Phân bố theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 76)

Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, khu vực nghiên cứu được chia thành các sinh cảnh chính là:

- Rừng cây trên đồi cao - Rừng cây trên đồi thấp

- Vườn cao su hay cây công nghiệp khác - Đồng ruộng

- Trảng cỏ, cây bụi - Ven sông, suối

- Khu dân cư

Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3. 9. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo sinh cảnh Nhóm Đơn vị phân loại Rừng cây trên đồi cao Rừng cây trên đồi thấp Vườn cao su hay cây công nghiệp khác Đồng ruộng Trảng cỏ, cây bụi Ven sông, suối Hồ chứa nước và kênh mương thủy lợi Khu dân Lưỡng Họ 4 5 4 4 4 3 3 4 Giống 4 8 7 7 5 5 5 6 Loài 7 (58,33%) 11 (91,66%) 10 (83,33%) 9 (75%) 7 (58,33%) 7 (58,33%) 7 (58,33%) 7 (58,33%) Thằn lằn Họ 4 4 4 2 4 2 1 3 Giống 5 5 5 2 4 3 1 4 Loài 7 (70%) 9 (90%) 8 (80%) 4 (40%) 6 (60%) 4 (40%) 1 (10%) 6 (60%) Rắn Họ 5 5 5 2 2 2 2 2 Giống 9 11 11 5 3 5 5 3 Loài 11 (61,11%) 13 (72,22%) 13 (72,22%) 8 (44,44%) 4 (22,22%) 8 (44,44%) 8 (44,44%) 3 (16,66%) Rùa Họ 1 1 1 Giống 1 1 1 Loài 1 (50%) 1 (50%) 1 (50%) Tổng cộng bò sát 19 (63,33%) 23 (76,66%) 21 (70%) 12 (40%) 10 (33,33%) 13 (43,33%) 9 (30%) 9 (30%) Tổng cộng khu hệ 26 (61,90%) 34 (80,95%) 31 (73,80%) 21 (50%) 17 (40,47%) 20 (47,61%) 16 (38,09%) 16 (38,09%)

Nhận xét:

* Sinh cảnh rừng cây trên đồi cao

- Nhóm lưỡng cư có 4 họ với 7 loài chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm. Microhylidae (2 loài), Dicroglossidae (3 loài), Rhacophoridae (1 loài) và Ranidae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 4 họ với 7 loài chiếm 70% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Gekkonidae (2 loài), Scincidae (2 loài), Lacertidae (1 loài).

- Nhóm rắn có 5 họ với 11 loài chiếm 61,11% tổng số loài của nhóm. Typhlopidae (1 loài), Xenopeltidae (1 loài), Colubridae (4 loài), Elapidae (4 loài), Viperidae (1 loài).

- Nhóm rùa có 1 họ Testudinidae (1 loài) chiếm 50% tổng số loài của nhóm.

*Sinh cảnh rừng cây trên đồi thấp

- Nhóm lưỡng cư có 5 họ với 11 loài chiếm 91,66% tổng số loài của nhóm. Bufonidae (1 loài), Microhylidae (5 loài), Dicroglossidae (3 loài), Rhacophoridae (1 loài) và Ranidae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 4 họ với 9 loài chiếm 90% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Gekkonidae (4 loài), Scincidae (2 loài), Lacertidae (1 loài).

- Nhóm rắn có 5 họ với 13 loài chiếm 72,22% tổng số loài của nhóm. Typhlopidae (1 loài), Xenopeltidae (1 loài), Colubridae (6 loài), Elapidae (4 loài), Viperidae (1 loài).

- Nhóm rùa có 1 họ Testudinidae (1 loài) chiếm 50% tổng số loài của nhóm.

* Sinh cảnh vườn cao su hay cây công nghiệp khác

- Nhóm lưỡng cư có 4 họ với 10 loài chiếm 83,33% tổng số loài của nhóm. Bufonidae (1 loài), Microhylidae (5 loài), Dicroglossidae (3 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 4 họ với 8 loài chiếm 80% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Gekkonidae (3 loài), Scincidae (2 loài), Lacertidae (1 loài).

- Nhóm rắn có 5 họ với 13 loài chiếm 72,22% tổng số loài của nhóm. Typhlopidae (1 loài), Xenopeltidae (1 loài), Colubridae (6 loài), Elapidae (4 loài), Viperidae (1 loài).

* Sinh cảnh đồng ruộng

- Nhóm lưỡng cư có 4 họ với 9 loài chiếm 75% tổng số loài của nhóm. Bufonidae (1 loài), Microhylidae (3 loài), Dicroglossidae (4 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 2 họ với 4 loài chiếm 40% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Scincidae (2 loài).

- Nhóm rắn có 2 họ với 8 loài chiếm 44,44% tổng số loài của nhóm. Cylindrophiidae (1 loài), Colubridae (7 loài).

* Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi

- Nhóm lưỡng cư có 4 họ với 7 loài chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm. Bufonidae (1 loài), Microhylidae (2 loài), Dicroglossidae (3 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 4 họ với 6 loài chiếm 60% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Scincidae (2 loài), Lacertidae (1 loài), Gekkonidae (1 loài).

- Nhóm rắn có 5 họ với 10 loài chiếm 55,55% tổng số loài của nhóm. Typhlopidae (1 loài), Xenopeltidae (1 loài), Colubridae (3 loài), Elapidae (4 loài), Viperidae (1 loài).

* Sinh cảnh ven sông suối

- Nhóm lưỡng cư có 3 họ với 7 loài chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm, Microhylidae (2 loài), Dicroglossidae (4 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 2 họ với 4 loài chiếm 40% tổng số loài của nhóm. Agamidae (2 loài), Scincidae (2 loài).

- Nhóm rắn có 2 họ với 8 loài chiếm 44,44% tổng số loài của nhóm. Cylindrophiidae (1 loài), Colubridae (7 loài).

- Nhóm rùa có 1 họ Trionychidae (1 loài) chiếm 50% tổng số loài của nhóm.

* Sinh cảnh hồ chứa nước và kênh mương thủy lợi

- Nhóm lưỡng cư có 3 họ với 7 loài chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm, Microhylidae (2 loài), Dicroglossidae (4 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 1 họ với 1 loài chiếm 10% tổng số loài của nhóm. Agamidae (1 loài).

Cylindrophiidae (1 loài), Colubridae (7 loài).

* Sinh cảnh khu dân cư

- Nhóm lưỡng cư có 4 họ với 7 loài chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm, Bufonidae (1 loài), Microhylidae (2 loài), Dicroglossidae (3 loài), Rhacophoridae (1 loài).

- Nhóm thằn lằn có 3 họ với 6 loài chiếm 60% tổng số loài của nhóm. Agamidae (1 loài), Scincidae (1 loài), Gekkonidae (4 loài).

- Nhóm rắn có 2 họ với 3 loài chiếm 16,66% tổng số loài của nhóm. Xenopeltidae (1 loài), Colubridae (2 loài).

Sinh cảnh rừng cây trên đồi cao có 26 loài lưỡng cư, bò sát (chiếm 61,90% tổng số loài của khu vực nghiên cứu). Sinh cảnh rừng cây trên đồi thấp có 34 loài lưỡng cư, bò sát (chiếm 80,95% tổng số loài của khu vực nghiên cứu). Những sinh cảnh này có số loài tập trung khá cao do có những điều kiện sống thuận lợi cho nhiều loài: Thảm thực vật khá phong phú với nhiều loài cây rừng (cây họ Dầu), cây trồng (tràm, xà cừ), dây leo, cây bụi… nhưng diện tích hiện nay không còn nhiều.

Vườn cao su hay cây công nghiệp khác có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 30% tổng diện tích toàn khu vực nghiên cứu. Dạng sinh cảnh này tuy ít đa dạng, thực vật gồm các cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tràm, cây công nghiệp ngắn ngày như mía… nhưng do chiếm diện tích lớn, có các sông suối chảy qua nên các loài lưỡng cư, bò sát cũng tập trung cao hơn một số dạng sinh cảnh khác tại khu vực. Dạng sinh cảnh này có 10 loài lưỡng cư (chiếm 83,33% tổng số loài của nhóm) và 21 loài bò sát (chiếm 70% tổng số loài của nhóm).

Một số dạng sinh cảnh như hồ chứa nước và kênh mương thủy lợi, khu dân cư có độ đa dạng thấp, luôn chịu tác động của con người nên số loài lưỡng cư, bò sát phân bố tại khu vực này không nhiều. Có 7 loài lưỡng cư (chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm) và 9 loài bò sát (chiếm 30% tổng số loài của nhóm).

Nhóm lưỡng cư phân bố không đều ở các sinh cảnh khác nhau. Chúng tập trung nhiều nhất tại rừng cây trên đồi thấp (có 11 loài lưỡng cư, chiếm 91,66% tổng số loài của nhóm), vườn cây công nghiệp (10 loài, chiếm 83,33% tổng số loài của nhóm) và đồng ruộng (có 9 loài, chiếm 75% tổng số loài của nhóm),.

Các sinh cảnh này có nguồn nước dồi dào. Ngược lại, các sinh cảnh như rừng cây trên đồi cao, trảng cỏ, cây bụi… có số loài ít hơn như trảng cỏ, cây bụi có 7 loài lưỡng cư (chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm).

Nhóm thằn lằn tập trung nhiều ở rừng cây trên đồi thấp, có 9 loài (chiếm 90% tổng số loài của nhóm). Ở sinh cảnh vườn cao su hay cây công nghiệp khác cũng tập trung khá cao, có 8 loài (chiếm 80% tổng số loài của nhóm). Ở sinh cảnh rừng cây trên đồi cao có 7 loài (chiếm 70% tổng số loài của nhóm). Ở sinh cảnh đồng ruộng và ven sông, suối có số loài ít hơn, có 4 loài (chiếm 40% tổng số loài của nhóm). Ở các sinh cảnh khu dân cư, trảng cỏ, cây bụi phân bố đồng đều, có 6 loài (chiếm 60% tổng số loài của nhóm). Riêng hồ chứa nước và kênh mương thủy lợi có 1 loài (chiếm 10% tổng số loài của nhóm) do sinh cảnh này nhân tạo, chịu nhiều tác động của con người. Sự phân bố này cho thấy đặc điểm thích sống tại môi trường khô ráo, quang đãng, gần với con người của thằn lằn.

Nhóm rắn tập trung nhiều nhất ở sinh cảnh rừng cây trên đồi thấp, vườn cao su hay cây công nghiệp khác. Hai sinh cảnh này có 13 loài (chiếm 72,22% tổng số loài của nhóm).

Nhóm rùa chia làm 2 nhóm, nhóm rùa sống ven sông, suối (có 1 loài, chiếm 50% tổng số loài của nhóm) và nhóm rùa sống trên đồi (có 1 loài, chiếm 50% tổng số loài của nhóm).

Như vậy, các loài lưỡng cư thường tập trung tại các vực nước, nơi có độ ẩm cao. Nhóm rắn ưa thích nơi rậm rạp, ẩm ướt, có nhiều thức ăn. Nhóm thằn lằn thích nơi khô ráo, gần con người. Nhóm rùa sống trên đồi hoặc ven sông, suối. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh cho thấy sinh cảnh càng đa dạng số loài tập trung càng nhiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 76)