Nơi ở của lưỡng cư, bò sát ở khu vực nghiên cứu được chia thành các dạng chủ yếu là:
- Sống dưới nước - Sống trong đất
- Sống trên mặt đất - Sống trên cây
Kết quả xác định phân bố theo nơi ở của lưỡng cư, bò sát tại khu vực được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo nơi ở
Nhóm Đơn vị phân loại
Sống dưới
nước Sống trong đất Sống mặt đất trên
Sống trên cây Lưỡng cư Họ 4 5 1 Giống 7 9 1 Loài 7 (58,33%) 12 (100%) 1 (8,33%) Thằn lằn Họ 4 2 Giống 6 5 Loài 10 (100%) 7 (70%) Rắn Họ 1 2 4 2 Giống 2 2 9 2 Loài 4 (22,22%) 2 (11,11%) 12 (66,66%) 3 (16,66%) Rùa Họ 1 1 Giống 1 1 Loài 1 (50%) 1 (50%) Tổng cộng bò sát 5 (16,66%) 2 (11,11%) 23 (76,66%) 10 (33,33%) Tổng cộng khu hệ 12 (28,57%) 2 (4,76%) 35 (83,33%) 11 (26,19%)
Nhận xét:
- Nhóm lưỡng cư: Có 4 họ với 7 loài sống chủ yếu trong nước chiếm 58,33% tổng số loài của nhóm bao gồm Microhylidae (1 loài), Dicroglossidae (4 loài), Ranidae (1 loài), Rhacophoridae (1 loài). Có 5 họ với 12 loài sống chủ yếu trên mặt đất chiếm 100% tổng số loài của nhóm. Có 1 họ Rhacophoridae (1 loài) sống chủ yếu trên cây chiếm 8,33%.
- Nhóm thằn lằn: Có 4 họ với 10 loài sống chủ yếu trên mặt đất chiếm 100% tổng số loài của nhóm. Có 2 họ với 7 loài sống chủ yếu trên cây chiếm 70% tổng số loài của nhóm bao gồm Agamidae (3 loài), Gekkonidae (4 loài).
- Nhóm rắn: Có 1 họ Colubridae (4 loài) sống chủ yếu dưới nước chiếm 22,22% tổng số loài của nhóm. Có 2 họ Typhlopidae (1 loài) và Xenopeltidae (1 loài) sống chủ yếu trong đất chiếm 11,11% tổng số loài của nhóm. Có 4 họ với 12 loài sống chủ yếu trên mặt đất chiếm 66,66% tổng số loài của nhóm. Có 2 họ với 3 loài sống chủ yếu trên cây chiếm 16,66% tổng số loài của nhóm. Colubridae (2 loài) và Viperidae (1 loài).
- Nhóm rùa: Có 1 họ Trionychidae (1 loài) sống dưới nước chiếm 50% tổng số loài của nhóm. Có 1 họ Testudinidae (1 loài) sống trên mặt đất chiếm 50% tổng số loài của nhóm.
Hầu hết các loài lưỡng cư, bò sát sống trên mặt đất, gần các vực nước hoặc sống trong nước, những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc tìm thức ăn, sinh sản. Chúng cũng có sự phân chia nơi ở để tận dụng hết các điều kiện sống của môi trường, giảm sự cạnh tranh sinh học trong tự nhiên.