Về cơ cấu giá thuốc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex trong năm 2005 (Trang 51)

Định giá sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh. Giá bán sản phẩm phải phù hợp với thu nhập của người dân, đảm bảo bù đáp đủ chi phí mang lại lợi nhuận và tạo được ưu thế cạnh tranh. Việc định giá mua,

siá bán càng khó khăn hơn khi trên thị trường Việt Nam thuốc nhập khẩu rất đa dạng và phong phú về số lượng và chủng loại, được nhập khẩu bởi 59 đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu thuốc trực tiếp [8]. Từ khi bộ V tế ra quyết định doanh nghiệp tự điều chỉnh eiá theo nhu cầu thị trường đã tạo nhiều điều kiện cho hạch toán kinh doanh, xây dựng giá cả của các doanh nghiệp. Chính sách định giá thuốc nhập khẩu của doanh nghiệp Mediplantex là chính sách rất linh hoạt. Công ty đặt ra các mục tiêu khi định giá sản phẩm là : đạt được lợi nhuận cao nhất, phù hợp với giá thị trường và đạt được thị phận lớn nhất. Với các thuốc OTC công ty định gía dựa trên giá thị trường, với các thuốc kê đơn công ty lựa chọn phương pháp định giá theo lợi nhuận định mức. Tuy nhiên khi đưa vào thực tế kinh doanh do nhiều yếu tố biến động không phải sản phẩm nào cũng giữ được mức giá dự tính ban đầu do vậy giá cả có thể được ban lãnh đạo quyết định điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp thực tế thị trường.

Khảo sát cơ cấu giá thuốc nhập khẩu cho thấy :

Nếu như trước khâu lưu thông trên thị trường thuốc sản xuất trong nước bắt đầu bằng giá nhà sản xuất (Ex-work, Ex-factory) thì thuốc nhập khẩu bao giờ cũng bắt đầu bằng giá nhập khẩu (CIF). Giá CIF chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng các thành phần cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex (91,63%). Lợi nhuận của công ty thu từ thuốc nhập khẩu đạt 1,34% tổng doanh thu, thấp hơn so với tỷ lệ thu từ thuốc sản xuất (2,9% doanh thu) do thuốc nhập khẩu của công ty chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố cạnh tranh, một số thuốc tiêu thụ chậm công ty phải hạ mức giá dự tính ban đầu, có khi chịu lỗ để phân phối hết hàng tránh tồn đọng lâu. Trong khi thuốc sản xuất có một số mặt hàng doanh thu cao và lợi nhuận thu được rất lớn do là thuốc mới được nhiều người ưa dùng (như mặt hàng Comazil - lợi nhuận 100%).

Sau giá CIF, chi phí lưu thông làm tăng 7,67% và lợi nhuận làm tăng 1,46%. Như vậy tổng giá trị bán thuốc nhập khẩu của cône tv Mediplantex đã tăng lên 9,13% so với tổng giá mua vào.

Khảo sát trên các thuốc do công ty Mediplantex trực tiếp phân phối cho thấv đa số các thuốc nhập khẩu có chênh lệch giá bán buôn và giá nhập khẩu nằm trong khoảng 5-10%. Một số khảo sát khác cũng cho biết mức chênh lệch giá bán buôn so với giá nhập khẩu của một số công ty khác: Công ty Vimedimex 2: từ 7-8%, công ty cổ phần Dược liệu TW 2 : từ 5-10%, công ty Dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh : từ 3-8%, công ty Dược phẩm TW I : trung bình từ 6-8% .

Khi các công ty Dược phẩm tỉnh mua thuốc nhập khẩu từ các công ty về, cung ứng đến hệ thống khám chữa bệnh trong địa bàn tỉnh, mức chênh lệch theo quy định của từng địa phương do Sở tài chính - vật giá quyết định trên cơ sở hóa đơn mua thuốc hợp pháp. Ví dụ : tại Ninh Bình: 15%, Bắc Ninh: 9%, Thanh Hóa : 11,5%, Hòa Bình : 10-15%...[14].

Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới WHO, chỉ số ST39 về chênh lệch giữa gía bán lẻ và giá bán buôn không nên vượt quá tỷ lệ 35% so với giá nhập khẩu thuốc (CIF) [25], [30]. Như vậy nếu phân phối ra thị trường các cơ sở bán lẻ đẩy khoảng chênh lệch thêm 10-20% [18], áp dụng chỉ số này cho công ty Mediplantex thì đa số giá các thuốc nhập khẩu của công ty khi đến tay người tiêu dùng đều nằm trong khoảng giới hạn nhỏ hơn 35%. Tuy nhiên các thuốc có chênh lệch giá bán buôn với giá CIF cao khoảng hơn 20% khi qua khâu bán lẻ dễ vượt quá giới hạn này, nhất là với các thuốc có thuế nhập khẩu cao 5%, 10%. Điều này sẽ thể hiện biện pháp hàng rào thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước của nhà nước có hiệu quả, nhưng mặt khác lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi mà thực tế những quy định về thuế nhập khẩu vẫn chưa chuẩn và chưa có sự thống nhất giữa hai cơ quan chức năng Bộ Tài Chính - Bộ Y Tế [8].

Phần 4 . KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 4.1. KẾT LUẬN

1. Nhập khẩu dược phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu hàng hóa của công ty Mediplantex. Trong đó thuốc thành phẩm nhập khẩu chiếm hơn 70% trị giá hàng nhập, với chủng loại sản phẩm phong phú đến từ gần 20 quốc gia. Thuốc nhập khẩu phân theo nhóm tác dụng dược lý: chiếm tỷ lệ cao nhất là thuốc kháng sinh, sau đó đến nhóm tiêu hóa, hạ nhiệt giảm đau, tim mạch- thần kinh.. .Với cơ cấu thuốc nhập khẩu như vậy là tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của nước ta.

2. Các chi phí cộng thêm sau giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex bao gồm: thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận tại cảng, chi phí vận chuyển từ cảng về kho, chi phí trả lãi vay ngân hàng, chi phí bán hàng ,chi phí quản lý. Trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí bán hàng (26,6%) và chi phí trả lãi vay ngân hàng (25,5%), sau đó đến chi phí quản lý, thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận và vận chuyển hàng về công ty.

3. Kết quả nghiên cứu cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex cho thấy giá CIF chiếm đến 91,63% trong giá bán buồn, tiếp đến là chi phí lưu thông chiếm 6,67%; lợi nhuận bán buôn trước thuế chiếm tỷ lệ nhỏ (1,34%). Đa số các thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex có chênh lệch giữa giá bán buôn và giá nhập khẩu CIF nằm trong khoảng 5-10%. Cơ cấu giá của

thuốc chịu thuế nhập khẩu cao hơn hẳn các thuốc không chịu thuế nhập khẩu cho ta thấy thuế nhập khẩu là một trong các yếu tố đẩy giá thuốc lên cao sau giá nhập khẩu.

4.2. ĐỂ XUẤT

■ Với công ty cổ phần dược phẩm trung ương Mediplantex

Công ty nên khai thác các nguồn hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất và kí kết hợp đồng lâu dài để nguồn hàng của công ty sẽ ổn định và giảm được giá hàng nhập khẩu do không phải qua trung gian phân phối.

Công ty nên tiết kiệm các chi phí đến mức có thê đê hạ giá thành sản phẩm: Giảm chi phí lãi vay ngân hàng bằng tăng nguồn vốn tự có, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh, tăng vốn cổ phần, tái đầu tư bổ sung vốn. Giảm các chi phí như chi phí khấu hao các đồ dùng vãn phòng, chi phí các vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí điện, điện th o ạ i.

Để đầu tư cho hiệu quả kinh doanh lâu dài, công tự nên có chính sách đầu tư và xây dựng kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP nhằm tiến tới đạt các tiêu chuẩn GP của lun thông phân phối thuốc, đồng thời giảm được các chi phí hư hao trong quá trình bảo quản. Đồng thời công ty nên tăng kinh phí đầu tư cho nguồn lực con người đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao nội lực của công ty.

■ Đối với cấp quản lý nhà nước

Song song với việc thực hiện các chính sách khuyến khích bảo hộ công nghiệp dược phẩm trong nước, Nhà nước và Bộ Y Tế nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác nhập khẩu thuốc nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu thị trường, đặc biệt là với các thuốc biệt dược, các dạng bào chế trong nước chưa sản xuất được.

Bộ Y Tế và Bộ Tài chính cần có chính sách nhất quán và đồng bộ hơn khi đưa ra danh mục biểu thuế nhập khẩu, cần quy định rõ ràng vàđầy đủ để tránh việc áp mã thuế không hợp lý gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong hạch toán giá thuốc.

■ Trong thời gian có hạn đề tài mới chỉ nghiên cứu đến cơ cấu giá bán

buôn thuốc nhập khẩu của một đơn vị kinh doanh. Việc thực hiện các nghiên cứu tương tự sâu và rộng hơn là cần thiết để có thể đánh giá toàn diện và sát thực hơn về giá thuốc nhập khẩu của toàn bộ các doanh nghiệp có chức năng XNK ở Việt Nam. Đồng thời nên tiến hành một số khảo sát đến cơ cấu giá bán lẻ của các mặt hàng thuốc nhập khẩu để xác định rõ hơn các nguyên nhân đẩy giá thuốc lên từ khâu nhập khẩu đến khi thuốc đến được với người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Thế Anh (2005), Bình ổn thị trường thuốc tân dược, Tạp chí thị trường giá cả, tháng 8-2005, trang 17.

2. Nguyễn Thanh Bình, Từ Minh Koóng (2004), Sự biến động vê giá của thưốc nhập ngoại trên thị trường và những yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Thông tin Y dược, số 11/2004, trang 28-32.

3. Bộ Tài Chính (2005), Quyết định s ố 48/2005/QĐ-BTC ngày 141712005,

về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuốc trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi.

4. Bộ Tài Chính (2003), Danh mục và thuế suất đối với hàng hóa XNK, Nhà xuất bản Tài Chính, 8/2003, Chương 30 Dược phẩm, trang 174-181. 5. Bộ môn quản lý kinh tế dược (2001), Kinh tế dược, Trường Đại học Dược

Hà Nội.

6. Bộ y tế (2004), Kế hoạch- Bộ Y Tế, Triển khai một sô' giải pháp cấp bách nhằm bình Ổn giá thuốc chữa bệnh cung ứng thuốc cho nhân dân.

7. Hoàng Văn Châu, Tô Bình Minh (2001), Các điều kiện thương mại quốc tế(Incoterms 2000) giải thích và hướng dẫn sử dụng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

8. Cục quản lý dược Việt Nam (2005), Hội nghị xuất nhập khẩu lưu thông phân phối thuốc.

9. Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương,

Nhà xuất bản giao thông vận tải.

10. Đặng Đình Đào, Lê Thiện Hạ, Trần Hoè (1999), Giáo trình tiêu thụ sản phẩm, Viện đại học Mở Hà Nội, trang 54-56.

11. Bùi Hà (2005), Quản lý giá thuốc trong điểu kiện hiện nay như thế nào?, Tạp chí thị trường giá cả, tháng 6-2005, trang 10.

12. Bùi Hà (2005), Giá thuốc lại leo thang bao giờ bình ổn ?, Tạp chí thị trường giá cả, tháng 4- 2005, trang 11,15.

*

13. Hội dược liệu Việt Nam (2004), Đề xuất một số giải pháp tập trung bình ổn giá thuốc, Tạp chí dược học số 3+4/2004, trang 3.

14. Trần Công Kỷ (2004), "Một số giải pháp cấp bách góp phần bình ổn giá thuốc chữa bệnh trong năm 2004-2005", Báo cáo tại hội thảo Công tác

đảm bảo cung ứng thuốc cho nhân dân.

15. Trần Thị Nhường (2005), Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của một sô doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước từ năm 2000 đến năm 2004, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

16. Anh Quang (2005), Bao giờ người dân được dùng thuốc với giá rẻ, Tạp chí thị trường giá cả , tháng 5-2005, trang 17,27.

17. Tạp chí thông tin thương mại(2004), Chuyên ngành dược phẩm và trang thiết bị ỵ tế, Bộ Thương Mại, (12/10),( 15/11).

18. Tạp chí thông tin thương mại(2005), Chuyên ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế, Bộ Thương Mại, (27/3), (14/3), (11/4), (9/5), (5/9), (24/10), (12/12), (19/12)

19. Tổng cục hải quan (2003), Quy định về thủ tục hải quan, Nhà xuất bản thống kê.

20. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 327- tháng 8/2005, trang 3-14.

21. Đinh Thị Thanh Thuỷ (2005), Phân tích tình hình biến động giá của một số loại thuốc trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

22. Nguyễn Như Tiến (2000), Vận chuyển hàng hoá đường biển Container, Nhà xuất bản đại học quốc gia- Hà Nội.

23. Vũ Hữu Tửu (2002), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương!,Trường Đại học Ngoại Thương.

24. Đỗ Hoàng Vân, Nguyễn Xuân Sơn (2003), Một vài ý kiến về giải pháp cho việc bình ổn giá thuốc, Tạp chí dược học số 8/2003, trang 6.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

25. BMC International Health and Human Rights 2005 , Http://www.biomedcentral.com.

26. DicksonM. (1992): The pricing o f pharmaceuticals: an international comparison. Clin ther. 1992 Jul- Aug; 14(4): 604-10; discussion 603. 27. Jeanne Madden, Kumariah Balasubramaniam and Isaac Kibwage (2003),

Components o f patients prices : Example from Srilanka and Kenya, Essential drug monitor , Issue No.33 , 2003, page 18.

28. PAREXEL’s Pharmaceutical R&D Statistical Sourcebook 2005/2006. 29. PhRMA Backgrounder (Jun,2003) Prescription Drug Prices and Profits,

Washington DC: Pharmaceutical Reseach and Manufacturers of America. 30. WHO, HAI (2003), Medicine Prices a new approach to measurement

2003.

31. WHO(1996), Action Programme on Essential Drugs, Indicators fo r Monitoring National Drug Policies .

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex trong năm 2005 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)