Cùng với công tác xây dựng chính trị, các tổ chức Đảng thì Phong Điền còn chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, làm chỗ dựa cho khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau khi Việt Minh huyện được thành lập lực lượng tự vệ cứu quốc được thành lập, tổ chức trang bị vũ khí kết hợp tập luyện tích cực làm nồng cốt cho khởi nghĩa ở làng, tổng và huyện. "Các đội vũ trang tuyên truyền tổ chức diễn thuyết liên tục, rộng rãi ở các chợ, bến xe, bến đò. Số học sinh quê hương Phong Điền ở Huế về hăng hái tham gia các đội ngũ vũ trang tuyên truyền tự vệ cứu quốc như Hoang Diêu, Trương Công Cẩn (làng Hiền Lương)...Đội tự vệ vũ trang một mặt tuyên truyền chủ trương của mặt trận Việt Minh trong nhân dân, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng đồng thời ra sức tập luyện quân sự, thường xuyên tổ chức đánh trận giả, tập kích phục kích,... địa điểm tập thường xuyên là ở các làng Hiền Lương, Cổ bi và các làng khác đặc biệt là vùng rừng núi là chủ yếu.
Lực lượng vật chất, chủ yếu là vũ khí và lương thực, được tích cực chuẩn bị. Thợ rèn ở Hiền Lương, cổ bi… ngày đêm rèn dao, kiếm, nhiều người không lấy tiền công. Việt Minh huyện cũng tổ chức lạc quyên để lấy tiền mua sắm dao, kiếm, may cờ, tổ chức cuộc lễ, bồi dưỡng cho tự vệ và các đội tuyên truyền xung phong. Việt Minh huyện cũng đã đi vay lúa các nhà giàu, lúa của làng để lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Có nơi, cán bộ Việt Minh chưa đến kịp, nhiều người đã tìm cán bộ để đóng góp cho quỹ khởi nghĩa.
Sau khi Thường vụ tỉnh ủy họp thảo luận vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh. Việt Minh huyện Phong Điền đã họp để thành lập Ủy ban khởi nghĩa huyện đã bàn về thống nhất lãnh đạo nhân dân giành chính quyền ở huyện Phong Điền. Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cho Cách Mạng Tháng Tám tiếp tục được thực hiện đến trước ngày tổng khởi nghĩa.