Pháp”. Đã có “Lục xì” với đề tài gái điếm và các tệ nạn xã hội, đã có những trò cờ bạc bịp bợm làm đề tài cho “Cạm bẫy người” và cũng chỉ có một “Kỹ nghệ lấy Tây” mang đề tài là việc lấy chồng Tây của phụ nữ Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Hơn thế, Vũ Trọng Phụng ghi chép lại một cách chân thực sự thật về một “kỹ nghệ”, một kỹ nghệ “quái gở”.
Vấn đề lấy chồng Tây trong xã hội Việt Nam ở thời đại ấy không phải chỉ có Vũ Trọng Phụng là người nhìn thấy mà cả xã hội có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, chỉ nói riêng trong giới cầm bút, những “Thư kí trung thành của thời đại”, đã mấy ai dám nhìn thẳng vào cuộc sống của các me Tây, nhìn thẳng vào việc lấy chồng Tây của những người phụ nữ Việt Nam thủa ấy như một vấn nạn xã hội, để rồi lấy chính sự thật ấy làm đề tài cho tác phẩm của mình như Thiên Hư Vũ Trọng Phụng.
Qua đó, cần khẳng định đề tài của phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” là đề tài độc đáo. Đề tài ấy được nhà văn Vũ Trọng Phụng chọn lựa, đưa vào tác phẩm của mình, để rồi nó như một đề tài nóng bỏng ở mọi thời đại. Phải chăng khi chọn đề tài này cho tác phẩm của mình Vũ Trọng Phụng đã đoán biết được rằng: Các cô gái Việt Nam lấy chồng Tây như một kế sinh nhai cho dù ở thời đại nào cũng luôn là vấn nạn, là niềm nhức nhối của xã hội.
Có hiện tượng văn học: Mỗi nhà văn được ươm mầm tài năng và sự sáng tạo bằng lĩnh vực cụ thể nhất định, đề tài là khái niệm thuộc lĩnh vực ấy. Ví như đề tài nông thôn, người nông dân là sở trường của Ngô Tất Tố và Nam Cao, cũng như viết về dân lao động nghèo thành thị là “phần đất” thuộc sở trường của nhà văn Nguyên Hồng. Với Vũ Trọng Phụng, đề tài chủ yếu, vườn ươm tài năng của nhà văn là đề tài xã hội với mặt trái tiêu cực của nó.
Vũ Trọng Phụng đã từng giới thiệu về nghề của mình trong “Kỹ nghệ lấy Tây”: “Nguyên tôi làm nhật trình, đi chơi lang thang, có gì hay thì viết”. Cái “hay” ấy, người đọc đâu ngờ đó lại là điều “dở” nhất trong xã hội tác giả
trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” như một lát cắt về tệ nạn xã hội việt Nam trong thời Âu - Á lẫn lộn.
Trong “Kỹ nghệ lấy Tây” đề tài mang sức gợi mở lớn. Việc đi tìm hiểu quan sát cuộc sống của các me Tây ở Thị Cầu là cơ sở cho Vũ Trọng Phụng viết phóng sự này. Sau đó, phóng sự hoàn thành với chính đề tài mà nhà văn đã quan sát một cách tỉ mỉ. Tác phẩm mở nhiều hướng mới cho cách nhìn cuộc sống hiện thực xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX và cho cả hướng đi của phóng sự sau này. Bởi thế: “Nhận định cuốn sách này tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”(1). Vũ Trọng Phụng đã đúng, đã thành công khi lấy đề tài là cuộc sống và nghề nghiệp của các “me” cho phóng sự của mình.
Tóm lại, với việc lấy đề tài xã hội làm nền, Vũ Trọng Phụng đã đi sâu phản ánh một khía cạnh khá đặc sắc trong các vấn nạn xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX : Lấy chồng Tây được coi như một nghề. Với đề tài rõ ràng, cụ thể nhưng không kém phần độc đáo và sâu sắc, người đọc có thể hình dung được chủ đề mà nhà văn Vũ Trọng Phụng muốn khái quát thông qua tác phẩm này.
2.3.1.2. Chủ đề.
“Chủ đề là vấn đề cơ bản của tác phẩm”, “Khi phản ánh hiện thực chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng đời sống mà còn tập trung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó”(2).
Trong “Kỹ nghệ lấy Tây”, Vũ Trọng Phụng đang đi trên “Con đường bổn phận”(3), một bổn phận cao cả, là người thư kí trung thành của thời đại. Vũ Trọng Phụng dám nhìn thẳng vào những vấn nạn xã hội thành thị với
1