Xây dựng lực lượng chính trị

Một phần của tài liệu LỊCH sử ĐẢNG (Trang 27 - 29)

Sau hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941), nhiêm vụ cách mạng Việt Nam là đẩy mạnh công tác chuẩn bị để khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Trong đó, công tác xây dựng lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng là nhiệm vụ có tầm quan trọng. Trong những nhiệm vụ trên, công tác xây dựng lực lượng chính trị được Đảng Cộng sản Đông Dương đặt lên hàng đầu mà chủ yếu là vận động các tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh.

Sau khi Nghị quyết của Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941) đến với Phong Điền , để tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ thêm về mặt trận Việt Minh, đưa tổ chức Việt Minh phát triển sâu rộng hơn nữa tại Phong Điền, chi bộ Phước Tích và một số nhóm cảm tình Đảng đã tích cực tổ chức diễn thuyết, tuyên truyền nhấn mạnh chủ trương của mặt trận: “Tập hợp tất cả lực lượng yêu nước, nồng cốt là giai cấp

công nhân có tinh thần giác ngộ cách mạng, đường lối đánh giặc Pháp, đuổi giặc Nhật, giải phóng cho dân tộc, đem lại Độc lập cho Tổ quốc, cơm áo cho nhân dân”.

Trong lúc phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng phát triển mạnh mẽ và dâng cao. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, quan lại Nam triều quay sang làm tay sai cho phát xít Nhật. Sau đó Chính phủ bù nhìn Trần Trọng

Kim được thành lập đã tổ chức phong trào lừa bịp nhân dân như tại sân vận đông Huế giương cao các khẩu hiệu “Đả đảo chính sách xâm lược, hoan hô chính sách

giải phóng, “Hoan nghênh chính sách giải phóng Nhật và Nga”.

Với hoàn cảnh diễn biến phức tạp đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp kịp thời nhận định tình hình và đề ra công tác lãnh đạo chống âm mưu đen tối của giặc Nhật và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Ở Phong Điền, huyện bộ Việt Minh đã kịp thời tuyên truyền giải thích, vạch trần nền Độc lập giả hiệu của Nhật trước quần chúng nhân dân.

Những hoạt động trên giúp quần chúng nhân dân Phong Điền nâng cao tinh thần yêu nước, bước đầu biết và hiểu mặt trận Việt Minh. Từ đó các cơ sở Việt Minh có thể ăn sâu, bám rễ trong quần chúng nhân dân Phong Điền. Đồng thời công tác chuẩn bị các mặt tiến hành gấp rút, tích cực vận động làm tan rã ngụy quyền ở các tổng và làng “Công tác vận động huyện trưởng và lý trưởng

các làng bỏ việc được tiến hành tích cực, khẩn trương. Việt Minh Phong Điền đã vân động được huyện trưởng. Ở các tổng làng, nhiều chánh nhỏ, lý trường cũng đã bỏ việc rồi tham gia phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo”.

Bên cạnh đó, các đoàn thể cứu quốc: hội phụ nữ, hội thanh niên...tích cực vận động các giới tham gia phong trào bình dân học vụ, đi theo cán bộ Việt Minh diễn thuyết nơi công cộng.

Như vậy đến trước ngày diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền ở Phong Điền lực lượng chính trị đã hình thành và phát triển mạnh mẽ tập hợp được nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là chi bộ Phước Tích, Chi bộ Nam Phong Điền, chi bộ Sông Bồ sẵn sàng chờ đợi thời cơ đứng lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Trong thực tiễn những ngày giành chính quyền ở Phong Điền thì lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị do Đảng lãnh đạo góp phần quan trọng vào thắng lợi Cách Mạng Tháng Tám 1945 ở Phong Điền.

Một phần của tài liệu LỊCH sử ĐẢNG (Trang 27 - 29)