Là một đơn vị có chức năng sản xuất và kinh doanh, ngoài việc eóp phần thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước phát triển, công ty dược phẩm Mediplantex còn góp phần vào hệ thống cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là kinh doanh và phân phối thuốc (mảng thuốc tự sản xuất năứi 2005 chỉ đạt 46,8 triệu đồng- chiếm 11,3% tổng trị giá đầu vào hàng kinh doanh). Nhập khẩu thuốc năm 2005 của công ty chiếm hơn 57,9% tổng doanh số mua, trong đó tập chung chủ yếu vào nhóm hàng thuốc tân dược (71,7%). Qua mô hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam chưa thực sự chú trọng sản xuất mà chủ yếu vẫn là nhập khẩu uỷ thác thành phẩm và kinh doanh hàng nhập khẩu thu lợi nhuận [21]. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi tính hạn chế về năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước dẫn đến việc thuốc ngoại vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, công ty không thể không tận dụng phần thị trường này để kinh doanh thu lời, từ đó tăng nguồn vốn đầu tư cho tái sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê của tổng cục Dược, mô hình chung của đa số các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam là nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với xuất khẩu [8]. Cũng với mô hình nhập siêu, kim ngạch nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex lớn gấp 6,9 lần kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu dẫn đến công ty phải vay một lượng lớn ngoại tệ phục vụ việc thanh toán cho các đối tác nước ngoài.
Nguồn cung ứng hàng nhập khẩu của công ty Mediplantex khá đa dạng (thuốc nhập khẩu của các nhà phân phối đến từ 20 quốc gia). Việc nhập khẩu thuốc từ nhiều nhà cung ứng khác nhau đã làm cho danh mục sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú, ngoài các biệt dược giá thành cao của các hãng
dược phẩm nổi tiếng có uy tín lâu năm trên thị trường, công ty còn nhập khẩu các biệt dược của các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế nhưng giá cả rẻ hơn phù hợp với túi tiền những người có thu nhập vừa và thấp. Ví dụ như sản phẩm có hoạt chất là Cefotaxim tiêm, công ty có 2 biệt dược là : Cefocent của Hàn Quốc và Kefotax của Ấn Độ, giá của Cefocent là 18.900đ/lọ, trong khi giá của Kefotax chỉ là 6.000đ/lọ. Với chính sách đa dạng hoá danh mục sản phẩm và chính sách giá đa cấp, công ty đã nhằm vào mọi đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau, đáp ứng nhu cầu điều trị cho nhiều đối tượng, đồng thời mở rộng được thị phần kinh doanh.
Tuy nhiên theo thống kê, các thuốc nhập khẩu không đạt được chất lượng phần lớn là thuốc của Ấn Độ và Hàn Quốc [8], do vậy công ty cũng cần lưu ý khi nhập khẩu thuốc từ các nước này. Mặt khác các nhà cung ứng thuốc cho Medipalantex chủ yếu là các nhà phân phối, có khi hàng được nhập của nhà phân phối từ Canada nhưng lại được sản xuất ở Ấn Độ, Trung Quốc...do vậy công ty có thể sẽ gặp phải trường hợp nhập khẩu giá CIF cao hơn giá nhà sản xuất nhiều do giá bị đẩy lên qua khâu phân phối trung gian, do đó công ty Mediplantex cần chú trọng hơn nữa trong việc khai thác nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì mua của các nhà phân phối trung gian. Nếu khai thác được nguồn hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và kí kết hợp đồng lâu dài thì nguồn hàng của công ty sẽ ổn định và giảm được giá hàng nhập khẩu, do đó giảm được giá bán và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá.
Kim ngạch nhập khẩu thuốc của công ty hàng tháng không đều nhau, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt cao nhất vào tháng 4 và tháng 8, do mấy tháng trước đó kim ngạch nhập khẩu của công ty thấp, đồng thời đó là những tháng giao mùa dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tiêu hoá, viêm họng, do đó
công ty tăng lượng thuốc nhập khẩu, nhất là các thuốc kháng sinh, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân cao trong mùa hè và mùa thu đông.
Cơ cấu thuốc nhập khẩu của công ty khá đa dạng, có nhiều nhóm thuốc khác nhau, trong đó nhóm kháng sinh chiếm tv lệ cao, sau đó đến nhóm tiêu hoá, dịch truyền, tim mạch- thần kinh. Việt Nam là một nước đang phát triển mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng, đồng thời tỷ lệ các bệnh không nhiễm trùng đang ngày một gia tăng. Do đó với cơ cấu nhập khẩu thuốc của công ty như vậy là tươjig đối phù hợp với mô hình bệnh tật ở nước ta. Công ty đã góp phần cung ứng thuốc nhập khẩu cho thị trường, điều tiết nhu cầu về thuốc phù hợp với nhu cầu bệnh tật của Việt Nam, nhiều thuốc chuyên khoa trong nước chưa sản xuất được, như các kháng sinh tiêm (Amikacin 0,5g/2ml, Cefazolin lg, Lincomicin 600mg/2ml...), viên sủi điều trị loét dạ dày (Histac EVT).
3.2.2. Vê các chi p h í và các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu của công ty Mediplantex
Khác với hàng sản xuất trong nước thuốc nhập khẩu phải chịu thêm các khoản chi phí mang tính đặc thù của hàng nhập khẩu. Theo thống kê sơ bộ, ngoài các khoản chi phí cho dịch vụ vận tải và chi phí thông thường khác, một doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá qua đường biển hoặc đường hàng không phải chịu thêm khoảng 20 loại phí khác. Với cách tính phí cũng khác nhau tại mỗi cảng, mỗi đại lý vận tải (phí đại lý, phí dỡ hàng...)- Các khoản chi phí này đều có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp [19], [20].
Chi phí giao nhận hàng tại cảng của công ty Mediplantex chiếm 4,25% tổng chi phí và khác nhau tuỳ từng lô hàng.Trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là phí CFS thường chiếm 50,0%-68,2% trong chi phí giao nhận hàng, sau đó đến chi phí lưu kho bãi, đặc biệt chi phí này cao với những lô thuốc cần bảo quản trong kho lạnh và phải chờ đợi thời gian hoàn thành thủ tục lâu.
Thuế nhập khẩu phải đóng cho thuốc nhập khẩu năm 2005 của công ty cổ phần dược liệu Mediplantex chiếm tỷ trọng 14,6% trong tổng chi phí, các chi phí eiao nhận hàns tại cản? chiếm 4,2%, vận chuyển hàng về kho chiếm 9,9% tổng chi phí. Như vậy khoảng 28,7% chi phí là dành cho việc đưa được thuốc nhập khẩu về đến kho công ty, sau đó mới đến các chi phí dành cho khâu lưu thông phân phối hàng từ công ty đi các nơi.
So sánh giữa cơ cấu giá một mặt hàng chịu thuế nhập khẩu (Piricam 20mg) và một mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu (Cefradin lg Inj.) cho thấy sự khác biệt rất rõ, việc thuốc phải chịu thuế suất nhập khẩu 5%, 10%, làm đội lên thêm sau giá CIF khoản 5%- 10% đó. Do đó mặc dù lợi nhuận của công ty thu được từ mặt hàng Piricam chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán buôn và giá nhập khẩu của sản phẩm đó vẫn cao hơn nhiều.
Với quan điểm của Bộ Y Tế để bảo hộ hợp lý sản xuất dược phẩm trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, việc xây dựng mức thuế nhập khẩu không chỉ căn cứ vào nhóm thuốc mà còn căn cứ vào từng loại hoạt chất, dạng bào chế cụ thể, khả năng sản xuất thuốc ở trong nước trên nguyên tắc :
- Thuốc trong nước sản xuất đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước có thuế suất nhập khẩu là 5% hoặc 10%.
- Thuốc trong nước chưa sản xuất được, dạng bào chế trong nước chưa sản xuất được hoặc thuốc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị trong nước có thuế suất là 0% [8].
Do vậy với các mặt hàng có thuế suất nhập khẩu cao 10%, trong nước đã đáp ứng đủ, công ty nên xem xét việc hạn chế nhập khẩu các thuốc này để giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng thuốc nhập khẩu của công ty, đồng thời cũng góp phần hợp lý hoá công tác xuất nhập khẩu thuốc của ngành dược nói chung.
Là một công ty cổ phần không được nhà nước hỗ trợ về vốn để đảm bảo vốn kinh doanh, công ty Mediplantex phải huy động nguồn vốn từ các khoản
vay. Các nguồn vay vốn của công ty là: Vay ngân hàng, bán cổ tức, và huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác. Với nguồn vay từ ngân hàng có hai hình thức : vay bằng USD và vay bằng Việt Nam đồng. Để có ngoại tệ thanh toán với đối tác nước ngoài công ty phải vay bằng đồng USD, mức lãi suất là 4,5%/ năm thấp hơn vay bằng Việt Nam đồng (12%/ năm) nhưng đồng USD lại biến động tỷ giá theo thị trường thế giới nên tỷ lệ rủi ro cũng cao hơn, do vậy hàng năm công ty phải dự trù ra một khoản kinh phí đề phòng rủi ro.
Trong năm 2005 phần chi phí để trả cho lãi vốn vay dùng cho kinh doanh thuốc nhập khẩu chiếm đến 25,5% tổng chi phí, chi phí này hàng năm tăng lên theo doanh số mua của công ty. Đây là khoản tác động khá lớn đến tổng chi phí do đó cũng ảnh hưởng đến giá thành thuốc của công ty và sức cạnh tranh hàng hoá của công ty, nếu giảm được chi phí này thì sẽ giảm được chi phí lưu thông thuốc, giảm giá thành thuốc và nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá cũng như lợi nhuận cho công ty. Những biện pháp để tăng vốn kinh doanh cho công ty có thể là :
- Nâng cao phẩn vốn tự có bằng tăng vốn cổ phần .
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận để tái đầu tư và bổ sung nguồn vốn.
Các chi phí quảng cáo tiếp thị của công ty Mediplantex dành cho các hình thức khuyến mại, chiết khấu bán hàng, hội nghị hội thảo, hội nghị khách hàng, in ấn tờ rơi, đối với các thuốc kê đơn công ty có đội ngũ trình dược viên mới được thành lập năm 2004. Chi phí cho các thuốc kê đơn còn được thể hiện dưới hình thức hội thảo mời các bác sĩ tham quan hội thảo ở nước ngoài. Mức chiết khấu giá bán buôn thuốc nhập khẩu 5% cùng với những chính sách linh hoạt quv định riêng cho từng mặt hàng giúp tăng cường việc kích thích tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời với mức chiết khấu không quá cao như vậy, tránh được việc các khách hàng của công ty giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm thu lợi từ mức chiết khấu của công ty, do đó tránh được nguy cơ giá thuốc
nhập khẩu của công tv trên thị trường không ổn định, ảnh hưởng đến uy tín công ty.
Chi phí cho quảng cáo thuốc ngoại năm 2005 của công ty chiếm 5,49% tổng chi phí nhưng chỉ chiếm 0,39% tổng doanh thu. Trong khi đó theo một nghiên cứu khác về mặt hàng thuốc tự sản xuất của công ty chi phí này chiếm 25,94% tổng chi phí lưu thông do thuốc sản xuất của công ty phải chi một khoản chi phí lớn cho quảng cáo trên tạp chí, truvền hình để xây dựng và quảng bá thươns hiệu công tv. Mặt khác chi phí này cũng là quá nhỏ bé khi đem so sánh với chi phí của hãng dược phẩm nước ngoài (chiếm 10-20% doanh số của hãng).
Theo thông tư số 128/2003/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 164/2003/ NĐ-CP của Bộ tài chính quy định : doanh nghiệp chỉ được chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại cho các hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí giao dịch tiếp khách, đối ngoại, hội nghị doanh nghiệp phải có quy chế quản lý, công khai các khoản chi nói trên. Các khoản chi này không được vượt quá 10% tổng chi phí thực tế trong kì. Trong khi đó các công ty TNHH được tự do kinh doanh, tự do chi phí cho công tác tiếp thị và quảng cáo, mức chi phí cho tiếp thị của công ty như vậy vẫn là khiêm tốn, khó cạnh tranh được với các công ty tư nhân. Chính vì chính sách không nhất quán này của nhà nước để tránh phải cạnh tranh cùng một mặt hàng nhập khẩu với các công ty TNHH nhiều công ty lựa chọn biện pháp nhập khẩu và uỷ thác cả lô cho các công ty TNHH, như vậy công ty nhận uỷ thác vừa được phí uỷ thác, vừa tránh phải cạnh tranh còn các công ty TNHH sẽ được độc quyền định giá và phân phối sản phẩm, tuy nhiên những mặt hàng này có thể bị các công ty TNHH định giá cao hơn giá nhập khẩu nhiều.
Con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chi phí tiền lương dành cho cán bộ công nhân viên là một trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả công việc kinh doanh.
Mức lương trung bình của cán bộ côns nhân viên kinh doanh năm 2005 của công ty Mediplantex là 1.780.000 đồng/tháng (tăng 109,1% so với năm 2004 là 1.650.000 đồng/tháng). Mức thu nhập này cao hơn lương trung bình của một số công ty cũng có chức năng sản xuất và nhập khẩu như công ty dược phẩm Vĩnh Phúc (1.200.000 đồng/ tháng), Foripham (985.000đồng/tháng) nhưng thấp hơn của công tv Hà Tây (1.900.000đồng/ tháng), công ty dược phẩm trung ương I ( 3.400.000 đồng/ tháng). Qua đó cũng cho thấy thu nhập của CBVNV của công ty rất được ban giám đốc quan,tâm. Chi phí lương cho bộ phận quản lý và bán hàng của công ty chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí (45,75% tổng chi phí) và chỉ chiếm 3,22% doanh thu thuốc nhập khẩu. Tuy nhiên với mức chi lương cho CBCNV như vậy là tương đối hợp lý, để CBCNV yên tâm làm việc và đóng góp một cách có hiệu quả cho công tác phát triển công ty. Mặt khác, chỉ giá tiêu dùng ngày càng tăng, lương cho CBCNV hàng năm cũng theo xu hướng cần điều chỉnh tăng lên [17]. Do vậy, công ty khó có thể tính đến việc giảm quỹ lương để giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Chi phí vận chuyển là chi phí cần thiết trong lưu thông thuốc và chi phí này chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí của công ty. Chi phí vận chuyển tính chung cho cả vận chuyển hàng từ cảng về công ty và vận chuyển hàng từ công ty đi phân phối chiếm 7,74% tổng chi phí. Việc nhiên liệu phục vụ vận chuyển tăng giá ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vận chuyển hàng hóa do chi phí xăng dầu tăng lên và cước vận chuyển tăng theo. Theo tính toán của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thì cước vận chuyển của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Thái Lan và 1,2 lần của Trung Quốc. Để giảm chi phí vận chuyển công ty nên tận dụng chở hàng hai chiều khi sử dụng phương tiện vận tải của công ty hoặc thuê các công vận chuyển chuyên nghiệp chở hàng từ cảng về.
Chi phí khấu hao, sửa chữa TSCĐ tương đối thấp (2,47% tổng chi phí) do giá trị đầu tư vào TSCĐ rất nhỏ. Do giá trị khấu hao tính trên giá trị đầu tư
cửa hàng, văn phòng và các máy móc văn phòng, các phương tiện vận tải. So sánh chi phí khấu hao TSCĐ của Mediplantex với công ty DPTW I (chiếm đến 16,5% tổng chi) [nguồn : công tv DPTWI ] cho thấy tỷ lệ chi phí này của Mediplantex thấp hơn rất nhiều. Đó là do công ty DPTW I đầu tư cho hệ thống kho đạt tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP). Chi phí khấu hao là chi phí cố định, để giảm được chi phí này nhằm giảm giá thành sản phẩm thì công ty cần tính toán mức khấu hao hợp lý, tận dụng tối đa cônẹ suất của TSCĐ, giảm chi phí sửa chữa TSCĐ không định kỳ... Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn công tác lưu thông phân phối thuốc, trong thời gian tới công ty nên đầu tư xây dựng hệ thống kho GSP, khi đó chi phí khấu hao TSCĐ sẽ tăng lên, đồng thời chi phí cấu thành giá thuốc cũng tăng. Nhưng là chi phí cần