Quá trình tập dượt quần chúng gắn liền với sự ra đời của chi bộ Phong Điền và các nhóm cảm tình Đảng trong hai giai đoạn (1930-1935) và (1936- 1939) đã tạo nền tảng và cơ sở cho quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trưởng thành qua đấu tranh chuẩn bị những điều kiện thuận lợi tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách Mạng Tháng Tám 1945.
Bước sang năm 1939, nắm bắt tình hình và Nghị quyết của Đảng chi bộ bắc Phong Điền và một số đảng viên còn lại vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm tìm cách lien lạc với nhau và cấp trên. Các đảng viên đã chú ý lập các tổ chức biến tướng để tập hợp và giáo dục quần chúng. Ở nhiều làng, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ hơn chống địch bắt phu, bắt lính. Các chi bộ tổ chức huấn luyên đảng viên về cách mạng giải phóng dân tộc, đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập, về vai trò của Mặt trân Việt Minh trong phong trào đấu tranh
Vào đầu năm 1945, chính sách vơ vét lúa gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp, nạn khan hiếm lương thực ngày càng trầm trọng. Ở Miền Bắc 2 triệu người chêt đói. Ở trong tỉnh, huyện, nạn đói cũng lan tràn từng thôn, từng gia đình. Để đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phá kho thóc giải quyết nạn đói" còn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh ủy quyết định mở cuộc vận động cứu đói, đấu tranh đòi nhà cầm quyền mở cuộc phát chấn cho nông dân đang thiếu ăn, trừng trị bọn đầu cơ, tích trữ, đòi nhà nước bán gạo cho nhân dân.
Ở Phong Điền các Đảng viên và cảm tình Đảng “Đã vận động nhân dân
vùng lên đấu tranh, phát động long căm thù Nhật, nâng cao lòng yêu nước, tham gia hoạt động cứu nước. Trong các làng đã lập được hội từ thiện, hội cứu đói đi quyên góp để giúp dân bị đói, tổ chức từng nhóm đi mua gạo, khoai, ngô, sắn ở Quảng Nam, Quảng Ngãi về chia cho nhân dân” [2, tr 46]
Những hoạt động tích cực của Đảng viên và cơ sở cách mạng đã góp phần hạn chế nạn đói tạo sự đùm bọc trong nhân dân đồng thời qua đó nhân dân từng bước nhân ra được hoạt động của những người cộng sản ở địa phương và nuôi dưỡng niềm tin sẽ thay đổi về thời cuộc.
Như vậy, cuộc đấu tranh chống đói ở Phong Điền là mồi nhen lửa đúng lúc mâu thuẫn xã hội đang ngày càng lên cao, nó đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, càng làm cho quần chúng nhân dân giác ngộ cách mạng. Cuộc đấu tranh thực sự có ý nghĩa về mặt chính trị. Qua phong trào, quần chúng nhân dân đã nhận ra nguyên nhân của nạn đói là do chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, mặt khác qua phong trào cơ sở của Đảng mà trực tiếp là mặt trận Việt Minh ăn sâu bén rễ trong quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị hùng hâu cho cuộc cách mạng ngày cang tới gần.
Tóm lại, trước ngày khởi nghĩa, nhân dân Phong Điền dưới sự lãnh đạo của huyện bộ Phong Điền và các tổ chức Đảng, đã có những đợt tập duyệt đấu tranh chính trị, tiểu biểu nhất là cuộc đấu tranh chống nạn đói. Qua những phong trào đó cho thấy khả năng lãnh đạo cách mạng cực kỳ sáng suốt và linh hoạt của Đảng bộ huyện Phong Điền nói riêng và Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung trong việc góp phần làm lung lay chế độ thực dân phong kiến, tạo tiền đề thuận lợi để khởi nghĩa diễn ra thắng lợi.