Các chi phí cấu thành giá thuốc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex trong năm 2005 (Trang 36)

Bảng 3.11: Các chi p h í cấu thành giá thuốc nhập khẩu

Chi phí Trị giá (tr. đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng CP/DT (%) 1. T huế nhập khẩu 1.930,7 14,58 1,02 2. Các chỉ p h í giao nhận tại cảng 562,3 4,25 0,30 3. CP vận chuyển từ cảng vê 1.312,9 9,91 0,70

4. Lãi vốn vay phải trả 3.380,0 25,52 1,79

5. Chi p h í bán hàng 3521,2 26,59 1,87

- Lương cho người bán hàng 1732,0 13,08 0,92

- Vận chuyển bốc dỡ 488,7 3,69 0,26

- Chi phí tiếp thị, yểm trợ bán hàng 726,6 5,49 0,39

- Các chi phí khác 573,9 4,33 0,30

ố. Chi p h í quản lý 2537,9 19,16 1,53

- Lương cho bộ phận quản lý 743,7 5,61 0,40

- Khấu hao và sửa chữa TSCĐ 363,4 2,74 0,19

- Các chi phí khác 1430,8 10,80 0,76

Tổng chi phí 13.245,0 100,00 7,03

Doanh thu 188.413,0

3 1 .2%

19.16% 14.58% 26.59 4.25% n Thuế nhập khấu 9.91% ® CP giao nhận tại cảng □ CP vận chuyển từ cảng về kho □ Lãi vốn vay phải trả

■ Chi phí bán hàng □ Chi phí quản lý

25.52%

Hình 3.12: Biểu đồ tỷ lệ các chi phí câu thành nên giá thuốc nhập khẩu. Nhận x é t: Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại chi phí lưu thông thuốc nhập khẩu (26,59%), chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 là lãi vốn vay phải trả (25,52%). sở dĩ phần lãi vay phải trả của công ty lớn như vậy là do Mediplantex là một công ty cổ phần, vốn của công ty do các cổ đông đóng góp, nguồn vốn này không đủ để sản xuất và kinh doanh, vì vậy hàng năm công ty phải huy động một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài và phải trả lãi cho phần vốn vay. Đây là một bất lợi lớn cho công ty trong kinh doanh hàng hoá nói chung và kinh doanh thuốc nhập khẩu nói riêng, đặc biệt đây cũng là một yếu điểm của công ty khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nhất là với các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cấp vốn.

Thuê nhập khẩu : là khoản thuế doanh nghiệp phải đóng khi nhập khẩu những thuốc chịu quy định của Bộ Tài Chính về áp mức thuế suất thuế nhập khẩu lớn hơn 0% (thường là mức 5% hoặc 10%). Năm 2005 công ty Mediplantex phải đóng thuế nhập khẩu thuốc thành phẩm là 1,9 tỷ và chiếm 14,58 % trong tổng chi phí, một số mặt hàng phải đóng thuế nhập khẩu có kim ngạch nhập khẩu cao năm 2005 như: Medoneuro (hoạt chất Gingko Biloba), Astyminfort (Vitamin dịch truyền ) thuế NK 10%; Trichogil (dung dịch Metronidazole tiêm) thuếNK 5% ...

*t* Chỉ p h í giao nhận hàng tại cảng', gồm các loại chi phí khi thực hiện công tác giao nhận hàng kể từ khi hàng hóa về tới cảng quy định và được

chuyển từ người giao hàng sang đại diện nhận hàng của công ty. Chi phí này chiếm tỷ trọng 4,25% trong tổng chi phí.

♦> Chi phí vận tải hàng từ cảng về kho công ty: Chiếm 9,9% tổng chi phí, là các khoản chi phí xăng dầu cấp cho xe chở hàng của công ty trực tiếp đi nhận hàng, hoặc khoản tiền công ty bỏ ra để thuê các công ty vận tải chuyên nghiệp chở hàng nhập khẩu về công ty.

Chi phí bán hàng và chỉ phí quản ỉv:

Bảng 3.12 : Các chi phí quản lý - bán hàng

Chỉ tiêu Trị giá Tỷ lệ (%)

Tổng chi phí quản lý- bán hàng 6.059,1 100,0

Chỉ p h í bán hàng 3.521,2 58,1

- Lương cho người bán hàng 1.732,0 28,6

- Vận chuyển bốc dỡ 488,7 8,1

- Chi phí tiếp thị, yểm trợ bán hàng 726,6 12,0

- Các chi phí khác 573,9 9,4

Chi p h í quản lý 2.537,9 41,9

- Lương cho bộ phận quản lý 743,7 12,3

- Khấu hao và sửa chữa TSCĐ 363,4 6,0

- Các chi phí khác 1.430,8 23,6

33.

12.0% 8.1%

H Lương bộ phận bán hàng B Lương bộ phận quản lý □ CP vận chuyển, bốc dỡ □ CP tiếp thị, yểm trợ bán hàng ■ Khấu hao TSCĐ ■ Các chi phí khác

• Trong đó chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng và bộ phận quản lý

đã bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, các khoản phụ cấp, thưởng cho người bán. Chi phí lương cho quản lý và bán hàns của công ty chiếm 18,67% tổng chi phí, chiếm 61,7% chi phí quản lý và bán hàng nhưng chỉ chiếm 1,31% tổng doanh thu.

• Chi phí vận chuvển bốc xếp hàng hoá là các chi phí dành cho việc vận tải hàns hoá đến các địa điểm bán hàng, mức hỗ trợ vận chuyển cho các nhà phân phối hay đại lý của công ty được áp dụng là 0,03-0,05% trên doanh số bán hàng tháng; đối với các khách hàng, bệnh viện trung tâm y tế ở tỉnh xa công tv cũng có chính sách ưu tiên hỗ trợ vận chuyển. Chi phí vận chuvển chiếm khoảng 0,26% doanh thu và 3,7% tổng chi phí.

• Chi phí quảng cáo, tiếp thị và yểm trợ bán hàng chiếm 5,49% tổng chi và 0,39% so với tổng doanh thu. Với các mặt hàng thuốc nhập khẩu chi phí này bao gồm :

- Chiết khấu bán buôn : mức chiết khấu áp dụng cho các thuốc ngoại nhập thường là 5%-10%.

- Chi phí khuyến khích, hỗ trợ các nhà phân phối, bằng các hình thức như tặng kèm sản phẩm, tăng thêm chiết khấu khi khách hàng lấy số lượng lớn.

- Quỹ phát triển thị trường.

- Chi phí dành cho các buổi hội thảo giới thiệu thuốc trong bệnh viện, hội nghị khách hàng...

- Chi phí làm tờ rơi giới thiệu sản phẩm cho các bạn hàng và các bác sỹ. • Chi phí khấu hao tài sản cố định chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí (2,74%). Đây là chi phí khấu trừ vào giá trị tài sản cố định sử dụng cho việc kinh doanh thuốc, gồm các cửa hàng phân phối thuốc, kho, văn phòng, phương tiện vận chuyển...

• Các chi phí khác trong chi phí bán hàng chiếm (4,33% tổng chi phí) gồm: thuế kho, quầy, bao bì vật liệu đóng gói, phí khiểm nghiệm, bảo quản, hao hụt định mức, phí mở, sửa L/C, phí chuyển tiền...

• Các chi phí khác trong chi phí quản lý: dụng cụ văn phòns phẩm, sửa chữa nhỏ TSCĐ, thuế nhà đất, thuế môn bài, điện nước, điện thoại điện báo, đào tạo huấn luyện, hội nghị tiếp khách, công tác phí, xăng xe công tác... Chiếm

10,80% tổng chi phí, là một tỷ lệ khá cao, công tv cần giảm bớt chi phí này.

3.1.3. Cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty trong năm 2005

Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex

Bảng 3.13 : cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex năm 2005

Các yếu tô cấu thành giá thuốc nhập khẩu Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ/DT (%) Tỷ lệ/ CIF(%)

(Nếu lây giá CIF làm gốc)

Giá nhập khẩu 172.643,8 91,63 100

Chi phí lưu thông 13.244,4 7,03 7,67 107,67

Lợi nhuận 2.524,7 1,34 1,46 109,13

Doanh thu 188.413,0 100,00 109,13

□ Giá nhập khẩu □ CP lưu thông ■ Lợi nhuận

Nhận x é t: Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty năm 2005 gồm : - Giá nhập khẩu (CIF).

- Chi phí lưu thông (gồm thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận và vận chuyển hàng về kho công ty, chi phí trả lãi vay ngân hàng, chi phí bán hàng, quản lý).

- Lợi nhuận bán buôn.

Trong đó, giá đầu vào chiếm tỷ lệ lớn nhất (91,63%), chi phí dành cho lưu thông hàng hoá chiếm tỷ 7,03% doanh thu, đồng thời phần chi phí này cũng là yếu tố chính làm tăng giá thuốc sau giá CIF (7,67%). Lợi nhuận bán buôn thu từ thuốc nhập khẩu trong năm của công ty chiếm 1,34% doanh thu và làm tăng sau giá Ơ F 1,46%.

* /Chênh lệch giữa giá CIF và giá bán buôn thuốc

(Đánh giá trên 63 thuốc do công ty trực tiếp phân phối)

Bảng 3.14 : So sánh chênh lệch giá bán buôn và giá CIF thuốc nhập khẩu

Chênh lệch giữa giá CIF và

giá bán buôn ( A ) SỐ lượng thuốc

Tỷ lệ (% ) A <5% 7 11,11 5 % á A á 10% 44 69,84 A > 10% 12 19,05 ___19.05%________ 11-11°/o... 69.84% Chênh lệch <5% 11 Chệnh lệch từ 5-10% Chênh lệch>10%

Hình 3.15: Biểu đồ chênh lệch giá bán buôn thuốc NK và giá CIF (với các thuốc do Mediplantex trực tiếp phân phối)

Nhận xét : Chênh lệch giữa giá bán buôn và siá nhập khẩu thuốc của công ty nằm trong khoảng từ 5-10% là chủ yếu (chiếm 69,84% trong tổng số thuốc) và là các thuốc chiếm trị giá lớn trong tổng doanh thu như Ciprofloxacin 500mg (6,7%), Kefotax lg (6,0%). Khoảng 11% số thuốc có giá bán buôn chênh lệch hơn 10% so với giá bán lẻ như Gramoneg 500 mg (13,5%), Piricam20mg (18,14%), Kinpoin 21,3%- Một số thuốc do tác động của yếu tố cạnh tranh và điều tiết thị trườns, chênh lệch giá bán buôn và bán lẻ khá khiêm tốn như Cefotaxim (4,5%), Spocef (4,3%)-

b. Cơ cấu giá bán buôn một sô thuốc nhập khẩu:

Thuốc giảm đau chống viêm Piricam 20mg và thuốc kháng sinh Cefradine lg là hai mặt hàng thuốc nhập khẩu trong đó một mặt hàng chịu thuế nhập khẩu và một mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu, phân tích các yếu tố cấu thành giá bán 2 thuốc này cho bảng cơ cấu giá như sau:

Bảng 3.15: Cơ cấu giá bán buôn hai mặt hàng Piricam 20mg và Cefradine lg

Tên thuốc

Piricam 20mg Cefradine l g Inj- Các yếu (Đ/vị tính: Đồng/hộp) (Đvị tính : Đồng/lọ) tố cấu thành giá \ .

Giá trị Tăng sau

CIF

Giá trị Tăng sau

CIF

Giá nhập khẩu (CIF) 10.883,4 8.195,0

Thuế Nhập Khẩu 1.088,3 10,00% 0,0 0,00%

Các chi phí NK và v c về kho 111,0 1,02% 81,1 0,99%

Chi phí lãi vốn vay 330,0 3,03% 248,0 3,03%

Chi phí quản lý- bán hàng 457,1 4,20% 344,2 4,20%

Lợi nhuận bán buôn 463,5 4,26% 631,7 7,71%

Giá bán buôn trước VAT 13.333,3 18,14% 9.500,0 15,92%

VAT 666,7 475,0

^ 1 ọ.99% "7" 4.20% Cefradine ■ 3.03% Piricam 10.00%

n Thuế nhâp khẩu M CP giao nhận & vc hàng về kho □ CP trả lãi vốn vay □ CP quản lý- bán hàng ■ Lợi nhuận bán buôn

Hình 3.16 : Tỷ lệ các yếu tố tàng thêm sau giá nhập khẩu (CIF) của Piricam 20mg và Cefradine lg tiêm.

Nhận x é t : Khảo sát trên 2 mặt hàng của công ty có doanh số bán khá cao năm 2005 : Thuốc kháng sinh tiêm Cefradine lg và thuốc giảm đau chống viêm Piricam viên 20mg (hoạt chất Piroxicam) cho thấy chênh lệch giữa giá bán buôn và giá CIF của Piricam 20mg là 18,14% cao hơn của Cefradine là 15,45%. Mặc dù lợi nhuận bán buôn công ty thu được từ mặt hàng Cefradine (7,71%) cao hơn mặt hàng Piricam (4,26%) nhưng phần tăng thêm sau giá nhập khẩu của Piricam lớn hơn của Cefradine là do mặt hàng Piricam là thuốc giảm đau phải chịu mức thuế nhập khẩu 10%.

3.2. BÀN LUẬN

3.2.1. Về tình hình nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex

Là một đơn vị có chức năng sản xuất và kinh doanh, ngoài việc eóp phần thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước phát triển, công ty dược phẩm Mediplantex còn góp phần vào hệ thống cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là kinh doanh và phân phối thuốc (mảng thuốc tự sản xuất năứi 2005 chỉ đạt 46,8 triệu đồng- chiếm 11,3% tổng trị giá đầu vào hàng kinh doanh). Nhập khẩu thuốc năm 2005 của công ty chiếm hơn 57,9% tổng doanh số mua, trong đó tập chung chủ yếu vào nhóm hàng thuốc tân dược (71,7%). Qua mô hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam chưa thực sự chú trọng sản xuất mà chủ yếu vẫn là nhập khẩu uỷ thác thành phẩm và kinh doanh hàng nhập khẩu thu lợi nhuận [21]. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi tính hạn chế về năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước dẫn đến việc thuốc ngoại vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, công ty không thể không tận dụng phần thị trường này để kinh doanh thu lời, từ đó tăng nguồn vốn đầu tư cho tái sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê của tổng cục Dược, mô hình chung của đa số các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam là nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với xuất khẩu [8]. Cũng với mô hình nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex lớn gấp 6,9 lần kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu dẫn đến công ty phải vay một lượng lớn ngoại tệ phục vụ việc thanh toán cho các đối tác nước ngoài.

Nguồn cung ứng hàng nhập khẩu của công ty Mediplantex khá đa dạng (thuốc nhập khẩu của các nhà phân phối đến từ 20 quốc gia). Việc nhập khẩu thuốc từ nhiều nhà cung ứng khác nhau đã làm cho danh mục sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú, ngoài các biệt dược giá thành cao của các hãng

dược phẩm nổi tiếng có uy tín lâu năm trên thị trường, công ty còn nhập khẩu các biệt dược của các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế nhưng giá cả rẻ hơn phù hợp với túi tiền những người có thu nhập vừa và thấp. Ví dụ như sản phẩm có hoạt chất là Cefotaxim tiêm, công ty có 2 biệt dược là : Cefocent của Hàn Quốc và Kefotax của Ấn Độ, giá của Cefocent là 18.900đ/lọ, trong khi giá của Kefotax chỉ là 6.000đ/lọ. Với chính sách đa dạng hoá danh mục sản phẩm và chính sách giá đa cấp, công ty đã nhằm vào mọi đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau, đáp ứng nhu cầu điều trị cho nhiều đối tượng, đồng thời mở rộng được thị phần kinh doanh.

Tuy nhiên theo thống kê, các thuốc nhập khẩu không đạt được chất lượng phần lớn là thuốc của Ấn Độ và Hàn Quốc [8], do vậy công ty cũng cần lưu ý khi nhập khẩu thuốc từ các nước này. Mặt khác các nhà cung ứng thuốc cho Medipalantex chủ yếu là các nhà phân phối, có khi hàng được nhập của nhà phân phối từ Canada nhưng lại được sản xuất ở Ấn Độ, Trung Quốc...do vậy công ty có thể sẽ gặp phải trường hợp nhập khẩu giá CIF cao hơn giá nhà sản xuất nhiều do giá bị đẩy lên qua khâu phân phối trung gian, do đó công ty Mediplantex cần chú trọng hơn nữa trong việc khai thác nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì mua của các nhà phân phối trung gian. Nếu khai thác được nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và kí kết hợp đồng lâu dài thì nguồn hàng của công ty sẽ ổn định và giảm được giá hàng nhập khẩu, do đó giảm được giá bán và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá.

Kim ngạch nhập khẩu thuốc của công ty hàng tháng không đều nhau, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất vào tháng 4 và tháng 8, do mấy tháng trước đó kim ngạch nhập khẩu của công ty thấp, đồng thời đó là những tháng giao mùa dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu hoá, viêm họng, do đó

công ty tăng lượng thuốc nhập khẩu, nhất là các thuốc kháng sinh, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân cao trong mùa hè và mùa thu đông.

Cơ cấu thuốc nhập khẩu của công ty khá đa dạng, có nhiều nhóm thuốc khác nhau, trong đó nhóm kháng sinh chiếm tv lệ cao, sau đó đến nhóm tiêu hoá, dịch truyền, tim mạch- thần kinh. Việt Nam là một nước đang phát triển mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng, đồng thời tỷ lệ các bệnh không nhiễm trùng đang ngày một gia tăng. Do đó với cơ cấu nhập khẩu thuốc của công ty như vậy là tươjig đối phù hợp với mô hình bệnh tật ở nước ta. Công ty đã góp phần cung ứng thuốc nhập khẩu cho thị trường, điều tiết nhu cầu về thuốc phù hợp với nhu cầu bệnh tật của Việt Nam, nhiều thuốc chuyên khoa trong nước chưa sản xuất được, như các kháng sinh tiêm (Amikacin 0,5g/2ml, Cefazolin lg, Lincomicin 600mg/2ml...), viên sủi điều trị loét dạ dày (Histac EVT).

3.2.2. Vê các chi p h í và các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex

Khác với hàng sản xuất trong nước thuốc nhập khẩu phải chịu thêm các khoản chi phí mang tính đặc thù của hàng nhập khẩu. Theo thống kê sơ bộ,

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex trong năm 2005 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)