Khuyến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành có liênquan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nhiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch i NHĐT PTVN (Trang 92)

III. Khuyến nghị

1. Khuyến nghị đối với nhà nước và các bộ, ngành có liênquan

1.1. Cải thiện môi trường kinh tế

Các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh. Nhiều doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh đã không theo kịp nên bị động, dự báo nhu cầu không sát nên dẫn đến phát triển tràn lan như: thép, mía đường... Việc ban hành một số chủ trương chính sách kinh tế của chính phủ do không dự đoán được trước những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án nên đã tạo ra những rủi ro không dự đoán trước. Đã có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là các ngân hàng cho vay cũng phải chịu ít nhiều hậu quả. Để tránh tình trạng này, Nhà nước cần đưa ra chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện trong môi trường kinh tế gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động kinh doanh làm ăn của các tổ chức kinh tế nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng, gây thiệt hại cho các ngân hàng, chủ đầu tư và toàn nền kinh tế.

Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ là rủi ro lớn nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nhưng rủi ro ngân hàng ở Việt nam còn bị nhân lên nhiều lần bởi vì: điều kiện hành lang pháp lý vừa thiếu vừa không ổn định, đôi khi lại không rõ ràng, hoặc có luật rồi mà không thực hiện được hoặc rất yếu trong công tác đưa luật vào thực thi nhanh chóng. Bên cạnh đó một số chủ trương chính sách của Ngành ngân hàng lại luôn bị thay đổi, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn nhiều vấn đề thực tế đã xảy ra nhưng lại chưa được quy định bổ xung kịp thời. Hành lang pháp lý là công cụ quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, đổi mới nhưng hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa được hoàn thiện. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động ngân hàng nói chung và quy chế thẩm định dự án nói riêng là yêu cầu cấp bách

Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn

bản pháp quy đảm bảo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn. Pháp luật phải đảm bảo đem đến quyền lợi và trách nhiệm cho ngân hàng cho vay lẫn quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc đối với khách hàng đi vay.

Cần tiến hành sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới hoạt động tín dụng Ngân hàng và các vấn đề phát sinh chưa giải quyết được do chưa có quy định cụ thể. Tiến hành hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán đối với tất cả các đơn vị trong mọi thành phần kinh tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Kiến nghị Nhà nước ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất chính xác nhất.

Thường xuyên tiến hành thanh tra giám sát các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, quy định rõ ràng lĩnh vực hoạt động trong đăng ký kinh doanh tránh tình trạng mập mờ trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp .

1.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán

Hệ thống kế toán, kiểm toán tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải biến lớn trong thời gian gần đây song vẫn bị coi là một trong những nước có chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra lạc hậu nhất. Trong thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm

đặc biệt quan trọng, là mấu chốt của những tính toán và chuẩn hoá các chỉ tiêu khác. Sở dĩ công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao dịch có những hạn chế một phần do sự yếu kém này.

Việc ban hành hệ thống kế toán mới, được áp dụng thống nhất trên toàn quốc từ ngày 01-07-1995 cho mọi thành phần kinh tế là rất hợp lý, khắc phục được một số tồn tại của chế độ kế toán cũ về phân chia, tính toán các chỉ tiêu tài chính...Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn chưa được phổ biến nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng chế độ kế toán cũ hoặc có cập nhật nhưng không đầy đủ, sử dụng đan xen lẫn lộn các tiêu trí.

Việc thực hiện áp dụng chế độ kế toán kiểm toán mới bắt buộc đối với tất cả đơn vị kinh tế của mọi thành phần kinh tế là hết sức cần thiết, giúp cán bộ thẩm định có cơ sở căn cứ xem xét phân tích.

Bên cạnh đó các cơ quan kiểm toán Nhà nước và các công ty liên doanh, công ty kiểm toán nước ngoài cần đẩy mạnh hoạt động tới các tỉnh, địa phương trên toàn quốc tránh tình trạng chỉ hoạt động tại các thành phố lớn như hiện nay.

1.4. Đối với các cơ quan chủ quản

Đề nghị Bộ Công nghiệp, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục đầu tư và thống kê... cần hệ thống hoá các thông tin liênquan đến các lĩnh vực mà ngành mình phụ trách. Hàng năm, công bố thông tin một cách công khai, chính xác ở trung tâm thông tin của ngành để giúp cho ngân hàng, chủ đầu tư thuận lợi trong việc thu thập thông tin

Bộ kế hoạch và đầu tư ần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp, ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của Chính Phủ

Đề nghị các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa các bên đối với kết quả thẩm định trong nội dung các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nhiệp vụ thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch i NHĐT PTVN (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)