Quan hệ Myanmar Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 60)

6. Ý nghĩa đề tài

2.2 Quan hệ Myanmar Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010

2.2.1.1 Tình hình thế giới:

Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến

hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong quan hệ quốc tế. Tất cả các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi nhất cho mình vào quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích của các chủ thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và đa phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp.

Trong số các cường quốc, thời kỳ này thực lực giữa ba trung tâm của chủ nghĩa tư bản là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã nhích lại gần nhau, không còn quá chênh lệch như trước đây. Mỹ không còn quá mạnh để áp đặt các nước, nhưng vẫn muốn xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, các đồng minh Nhật Bản và Tây Âu lại muốn khẳng định vai trò của mình, không chấp nhận trật tự thế giới một cực do Mỹ chi phối. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là những nước tuy còn có những mặt yếu, nhưng cũng đang trên đà phát triển và đều ủng hộ một trật tự thế giới đa cực. Trung Quốc sau gần 30 năm cải cách mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu, có uy tín và vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, sau một thời gian dài khủng hoảng, đã và đang khôi phục địa vị cường quốc của mình. Ấn Độ tuy là nước đang phát triển, nhưng đã trở thành một trong mười nước có hạt nhân và đang có ảnh hưởng lớn trong thế giới thứ ba. Xu hướng liên kết tam giác Nga - Trung - Ấn đã bộc lộ khá rõ nét trong thời kỳ Sau Chiến tranh lạnh.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có nhiều trung tâm, cân bằng lực lượng giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ, hòa bình. Thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới thay đổi bất lợi cho phong trào cách mạng và hòa bình, nhưng tính chất thời đại vẫn không thay đổi, loài người vẫn ở thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển sâu sắc với những hình thức biểu hiện mới. Để chống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản không chỉ dùng

diễn biến hoà bình mà còn dùng biện pháp bao vây, cấm vận, sự trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay giữa các nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài.

Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, hòa bình thế giới được giữ vững, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn xảy ra nhiều nơi. Xung đột sắc tộc, tôn giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đồng thời còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một số thế lực bên ngoài… Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ, nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khủng bố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống khủng bố trở thành công cụ của nhà

nước này chống lại nhà nước khác, làm căng thẳng quan hệ quốc tế. “Các thế lực phản cách mạng vẫn tiếp tục thực hiện chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bằng nhiều thủ đoạn như bao vây cấm vận kinh tế, “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ, trực tiếp gây chiến tranh xâm lược. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc có những biểu hiện mới như phong trào “chống toàn cầu hóa” đang lôi kéo hàng triệu người tham gia. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh không chỉ là yêu cầu dân sinh mà còn là hòa bình, dân chủ, chống chiến tranh, chống áp bức dân tộc, bảo vệ môi trường,…[38, tr.148-149]

Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ thông tin, sinh học, năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách thức lớn. Cuộc cạnh tranh kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ đang diễn ra gay gắt.

Thứ tư, cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa phương, sự phối hợp giữa các quốc gia.

Thứ năm, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực phát triển năng động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương mại, liên kết hợp tác kinh tế diễn ra phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung tâm kinh tế trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng mạnh vào châu Á - Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển, nhưng cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực.

Thứ sáu, đó chính là quá trình toàn cầu hóa. “Quá trình toàn cầu hóa kinh tế có bước phát triển mới, trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, quá trình này vừa có mặt tích cực, có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có

đấu tranh. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước nghèo vào các nước giàu về vốn, công nghệ, thị trường. Các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa tác động tiêu cực vào quyền lực nhà nước dân tộc, chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc. Các thế lực tư bản, đặc biệt là tư bản độc quyền, đã lợi dụng toàn cầu hóa để bành trướng thế lực”. [38, tr.148].

Cuối cùng, quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc,.. là các cường quốc kinh tế, khoa học, quân sự, tài chính, chính trị mà không quốc gia nào trong hoạch định chiến lược phát triển mà không tính đến quan hệ với họ. Những đường lối đối ngoại của các quốc gia này tác động không nhỏ đến tình hình thế giới.

Nhìn chung có thể thấy, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, song sự vận động của chúng có những biểu hiện mới, không giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều đó có tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

2.2.1.2.Tình hình khu vực:

Những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã diễn ra khắp nơi trên thế giới, đó là xu thế tất yếu không thể nào thay đổi được và cũng không một quốc gia nào không bị tác động bởi xu thế đó. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều gắn liền với sự phát triển kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra một yêu cầu đó là các nước phải mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự khác biệt về hệ thống chính trị - xã hội không còn là rào cản các quan hệ kinh tế, bởi những thách thức về sự phát triển kinh tế, những vấn đề mang tính toàn cầu như nguy cơ về sự gia tăng dân số, ma túy, ô nhiễm môi trường,…đều là những vấn đề chung của toàn thế giới. Khu vực Đông Nam Á không nằm ngoài những tác động chung ấy của thế giới.

Sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta đã giúp cho các nước Đông Nam Á thoát khỏi sự chi phối trực tiếp của các nước Liên Xô, Mỹ, tạo điều kiện cho các nước

trong khu vực thay đổi những chính sách của mình. Các nước sẽ có cái nhìn chung tổng quan về khu vực và tương lai chung của Đông Nam Á, từ đó đưa ra những chính sách đối ngoại phù hợp, không còn bị nước nào điều khiển, áp đặt như trước nữa. Một tương lai mới hé mở cho cả khu vực.

Sau những năm chiến tranh và đối đầu gay gắt, các nước Đông Nam Á tự nhận thất được rằng không thể để tiếp tục tình trạng này nữa mà cần phải cùng nhau xây dựng một môi trường quốc tế ở khu vực thuận lợi để có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, hợp tác với nhau nhằm biến Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập và không có vũ khí hạt nhân. Tổ chức ASEAN được mở rộng bao gồm 10 nước đoàn kết hợp tác tiếp tục được tăng cường, phát triển trên những nguyên tắc cơ bản của tổ chức, điều này góp phần vào việc thúc đẩy các quan hệ đa phương và song phương giữa các nước trong khu vực. Mặt khác, nếu đoàn kết lại với nhau, khu vực sẽ giảm được sức ép từ các nước lớn, cho nên những lo ngại về ý thức hệ chính trị khác nhau giữa các nước trong khu vực nhưng vì lợi ích chung nên các nước đã thay đổi đường lối đối ngoại của mình, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình và phát triển vững mạnh.

Từ sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, hòa bình ổn định đã được lập lại tại khu vực. Các nước có điều kiện thuận lợi để cùng nhau hợp tác và phát triển, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 đã tác động xấu đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, hòa bình ổn định và phát triển của khu vực vẫn chưa thật sự bền vững, tại Đông Nam Á vẫn tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định giữa các nước trong khu vực và trong nội bộ từng nước như: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới, lãnh thổ vẫn còn sâu sắc. Chính sách ngoại giao cũng như diễn biến trong quan hệ giữa những nước lớn cũng tác động đến khu vực, hay quan hệ giữa các nước trong khu vực với các nước lớn; sự dính líu, can thiệp dưới nhiều hình thức tiềm ẩn đã góp phần gây ra những phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực.

2.2.2.1 Tình hình Việt Nam

Sau khi thực hiện đường lối đổi mới và những thành công bước đầu trong kế hoạch 5 năm (1986-1990), Việt Nam tiếp tục hoàn chỉnh đường lối đổi mới của mình và thực hiện những chương trình dài hạn nhằm xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, những kế hoạch 5 năm tiếp theo lần lượt ra đời (1991-1995), (1996- 2000), (2001-2005),…đã đem lại thành công cho Việt Nam. Một sự thay đổi lớn lao về tình hình kinh tế, xã hội đã làm cho cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Những thành công đó đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam là đúng đắn. Không những thành công với đường lối đối nội trong nước, Việt Nam dần dần cải thiện mình trong quan hệ quốc tế với đường lối ngoại giao linh hoạt và phù hợp với tình hình mới.

Có thể nói năm 1986 là thời điểm khởi đầu cho quá trình phát triển mới của sự hợp tác khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam trong đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”[27, tr.16] và “chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác” [27, tr.16].

Sau đó, vào năm 1988, Hội nghị Bộ chính trị lần thứ 13 đã ra nghị quyết về đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại nhằm củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, phá bỏ sự bao vây cô lập để tạo điều kiện giữ vững độc lập chủ quyền và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Từ nghị quyết đó, Đảng và chính phủ đã quyết định rút toàn bộ quân đội tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ với Mỹ.

Đối với Việt Nam, một nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lợi ích lớn nhất lúc này là hòa bình, ổn định khu vực, góp phần tạo một môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc “Đổi mới”, tập trung sức lực vào phát triển kinh tế. Tại Đại

hội toàn quốc lần thứ VII, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được nêu rõ: “muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình,

Một phần của tài liệu quan hệ myanmar việt nam từ năm 1975 đến năm 2010 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)