1. Nguyên nhân chủ quan
Một là, Chưa có phòng thẩm định riêng. Mặc dù quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự kết hợp giữa nhiều phòng chức năng. Song từ trước đến nay, công tác thẩm định dự án chủ yếu được giao cho cán bộ phòng tín dụng xem xét và thực hiện chính đều này đã làm cho công tác thẩm định chưa có hiệu quả rõ ràng. Cán bộ phòng tín dụng không được đào tạo chính thức cho công tác thẩm định dự án, có nghiệp vụ và chuyên môn thực sự sâu trong lĩnh vực này, thiếu kiến thức liên ngành tổng hợp. Sự phối kết hợp giữa các phòng đôi khi trùng lặp không hiệu quả.
Hai là, Sở Giao dịnh chưa có những mẫu báo cáo thẩm định riêng cho từng lĩnh vực. Các mẫu báo cáo thẩm định nói chung và báo cáo thẩm định tài chính nói riêng tại Sở giao dịch tuy cùng một dự án song không đồng nhất giữa các bộ phận thẩm định. Các định mức đánh giá chưa có độ thống nhất, hầu hết các báo cáo thẩm định được lập dựa trên cách sắp xếp, cách sử dụng chỉ tiêu của từng cán bộ thẩm định. Trên thực tế, các chỉ tiêu được áp dụng một cách linh hoạt cho từng dự án xin vay vốn, tuy nhiên chính cái gọi là linh hoạt này lại là lý do chính dẫn đến sự không thống nhất về một form, mẫu báo cáo thẩm định riêng cho từng lĩnh vực.
Ba là, Đội ngũ cán bộ thẩm định chủ yếu là cán bộ trẻ, có năng lưc, có nhiệt huyết trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao song thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định những dự án có độ phức tạp cao
Bốn là, nội dung thẩm định còn nhiều thiếu sót. Đặc thù của Ngân hàng khi thẩm định dự án chủ yếu tập chung vào khả năng, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của dự án nên các chỉ tiêu đánh giá toàn bộ dự án ít được sử dụng, mặc nhiên công nhận rằng đó là trách nhiệm chính của chủ đầu tư. Trên thực tế nếu coi việc cho vay vốn đối với một dự án nào đó là một hoạt động đầu tư tài chính của Sở thì việc tính toán dòng tiền vào và ra cho hoạt động này hầu như không được đả động đến. Bên cạnh đó, nội dung thẩm định cụ thể không được chuẩn hoá, điều này bắt nguồn từ sự linh động của các cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định đối với từng dự án.
Năm là, Hệ thống lưu trữ thông tin kết hợp thẩm định chưa hoàn thiện. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định ít được tiếp xúc với các kênh thông tin chuẩn, hệ thống lưu trữ số liệu của Sở Giao dịch không hiện đại. Sự phối kết hợp trao đổi thông tin, tư vấn của Sở Giao dịch với các đơn vị khác trong nghành hầu như không có.
Sáu là, chưa có phần mềm thẩm định. Xu hướng ngày nay yêu cầu việc thẩm định cần được tiêu chuẩn hoá thông qua việc áp dụng hệ thống phần mềm trong phân tích chuyên ngành, trong quản lý và dự báo. Sở Giao dịch trong tương lai cần áp dụng hơn nữa những ứng dụng khoa học vào công tác thẩm định.
2. Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường kinh tế vĩ mô chưa lành mạnh, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 80% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, thị trường nhỏ hẹp vốn tự có ít chủ yếu dựa trên vốn vay ngân hàng, trình độ quản lý thấp... đây là những rủi ro luôn tiềm ẩn đối với Sở
Hai là, hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều văn bản còn chưa đồng bộ, rõ ràng. Chẳng hạn việc quy định của Nhà nước về khấu hao, kiểm toán kế toán..chưa hoàn thiện, một số lĩnh vực không có tiêu chuẩn đánh giá xem xét, các chỉ tiêu thống kê không thống nhất...
Bai là, phân cấp quyết định, quản lý dự án của Nhà nước chưa rõ ràng Sở Giao dịch nhiều khi không xác định được chính xác thẩm quyền quyết định các dự án. Quản lý dự án đôi khi chồng chéo giữa địa phương và các bộ ngành liên quan...
Bốn là, Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước đã đi vào hoạt động vài năm qua nhưng chưa phát triển rộng rãi để bao quát mọi thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng, do đó những nguồn thông tin đáng tin cậy về về khách hàng cũng như những thông tin vĩ mô hạn chế, việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng còn chưa hiệu quả. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, thị trường chứng khoán mới di vào hoạt động dẫn tới việc xác định mức lãi suất triết khấu, tỷ giá không thống nhất gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính.
Năm là, nhiều báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh không được kiểm toán, thanh tra, các báo cáo chủ đầu tư trình Sở Giao dịch thông thường do chủ đầu tư tự thiết lập, không theo một tiêu chuẩn, quy định nào. Do đó, Sở Giao dịch không có cơ sở làm căn cứ thẩm tra. Đối với dự án doanh nghiệp trình ngân hàng duyệt, do bản thân doanh nghiệp chưa có đủ trình độ hiểu biết về chuyên môn, không nắm đầy đủ thông tin thị trường nên việc phân tích, xử lý không chính xác, dẫn tới sai lầm trong kinh doanh. Không ngoại trừ cả trường hợp doanh nghiệp cố tình “làm đẹp” các số liệu để nhằm mục đích vay được vốn tại Sở
Chương III
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I NHĐT & PTVN
I. Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định tại Sở giao dịch I 1. Nhận định môi trường kinh doanh
- Nền kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất từng bước thích nghi hơn với môi trường trong nước và quốc tế.
- Tiến độ cơ cấu lại ngân hàng, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng đã được chính phủ phê duyệt và đẩy nhanh tốc độ triển khai - Ngân hàng từng bước đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng, công nghiệp hoá công nghệ ngân hàng.
Tuy nhiên nhìn về phía trước tình hình nhiều mặt năm 2003 có nhiều khó khăn hơn năm 2002.
- Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu trong nước và quốc tế.
- Diễn biến lãi suất phức tạp không lường trước được và theo chiều hướng không có lợi cho hoạt động ngân hàng.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, các TCTD, các tổ chức tài chính trên thị trường.
2. Phương hướng, mục tiêu năm 2003.
- Mục tiêu chung:
+ Xử lý nợ tồn đọng, làm lành mạnh hoá tài chính. + Cơ cấu lại khách hàng, tín dụng, nguồn vốn. + Xây dựng bộ máy và cán bộ.
+ Phát triển công nghệ và nghiệp vụ mới. + Mở rộng mạng lưới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Số dư huy động bình quân : 9110 tỷ.
+ Thu dịch vụ ròng : 35,62 tỷ
+ Doanh số TTQT : 500 triệu USD. + Doanh số thanh toán XNK: 280 triệu USD + Thu dịch vụ TTQT : 7,85 tỷ USD
+ Tập trung các biện pháp, các giải pháp cơ cấu lại tài sản nợ_ có theo hướng bền vững. ứng dụng công nghệ vào quy trình ISO, tăng cường công tác đào tạo cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực mới, đổi mới quản trị điều hành.
+ Tổ chức điều hành nhanh nhạy nắm bắt kịp thời thông tin thị trường tín dụng để có giải pháp trước mắt và lâu dài.
Về công tác tín dụng và thẩm định, Sở đã đặt ra các phương hướng cụ thể sau: + Tăng cường công tác tiếp thị, tiếp tục tìm kiếm khách hàng có sản xuất kinh doanh hiệu quả, có nhu cầu vốn tín dụng.
+ Tổ chức tốt hội nghị khách hàng, đề ra chính sách khách hàng với các nội dung phong phú và thiết thực.
+ Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá, phân loại khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng hạn mức tín dụng cho từng khách hàng.
+ Có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để có thể gia tăng doanh số giao dịch.
+ Phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, chủ động nắm bắt nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng cho vay đối với các dự án tốt.
+ Từng bước mở rộng đối tượng khách hàng sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, các công ty liên doanh, đặc biệt là với các khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ trong khả năng hỗ trợ ngoại tệ của Sở giao dịch I để nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, có hiệu quả.
+ Chú trọng công tác cho vay khép kín với những khách hàng đã vay vốn tại Sở, tăng cường cho vay theo món với những hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ, cho vay triết khấu, cho vay hỗ trợ tổng thầu...
+ Thực hiện nghiêm túc Luật tổ chức tín dụng, quy trình tín dụng và quy trình thẩm định tại Sở. Nâng cao vai trò thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để hạn chế nợ quá hạn và hạn chế rủi ro cho Sở trong quá trình thẩm định và xét duyệt món vay.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu dự báo, tránh đầu tư vào những ngành dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập nhằm tránh gặp phải những rủi ro mang tính dây chuyền.
Riêng công tác thẩm định cần:
+ Đứng trên góc độ người cho vay trong khi xem xét và thẩm định tài chính dự án.
+ Công tác thẩm định phải xuất phát từ thực tiễn của ngành nhằm phục vụ hoạt động cho vay tại Sở.
+ Công tác thẩm định phải được áp dụng cho toàn diện với các dự án xin vay, và được tiến hành liên tục cả trước, trong và sau khi cho vay.
II. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I