Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 69)

Danh sách các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

STT TÊN KHOA HỌC SĐ 2007 IUCN

(2012) NĐ 32 (2006) CÔNG ƯỚC CITES (2006) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 VU A1c,d 2 Gekko gecko (Linnaeus,

1758)

VU A1c,d 3 Coelognathus radiatus

(Boie, 1827)

VU B1 + 2a,b,c IIB

4 Enhydris bocourti VU A1c,d+2cd

5 Ptyas korros (Schlegel, 1837)

6 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) EN A1c,d IIB II 7 Bungarus candidus (Linnaeus, 1758) IIB 8 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) EN A1c,d IIB

9 Naja kaouthia Lesson, 1831 EN A1c,d IIB II

10 Ophiophagus hannah

(Cantor, 1836)

CR A1c,d VU IB II

11 Indotestudo elongata (Blyth,

1853) EN A1d+2d EN IIB 12 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) VU Tổng cộng 10 3 7 3 Ghi chú:

Cột 3: Sách Đỏ Việt Nam (2007), mô tả các loài động vật bị đe dọa cấp Quốc gia; CR = Rất nguy cấp, EN = Nguy cấp, VU = Sẽ nguy cấp [3].

Cột 4: Danh lục đỏ của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (2012); CR = Rất nguy cấp, EN = Nguy cấp, NT = Gần nguy cấp, VU = Sẽ nguy cấp, NT = Đe dọa ở mức độ thấp[57].

Cột 5: Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm. IB: động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. IIB: động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [7].

Cột 6: Công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã, ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ/BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. I: Phụ lục I (cấm xuất khẩu cho mục đích thương mại), II: Phụ lục II (cho phép xuất khẩu có kiểm soát) [4].

Từ kết quả xác định các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở vùng đồi thấp phía Đông huyện Tân Uyên trong bảng 3.3 nhận thấy: Có 10 loài bò sát có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (chiếm 83,33% tổng số loài quý hiếm của khu vực). Trong đó, có 1 loài thuộc cấp CR là Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), 5 loài thuộc cấp EN là Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo trâu (Ptyas korros), Rắn cạp nong (Bungarus

fasciatus), Rắn hổ mang (Naja kaouthia), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata). Điều

này nói lên tính chất quý hiếm và nguy cấp của các loài để chúng ta có biện pháp bảo vệ và khai thác chúng hợp lí.

Theo Danh lục Đỏ Thế giới (2012) có 3 loài bò sát nằm trong Danh lục Đỏ (chiếm 25% tổng số loài quý hiếm của khu vực). Trong đó có 1 loài ở cấp EN là Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), 2 loài ở cấp VU là Rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) và Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis).

Có 7 loài bò sát nằm trong Nghị định 32/2006 NĐ-CP (chiếm 58,33% tổng số loài quý hiếm của khu vực). Trong đó, đáng chú ý là loài Rắn hổ chúa (Ophiophagus

hannah) thuộc nhóm IB và các loài còn lại đều thuộc nhóm IIB.

Có 3 loài bò sát (chiếm 25% tổng số loài quý hiếm của khu vực) có tên trong Công ước CITES của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn năm 2006 và cả 3 loài này đều được xếp vào phục lục II.

Xét chung toàn khu vực nghiên cứu có tổng cộng 12 loài quý hiếm (chiếm 28,57% tổng số loài) được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Danh lục Đỏ Thế giới 2012, Nghị định 32/2006 của Chính phủ và Công ước CITES năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng cư, bò sát ở vùng đồi thấp phía đông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)