Nhóm giải pháp về phương pháp và nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nhiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch i NHĐT PTVN (Trang 85)

II. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

2. Nhóm giải pháp về phương pháp và nội dung thẩm định

2.1. Về phương pháp thẩm định

Sở cần tham khảo tiến tới áp dụng những phương pháp thẩm định hiện đại, tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới và phù hợp với điều kiện của Sở cũng như điều kiện của Việt Nam như: phương pháp dòng tiền chiết khấu (NPV), phương pháp tỷ suất nội hoàn (IRR); trong phân tích tài chính doanh nghiệp ngoài các phương pháp đang được áp dụng cần kết hợp với các phương pháp khác

Khi tiến hành thẩm định cần phải nghiên cứu các số liệu ở trọng thái động, cần quan tâm tới giá trị thời gian của tiền, những rủi ro thị trường đầu ra và đầu vào, lạm phát, tỷ giá...để đánh giá độ bền của dự án.

2.2. Về nội dung thẩm định

2.2.1. Trong nội dung thẩm định khách hàng vay vốn

Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích như hiện nay, điều quan trọng hơn (đương nhiên là khó hơn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trình độ hơn) đó là phải biết cùng một lúc phải phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá của mình, biết quan tâm tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó (đây là một thiếu sót nghiêm trọng mà các cán bộ mắc phải trong quá trình thẩm định đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới).

Nâng cao hơn nữa khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán..., tích cực nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc không chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỉ lệ mà còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont..., bổ xung thêm phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian (chẳng hạn như tổng lãi kinh doanh, giá trị gia tăng, kết quả kinh doanh, chênh lệch thương mại và tổng sản phẩm của niên độ...).

Khi thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng nên dựa trên quy mô vốn vay và quy mô vốn của doanh nghiệp để tập trung vào phân tích những vấn đề chủ yếu. Chẳng hạn, với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thì trong quá trình thẩm định nên tập trung vào phân tích các chỉ tiêu sinh lời, khả năng thanh toán, trình độ quản lý doanh nghiệp. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, các biện pháp đảm bảo tiền vay.

2.2.2. Trong nội dung thẩm định dự án đầu tư

- Trước hết phải kể đến đó là việc tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án. Các bộ phận cấu thành vốn đầu tư đã được đề cập trong rất nhiều tài liệu liên quan đến thẩm định dự án đầu tư, tuy nhiên vấn đề đặt ra là các cán bộ thẩm định cần phải ý thức hơn nữa tầm quan trọng của con số này, không nên coi đó đơn thuần là trách nhiệm của chủ đầu tư như hiện nay. Để làm được điều đó các cán bộ thẩm định phải xác định được cụ thể vốn đầu tư và các chi phí khác liên quan, tránh tình trạng thừa hay thiếu vốn gây ra một chuỗi các hậu quả xấu liên quan đến sự đình trệ trong tiến độ thi công, giảm chất lượng công trình, ứ đọng vốn... Muốn vậy, các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, tăng cường lưu trữ các thông tin về các dự án đầu tư trong quá khứ và hiện tại, lấy đó làm những căn cứ và cơ sở để kiểm tra, tính toán các số liệu được xây dựng trong báo cáo khả thi. Đối với các dự án mua sắm thiết bị, cần nắm được các thông tin liên quan đến giá cả sau khi mua... Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng phức tạp với nhiều hạng mục, thời gian thực hiện kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính toán các yếu tố có liên quan, các cán bộ thẩm định cũng cần nên xét đến cả yếu tố liên quan đến lạm phát, tỷ giá ...

- Thứ hai phải nói đến là các vấn đề liên quan đến việc tính toán các yếu tố đầu vào, đầu ra, doanh thu và chi phí của dự án. Thông thường, để tăng tính thuyết phục cho dự án, các doanh nghiệp trong quá trình lập hồ sơ vay vốn thường có xu hướng tìm mọi cách để làm giảm chi phí hoạt động của dự án xuống tới mức thấp nhất có thể (bằng các thủ thuật khác nhau, ví dụ như khéo léo che dấu đi một hay một số các khoản mục chi phí nhất định...) đồng thời cũng tìm cách đẩy doanh thu lên tới mức lớn cực đại có thể (ví dụ: cách thông thường là mà các doanh nghiệp thường làm là mọi tính toán liên quan đến doanh thu đều được đặt trong giả định là các máy móc hoạt động với công suất cực đại 100%). Nhiệm vụ của người thẩm định là phải tìm ra được những khoản chi phí chưa được doanh nghiệp tính đến hay cố tình phớt lờ đi và thông thường là chỉ tính doanh thu của dự án với giả định là công suất luôn nhỏ hơn 100%, việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh phải được tham khảo quy định của Bộ tài chính, các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và quan trọng hơn đó là tham khảo trên thị trường. Các loại chi phí này không nên chấp thuận mặc nhiên cách tính toán của doanh nghiệp như hiện nay. Việc dự đoán tốt các diễn biến cung cầu trên thị trường trong nước và trên thế giới là điều tối quan trọng, đặc biệt là khi bản thân doanh nghiệp đang tồn tại trong bối cảnh kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay. Điều này góp phần tích cực cho các cán bộ thẩm định đánh giá tính hợp lý và độ chính xác của các thông số liên quan đến việc tính toán chi phí cũng như doanh thu. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa phải điều chỉnh tác phong hiện nay theo hướng áp đặt, ép buộc doanh nghiệp phải chấp nhận mức tính toán mà Sở đưa ra.

- Khi phân tích hiệu quả tài chính của dự án, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính là cực kỳ quan trọng. Cần phải có những quy định nghiêm khắc hơn trong việc yêu cầu tính toán các chỉ tiêu này. Bởi lẽ, việc tính toán các chỉ tiêu này mặc dù đã được quy định rất rõ ràng trong quy trình thẩm định trong cả hệ thống NHĐT & PTVN nhưng thực tế tại Sở thì các chỉ tiêu này chưa được tính toán một cách chi tiết, đầy đủ. Ngoài việc dùng các chỉ tiêu này để đánh giá khả năng sinh lời cũng như khả năng thanh toán của dự án thì một điều hết sức quan trọng là cần phải so

Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn tới việc phân tích độ nhạy của dự án trên cơ sở xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính liên quan đến dự án khi các yếu tố ảnh hưởng tới chúng thay đổi. Việc phân tích độ nhạy của dự án sẽ cho ta thấy rõ mức độ dao động của dự án đối với biến động của các yếu tố ảnh hưởng. Có được các kết quả phân tích này sẽ giúp cho bản thân doanh nghiệp cũng như Sở giao dịch có các biện pháp phòng ngừa và đối phó hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro hoặc điều chỉnh theo hướng có lợi nhất.

- Trong việc thẩm định thị trường sản phẩm đầu ra, cần thu thập các thông tin về: số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường, mức cầu của sản phẩm trong các năm qua (ít nhất là 3 năm) để thấy được tốc độ tăng trưởng theo thời gian của nhu cầu sản phẩm. Đưa ra các dự báo về nhu cầu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài dự kiến.

- Đối với những dự án kỹ thật đòi hỏi trình độ chuyên môn cao vượt ngoài khả năng của Cán bộ Sở, Sở nên thuê chuyên gia để đảm bảo hiệu quả thẩm định cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nhiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch i NHĐT PTVN (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)