biệt ghi nhận sự bùng nổ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar. Đến nay, tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Myanmar đạt trên 500 triệu USD. Kết quả tích cực về thương mại và đầu tư Việt Nam - Myanmar trong thời gian gần đây cho thấy, thỏa thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai nước được hiện thực hóa một cách tích cực.

Ngoài quan hệ chính trị tốt đẹp, Việt Nam và Myanmar đã xác định cụ thể phương hướng hợp tác thông qua thỏa thuận 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác được ký kết trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 4-2010), bao gồm: Nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng - tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ô tô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư, các hợp tác khác (văn hóa, du lịch, giáo dục…). Thỏa thuận này là cơ chế quan trọng để thúc đẩy những thế mạnh hợp tác giữa hai nước. Hiện thực hóa tốt thỏa thuận này sẽ mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thiết lập được vị trí vững chắc tại thị trường Myanmar.

Tiềm năng xuất khẩu hàng tiêu dùng vào thị trường Myanmar còn rất lớn bởi sản xuất trong nước của Myanmar mới chỉ đáp ứng được 10%, còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp và người tiêu dùng Myanmar rất quan tâm tới hàng Việt Nam. Hiện tại, thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Myanmar mới khoảng 1%. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh tại thị trường Myanmar ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, sự tương thích về khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đầu tư từ Việt Nam vào Myanmar sẽ còn gia tăng mạnh và qua đó đưa thương mại hai chiều đạt con số 500 triệu USD vào năm 2015 mà hai bên đã đặt ra [75].

Cho đến 2011, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar đứng thứ 13 [75]. Đồng hành với tiến trình đó, đang nở rộ việc đầu tư từ Việt Nam vào đất nước này. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, đầu tư vào Myanmar sẽ đem lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp nước ta khi mà hàng hóa của Việt Nam luôn có mức giá hợp lý, chất lượng tốt, thoả dụng nhu cầu, thị hiếu, phù hợp số đông mức tiêu dùng của thị trường này.

Quan trọng hơn, Myanmar đang bước vào thời kỳ mở cửa, đang chú trọng tới mở rộng quan hệ ngoại thương với các quốc gia láng giềng nên sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và xây dựng cơ sở kinh doanh vững chắc trong dài hạn. Hàng loạt các dự án như: dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; dự án khai thác đá trắng của Công ty Simco Sông Đà; dự án thiết lập mạng viễn thông di động của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel,… đã chứng tỏ sự chủ động của các nhà đầu tư Việt Nam tìm đến thị trường nhiều tiềm năng này. Trong bối cảnh đó hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại đã và đang được tăng cường. Từ ngày 9 - 12/6/2011, tháp tùng đoàn Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu, một đoàn doanh nhân Việt Nam đã thăm chính thức và làm việc tại Myanmar, tham dự Hội nghị đầu tư của Việt Nam vào Myanmar tại Yangon. Tại hội nghị, ba thỏa thuận đã được ký kết bao gồm: thỏa thuận giữa Liên đoàn các phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Myanmar (UMFCCI) và Hiệp hội các nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam tại Myanmar (AVIM); Tập đoàn thép Bắc Việt và Golden Wealth; Universal Link Services và Công ty Thương mại tư vấn xuất nhập khẩu Golden.

Từ đó đến nay, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành, như hội chợ, triển lãm, diễn đàn kinh doanh nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước trực tiếp gặp gỡ, đàm thảo. Qua đó, nhiều hiệp định và thỏa thuận đã được ký kết tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước.

Gần đây, Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar do Bộ Công Thương - Cục Xúc tiến thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tai Myanmar phối hợp với Bộ Công Thương Liên bang Myanmar tổ chức từ ngày 17 - 20/11/2011 tại Trung tâm Hội nghị Yangon, Myamar phát huy thành công của Hội chợ năm 2010, hội chợ năm nay quy mô lớn, với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp sở tại. Những mặt hàng trưng bày tại Hội chơ là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như lương thực, thực phẩm may mặc, giày dép, cơ khí, điện điện tử, dược phẩm, hoá mỹ phẩm, hoá chất, phân bón, các dịch vụ viễn thông. Các Công ty tham gia trưng bày tại Hội chợ là những doanh nghiệp có thương hiệu uy

tín, trong đó các Doanh nghiệp Rau Quả Bình Thuận, Công ty Đại Đồng Tiến, Công ty Bóng đèn Điện Quang, Công ty Thực phẩm Nutifood...có gian hàng đẹp, mặt hàng hấp dẫn đã bán được hàng ngay trong ngày khai mạc và tìm được đối tác hứa hẹn làm ăn bền chặt..

Trùng khớp trong thời gian này, Hội thảo giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Myanmar cũng vừa được tổ chức vào ngày 16-11-2011 tại Yangon và vào ngày 18-11-2011 tại Mandalay, là hai thành phố - Trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất của Myanmar.

Hội thảo do Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar phối hợp với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar tổ chức. Tham gia Hội thảo có 39 doanh nghiệp Việt Nam cùng với sự tham gia của lãnh đạo các Sở Công Thương các tỉnh/thành: TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận. Về phía Myanmar có khoảng 150 - 200 doanh nghiệp Myanmar tại mỗi buổi hội thảo.

Theo số liệu thống kê, năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Myanmar đạt hơn 167 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2010. Trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 82,5 triệu USD và nhập khẩu từ Myanmar 84,8 triệu USD. [76] Riêng 2 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã tăng tới 59% so với cùng kỳ năm 2011, đạt mức 28 triệu USD.

Với đà phát triển như vậy, chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ Myanmar- Việt Nam sẽ phát triển tốt đẹp dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, trong thời gian sắp tới, xu thế chung của thế giới và khu vực vẫn là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho quan hệ Myanmar - Việt Nam tiếp tục phát triển. Điều đó mở rộng ra, không chỉ đúng với quan hệ của Myanmar và Việt Nam mà còn đúng với các nước khác trên thế giới.

Thứ hai, thành tựu hợp tác những năm qua giữa Myanmar và Việt Nam trong kinh tế, chính trị và những lĩnh vực khác đã mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi quốc

gia. Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng với sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, những kinh nghiệm từ sự thành công hay chưa thành công,..là hành trang quý báu để hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ. Trên cơ sở đó, mối quan hệ song phương này sẽ tiếp tục phát triển.

Thứ ba, hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, quan điểm trong những vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như: hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển. Cả hai đều là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM,.. Vì vậy, cả hai nước đều phải cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của các tổ chức mà hai nước đều phải cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của các tổ chức mà hai nước là thành viên.

Thứ tư, hai nước có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác: hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; khoảng cách về địa lý không xa giữa hai nước, với nền kinh tế có điểm chung về việc khai thác dòng sông Mekong,… Cả Việt Nam và Myanmar đều có vị trí quan trọng chiến lược về địa - chính trị trong khu vực và thế giới.

Thứ năm, trong quan hệ giữa hai quốc gia, về cơ bản là không có những mầm mống làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột không thể giải quyết được. Mặt khác, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc tăng cường quan hệ mà hai bên đang cố gắng thực hiện cũng là một nhân tố góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước sẽ phát triển tốt đẹp trong thời gian tới.

Mối quan hệ Myanmar – Việt Nam đã có từ lâu trong lịch sử của hai nước. Trải qua thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử đã làm nổi bật lên những điểm đáng lưu ý về mối quan hệ của hai nước. Đó là mối quan hệ giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, đó là mối quan hệ hữu nghị có từ lâu đời và luôn tốt đẹp, đó là mối quan hệ giữa hai nước cùng nằm trong tổ chức ASEAN và cùng chịu tác động lớn của tình hình quốc tế,…

Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản để phát triển quan hệ hai nước thì cũng còn không ít thử thách đặt ra. Những khó khăn đó đã gây ít nhiều trở ngại cho việc

phát triển mối quan hệ giữa hai nước có sự phát triển trung bình ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, trước những thành tựu mà hai bên đã đạt được cũng như sự mở cửa, cải cách của Myanmar hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Myanmar và Việt Nam sẽ vượt qua thử thách để quan hệ hai nước phát triển vững mạnh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua quá trình tìm hiểu về mối quan hệ của Myanmar- Việt Nam từ 1975 đến 2010, chúng ta có thể nhìn thấy rằng đây là mối quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa hai nước, là một quá trình phát triển liên tục, qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có sự kế thừa, nâng cao và có những nét tiêu biểu riêng.

Trong giai đoạn phát triển của hai nước từ khi lập quốc cho đến năm 1947 thì giữa Myanmar và Việt Nam gần như không phát triển. Điểm sáng le lói mở ra cho quan hệ hợp tác giữa hai nước là những nỗ lực của Miến Điện khi cử sứ thần nhiều lần vượt đường xá xa xôi đến xin hòa hiếu với nước ta dưới thời các vua Nguyễn, đặc biệt là thời vua Minh Mạng. Nhưng vào thời điểm ấy, những khoảng cách về địa lý và ngoại giao đã không đưa hai nước bước tới quan hệ chính thức giữa hai vương quốc. Mục đích chính của Miến Điện lúc bấy giờ là muốn Việt Nam tuyệt giao với Xiêm - đối thủ của Miến lúc bấy giờ, trong khi đó, về phía Việt Nam thì lại đang có mối quan hệ hữu hảo với Xiêm. Những cuộc bàn bạc, trao đổi của triều đình nhà Nguyễn cuối cùng quyết định là từ chối lời đề nghị của Miến Điện nhưng vẫn đối xử rất chân tình với các sứ giả tới nước ta. Cơ hội hai nước kết tình hòa hiếu đã bị bỏ lỡ và sau đó một thời gian dài, cả hai nước gần như không có quan hệ gì với nhau đặc biệt là trong thời kì cả hai nước bị chiếm làm thuộc địa.

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)