Quan hệ Myanmar Việt Nam đến 1975:

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 27)

6. Ý nghĩa đề tài

1.2Quan hệ Myanmar Việt Nam đến 1975:

1.2.1 Giai đoạn từ quá khứ đến năm 1947

Trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia thì mối quan hệ giữa quốc gia này với một hay nhiều quốc gia khác luôn đi song hành với nhau, không thể tách rời. Đối với đất nước Myanmar cũng vậy, luôn luôn có sự vận động và phát triển không ngừng trong thời gian. Mối quan hệ giữa Myanmar và Việt Nam đã có từ lâu đời trong lịch sử và được ghi lại trong sử sách của hai nước. Từ rất lâu, người Việt và người Miến đã có những cuộc tiếp xúc ban đầu ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Sử sách ghi lại rằng người Miến đã sang buôn bán với người Việt từ khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VIII [27, tr.173]. Và kể từ khi người Việt và người Miến thiết lập vương triều riêng của mình ở những thế kỷ sau đó thì quan hệ của Việt Nam với Myanmar không được gắn bó chặt chẽ nhưng cũng không căng thẳng.

Trong những thư tịch cổ của Việt Nam như là “Việt sử lược” của tác gia khuyết danh đời Trần, “An Nam chí lược” của Lê Trắc đến “dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên, hay “Phủ biên tạp lục”, “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đều không có bất kì một thông tin gì về Myamar. Tên gọi Miến Điện lần đầu tiên được xuất hiện trong bộ sử biên niên “Đại Nam thực lục” của quốc sử quán triều Nguyễn. Sau đó, trong phần các nước ngoài của “Đại Nam chính biên liệt truyện” có ghi về Miến Điện [35, tr.7].

Các nhà sử học trong Quốc sử quán triều Nguyễn đã tham khảo các sách sử của Trung Quốc để viết sơ lược về Myanmar - thời kì phong kiến, Myanmar được biết đến qua một tên gọi khác đó là Miến Điện. Họ viết rằng:” Miến Điện xưa là nước Chu Bạc từ thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh mới gọi là Miến. Lại còn có tên gọi khác là Pha Mạ, 1 tên gọi nữa là Đại Man”[37, tr.7]. Sau đó, trong “Đại Nam chính biên liệt truyện” đã dành một đoạn để mô tả về sự thành lập vương quốc Miến Điện và quan hệ giữa Miến Điện với các quốc gia láng giềng như là Trung Quốc và Xiêm, như sau:

“Địa hình của Miến Điện thì dựa vào núi, cảng biển, đất đai mênh mông, phía bắc giáp với xứ Mường Mọi, đông bắc giáp với Vân Nam, Nam Chưởng, đông

giáp với Xiêm La, Tây Nam giáp Tây Ấn Độ, tây bắc liền với Đông Ấn Độ. Núi gọi là tiền bảo, sông là Nộ Giang, phát nguyên từ Tây Tạng chảy qua Vân Nam vào biên giới Miến. Nó rộng tới 5 dặm. Người Miến dựa vào đó cho là hiểm, trong nước có tới 5 thành xây bằng gỗ lấy tên là Giang Đâu, Đại Nông, Mã Lai, An Chính quốc, phố Gam. Thành của vua Miến đồng thời chỗ ở của vua. Vua tự xưng là Đại Thích Ngõa Dê, trước kia tục của họ chuộng hung hãn. Tính tình xảo trá, dùng voi ngựa để cày cấy. Dùng thuyền bè để qua sông. Người nhiều của lắm.Về văn tự hay nhất là dùng đồng, sau dùng giấy, sau dùng lá bôi đa gọi là sách Miến. Con trai chơi bơi lội, búi tóc trên đỉnh đầu về phía trước dùng vải xanh hoặc trắng để cuộn lại, đàn bà bùi tóc về phía sau, thời Phật, kính tăng. Có việc gì lớn thì ôm lấy Phật thề thốt, hỏi các tăng rồi sau đó mới quyết định, thổ sản có vàng, son, the, điện tơ đỏ, vải trắng, màu thêu, tơ đỏ, giấy, trầu cau, voi, ngựa, rượu, bông, dầu mỡ.”[35, tr.9]

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Miến với Việt, theo như ghi nhận của quốc sử quán thì xuất hiện lần đầu tiên đươi thời của nhà Tây Sơn khi mà Tây Sơn thắng lợi, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung thì Miến Điện đã xin vào thông hiếu với triều Tây Sơn.

Đến thời của vua Gia Long, Miến Điện đã hai lần sai sứ đến thông hiếu với nước ta nhưng vì đường xá xa xôi trắc trở nên không đến được. Nguyên nhân chính cuả việc thông hiếu đó chính là mong muốn nước ta tuyệt giao với nước Xiêm [35, tr.8]. Vương quốc Miến Điện rộng lớn đầu tiên bị giặc xâm lăng phương Bắc phá hủy, khi Pagan bị quân Mông Cổ tràn xuống tấn công vào cuối thế kỷ XIII. Thành phố Pagan bị cướp phá sau đó bị bỏ hoang, chỉ còn lại các ngôi đền do các tu viện Phật giáo quản lý. Ở thành phố này, qua 300 năm kế tiếp đã xuất hiện một loạt các thủ lãnh nhỏ tranh giành nhau, nhưng tất cả đều thất bại trong việc tạo lại vẻ huy hoàng một thời của Pagan. Giữa thế kỉ XVI, một vương quốc Miến Điện mới được hình thành ở Pegu gần Rangoon và cố tập hợp người Miến lại với nhau. Nhưng nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn và sụp đổ trong khoảng 50 năm. Giữa thế kỷ XVIII, một vương quốc Miến Điện mới xuất hiện ở Ava (gần Mandalay). Vương quốc này từng bước mở rộng kiểm soát trên nhiều vùng đất bây giờ là Myanmar,

gồm cả việc chinh phục các nhà nước ở vùng đồi núi của người Shan. Nó trở thành một cường quốc đáng kể trong khu vực, tranh giành lãnh thổ và dân cư với vương quốc Ayudhaya của người Thái. Cuộc canh tranh giữa người Miến Điện và người Thái gay gắt và ác liệt. Năm 1767, Ava đã đủ mạnh để phái một đội quân tiến đánh thủ đô Ayudhaya của người Thái. Thủ đô này đã bị cướp phá, của cải bị bóc lột, mà cho tới ngày nay, người ta vẫn còn nhìn thấy những hiện vật này ở các bảo tàng của Myanmar. Hàng vạn người Thái bị bắt và đem về Myanmar làm nô lệ. Vương quốc Thái sụp đổi và một vài năm sau được thay thế bằng một vương quốc mới là triều đại Charki, vốn nối tiếp cho đến ngày này ở Thái Lan và thủ đô của nó được xây dựng cách xa về phía nam ở Bangkok để tranh sự đe dọa tấn công của người Miến Điện. Thế nhưng, vào cuối thế kỷ XVIII, bước sang thế kỷ XIX, tình hình ở khu vực Đông Nam Á đã thay đổi khi mà Việt Nam ngày càng mạnh lên dưới triều của nhà Nguyễn đồng thời vương quốc Thái cũng đã hùng mạnh lên trong khi Myanmar thì không còn hùng mạnh như trước. Chính vì thế, với mong muốn giao hảo với nước ta, cùng làm đồng minh với nước ta nên Miến Điện đã nhiều lần sai sứ sang nước ta. Bắt đầu từ thời Tây Sơn đã có sứ sang xin thông hiếu, rồi đến thời Gia Long sang thông hiếu 2 lần không thành công, đến năm 1823, thì Miến Điện tiếp tục xin qua thông hiếu và được “Đại Nam thực lục chính biên” của quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép lại như sau:

Quý Mùi, Minh Mệnh năm thứ tư (1823) (Thanh Đạo Quang năm thứ 3), mùa đông, tháng 12: quốc vương nước Miến Điện sai sứ đến thông hiếu. Khi trước, tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt sai thuộc hạ là Nguyễn Văn Độ di thuyền buôn sang các nước bên ngoài nước Hồng Mao tìm mua đồ binh dụng, bị gió bạt đến trấn Đào Quai, nước Miến Điện. Vua nước ấy ngờ Độ là gián điệp của nước Xiêm, xét hỏi nghiêm ngặt. Đến lúc biết là người nước ta, bèn hậu đãi đưa về. Nhân sai bồi thần là bọn Hợp-thần-Thang-thụ Nhĩ-Miên Ty- chín-tu-Giá-xô-tha đem quốc thư và phẩm vật đến dâng (1 cái ấm vàng, 10 cái nhẫn vàng, 1 cái hộp trầu sơn đỏ, 1 chuỗi hạt châu không cháy, 1 bước mền tơ đỏ, trừu tơ đại hồng và trừu tơ tố hồng mỗi thứ 2 bức). Sứ đến Gia Định, thành thần sai dịch thư tâu lên, thư lược nói: trước đây

nước ấy vẫn muốn giao hiếu tỏ lòng thành, khoảng năm Gia Long đã 2 lần sai sứ đi, nhưng không đến nơi được. Nay nghe vua mới nối ngôi, nước ấy vui mừng lắm, dâng thư lên tâu, và xin nước ta tuyệt giao với nước Xiêm.[35, tr.145].

Theo tác giả Lê Nguyễn, đoàn sứ bao gồm: Hợp thần thăng trụ, Nhĩ miêu Ty chi, Tu gia nô tha. Việc này đã làm cho vua Minh Mạng và triều thần bối rối. Trong buổi đình nghị có hai quan điểm trái ngược nhau, một là của Nguyễn Đức Huyên và Trần Văn Tình cho rằng trong lịch sử bang giao, Miến Điện và nước Xiêm có nhiều hiềm thù với nhau trong khi nước ta lại giao hảo tốt đẹp với nước Xiêm, do đó nếu như lại thiết lập ngoại giao với Miến thì sẽ gây chia rẽ đối với Xiêm nên xin triều đình từ chối lời thỉnh cầu của Xiêm. Còn Nguyễn Hữu Thận và Nguyễn Văn Hưng thì chủ trương kết giao với Miến Điện vì kẻ mến nghĩa mà đến cũng không nên cự tuyệt, với lại, Miến và Xiêm có thù với nhau cũng không liên quan gì đến nước ta nên xin cứ nhận lấy. Vua Minh Mạng suy nghĩ rất nhiều và nhớ tới trước đây Gia Long đã từng được Xiêm giúp đỡ trong lúc chống lại triều Tây Sơn cho nên quyết định không chấp nhận lời đề nghị của Miến Điện nhưng nghĩ đến thiện chí của quốc vương nước này cũng như những khó nhọc của sứ bộ mà trả lại đồ triều cống cũng như ban thưởng cho sứ giả cũng như quốc vương, cụ thể như sau: “32 cân quế, 100 cây lụa, 100 cây sa, 100 cây tườu, 1000 cân đường cát; tặng chánh sứ Miến Điện 100 lạng bạc, tặng phó sứ 80 lạng bạc, mỗi người một áo bào song khai bằng đoạn thêu và 1 quần, tặng 5 viên bồi sứ, mỗi người 60 lạng bạc, 1 áo nhung trung khai và 1 quần. Cho 40 quân tùy tùng mỗi người 4 lạng bạc, 1 áo đoạn đỏ trung khai và 1 quần.”[2, tr.218]. Để tỏ lòng hiếu khách, triều đình còn sai người đưa sứ giả đến địa đầu của Miến Điện rồi mới quay về, và theo sử sách chép lại thì phải mất 2 năm, người dẫn đường mới từ Miến về nước.

Tuy nhiên, không từ bỏ ý định của mình, Miến Điện vẫn kiên trì sai sứ giả tới nước ta thông hiếu vào những năm 1829, năm 1831, năm 1844 với vụ án nổi loạn của ngụy Phan Hữu Phú có dính dán đến vụ đi sứ của nước Miến Điện [35, tr.147-151]. Sau những lần đó, thì Miến Điện đã không sai người đến thông hiếu nữa.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, ở thời phong kiến, những thư tịch cổ của nước ta viết về Miến Điện rất ít và xuất hiện cũng muộn. Những ghi chép đầu tiên về mối quan hệ của hai nước chỉ xuất hiện vào thời của nhà Nguyễn nhưng cũng rất ít những ghi chép về những mối quan hệ giao hảo giữa hai vương triều. Tuy vậy, qua những nguồn tài liệu này, người đọc vẫn thấy được một số nét khái quát nhưng sơ lược về mối quan hệ giữa hai nước.

Trong những năm tháng tiếp theo dưới thời của vua Tự Đức của nhà Nguyễn trở về sau, hai nước không còn thông hiếu với nhau nữa bởi vì hoàn cảnh mỗi nước đứng trước một ngã đường khác nhau: Miến Điện thì bị thực dân Anh chuẩn bị xâm lược trong khi đó Việt Nam thì lo chuẩn bị đối phó với Pháp. Kết quả cuối cùng, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh còn nước ta thì bị Pháp thống trị. Trong khoảng thời gian bị thống trị này, cả hai nước không có mối quan hệ nào với nhau nữa, mãi cho đến năm 1947.

1.2.2 Quan hệ Myanmar- Việt Nam từ 1947 đến năm 1975

1.2.2.1 Tình hình thế giới, khu vực và tình hình Myanmar, Việt Nam trong giai đoạn 1947-1975

Tình hình thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn bản của tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới. Châu Âu, với địa vị trung tâm của thế giới kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước tư bản đứng đầu châu Âu như Anh, Pháp đều bị chiến tranh tàn phá. Dù là nước thắng trận nhưng Anh, Pháp đều không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình như thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn thế nữa, ngay cả sự thống trị đối với những vùng đất thực dân cũ cũng bị đe doạ. Các nước phát xít, kẻ thù chung của nhân loại đã bị tiêu diệt và hoàn toàn kiệt quệ. Châu Âu bị tách thành hai khối Đông và Tây. Trong lúc đó, nước Mĩ đã vươn lên hết sức nhanh chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường khống chế toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để phục hồi kinh tế. Đây chính là cơ hội có một không hai để

Mĩ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng có lợi cho Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Liên Xô cũng không còn là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất bị cô lập trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với Liên Xô đã tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ở khắp các châu lục trên thế giới. Ngay trong chiến tranh, các nước châu Á, châu Phi đã sát cánh cùng các lực lượng Đồng minh chống phát xít trong những điều kiện khó khăn, gian khổ, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chiến thắng phát xít, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc sau khi chiến tranh kết thúc. Thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ La tinh bước vào một thời kì phát triển mới với hàng loạt nước giành độc lập ở những mức độ khác nhau. Các nước Á, Phi, Mỹ La tinh sau khi giành độc lập đã bước lên vũ đài quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Trong bối cảnh đó, Mặt trận đồng minh chống phát xít, hình thành trong chiến tranh, đứng trước nguy cơ tan rã. Những mâu thuẫn trong nội bộ các lực lượng chống phát xít, vốn tạm thời dịu đi trong chiến tranh, nay ngày càng bộc lộ công khai. Ngay trong giai đoạn cuối của chiến tranh, Mĩ đã nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng chính, có khả năng cản trở âm mưu bá chủ thế giới của mình. Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian, cũng là lúc Mĩ bắt đầu triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Quá trình tập hợp lực lượng mới sau chiến tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ và lợi ích quốc gia được bắt đầu từ Hội nghị Ianta (2 - 1945), khi chiến tranh còn chưa đi đến hồi kết.

Từ ngày 4 đến 12 - 2 - 1945, tại thành phố Ianta (Crưm) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tam cường Xô - Mĩ - Anh, với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là Stalin, Roosevelt và Churchill. Thực chất nội dung hội nghị là sự tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau chiến tranh [34, tr.223]. Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta. Hai nước đứng đầu hai cực, Liên

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 27)