Báo “Phụ nữ Việt Nam”, số ra ngày 5/6/2006/

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán việt nam 1930 1945 và đặc sắc phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng (Trang 49)

, Phương Lựu Trần Đình Sử…Lí luận văn học Nxb GD HN 2006 Tr 252.

1,Báo “Phụ nữ Việt Nam”, số ra ngày 5/6/2006/

của đời sống xã hội đương thời mà còn vượt qua thời gian, tác phẩm vẫn có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống hôm nay. Trong văn học, một tác phẩm lớn là tác phẩm không chỉ có sức sống trường tồn cùng thời gian mà còn có chức năng dự báo. Về mặt này, phải chăng “Kỹ nghệ lấy Tây”của Vũ Trọng Phụng đã làm được nhiệm vụ dự báo khi mà xã hội Việt Nam có sự giao lưu rộng mở với thế giới bên ngoài?. Không có ý định đi vào tìm hiểu những tổng kết, những phân tích của các nhà quản lý về thực trạng lấy chồng nước ngoài không xuất phát từ tình yêu nhưng đọc “Kỹ nghệ lấy Tây”của Vũ Trọng Phụng, liên hệ với những gì được chứng kiến hay tiếp nhận từ các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi cho rằng, phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”của nhà văn nổi tiếng này vẫn đặt ra cho độc giả những suy nghĩ nghiêm túc. Phóng sự này của Vũ Trọng Phụng (cùng với những phóng sự khác được viết cùng thời) chứng tỏ nhà văn hết sức nhạy bén trước hiện thực nóng bỏng, nhạy cảm mà nhiều cây bút khác còn phải ngập ngừng. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, xã hội Việt Nam đã tiến những bước dài trên con đường hội nhập nhưng cũng tồn tại không ít mặt trái tiêu cực. Bài học mà Vũ Trọng Phụng để lại phải chăng luôn có ý nghĩa đối với các nghệ sĩ trong việc hoàn thành thiên chức cao quý của mình: viết văn, làm báo vì cuộc sống tốt đẹp hơn?.

KẾT LUẬN

Để khái khép lại khoá luận Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học

HTPP Việt Nam 1930 -1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi xin có mấy kết luận sau:

1. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 là trào lưu văn học đạt được thành tựu xuất sắc về nội dung tư tưởng lẫn thành tựu nghệ thuật. Trong thành công ấy có đóng góp của thể loại phóng sự. Dù đây là thể

kỷ XX) nhưng đóng góp của nó đối với sự phát triển văn học và đối với đời sống là hết sức to lớn. Sự xuất hiện của thể loại phóng sự đã khiến diện mạo văn học toàn diện, phong phú hơn, gắn bó trực tiếp với cuộc sống hơn.

2. Bên cạnh những tên tuổi phóng sự khác (Ngô Tất Tố, Tam Lang, Vũ Bằng …) thì Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc nhất, phóng sự của ông không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài mà còn thể hiện cái nhìn sắc sảo của nhà văn trước hiện thực đời sống. Vũ Trọng Phụng xứng đáng được vinh danh “Ông vua phóng sự đất Bắc”, và vị trí “ông vua “ này không dễ gì thay thế.

3. Trong khuôn khổ đề tài khoá luận, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, một trong những phóng sự đặc sắc của nhà văn. Sự tìm hiểu dù còn sơ lược, nhưng cho phép tôi khẳng định: Phóng sự của Vũ Trọng Phụng không phải là những ghi chép đơn thuần mà đằng sau những sự thật đời sống được đưa lên trang giấy, nhà văn đã gửi đến độc giả những thông điệp tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc .

4. Hiện nay, Vũ Trọng Phụng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường.Vấn đề Vũ Trọng Phụng là vấn đề phức tạp. Có nhiều cách đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng nó sẽ là cơ sở cho bản thân – những giáo viên tương lai có sự hiểu biết sâu sắc hơn và đúng hướng hơn về vấn đề thể loại trong một trào lưu văn học. Đồng thời, có nhận thức rõ ràng hơn về một tác giả quan trọng trên văn đàn Việt Nam ở khía cạnh tư tưởng của nhà văn, cũng là để khẳng định thêm một cách nhìn đúng đắn về nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà văn một thời đã bị hiểu nhầm, bị lên án gay gắt về tư tưởng và cách viết.

Thực tế lịch sử văn học Việt nam đã chứng minh giai đoạn văn học 1930 – 1945 là một giai đoạn văn học sôi động với những đóng góp của thể loại phóng sự giai đoạn này càng khẳng định được những bước đi mới trong toàn bộ quá trình phát triển.

Vũ Trọng Phụng, một nhà văn đến với văn chương bằng sự thôi thúc mạnh mẽ, chân thành nhất của lương tâm người cầm bút. Đó là tâm huyết khát khao cần phải viết như sống, cần lên tiếng về con người và “sự thật ở đời”. Một trong những “sự thật ở đời” ấy chính là nội dung được phản ánh trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của nhà văn. Bởi thế Vũ Trọng Phụng đã được ví như ngôi sao, dù chỉ vụt qua nền văn học Việt Nam với gần 10 năm cầm bút nhưng sự nghiệp văn chương tác giả để lại vẫn mãi toả sáng trên văn đàn dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán việt nam 1930 1945 và đặc sắc phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng (Trang 49)