Nguyễn Đăng Mạnh, “Lời giới thiệu Kỹ nghệ lấy Tây”, Nxb Vh, 1989, tr 4.

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán việt nam 1930 1945 và đặc sắc phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng (Trang 32)

, Phùng Tất Đắc Tựa “Kỹ nghệ lấy Tây” Nxb VH2006 tr 230.

1,Nguyễn Đăng Mạnh, “Lời giới thiệu Kỹ nghệ lấy Tây”, Nxb Vh, 1989, tr 4.

và tâm huyết của nhà văn. Nhưng quan trọng hơn, qua sự thật ấy nhà văn muốn nói lên điều gì, muốn thể hiện tư tưởng gì?

Day dứt trong lòng bạn đọc suốt hai phần ba thế kỷ qua vẫn là câu hỏi: Vì sao những người đàn bà vốn lương thiện, có người còn có một thời thanh xuân đầy mộng ước đẹp đẽ ấy lại đến nông nỗi phải làm cái nghề mà chính họ cũng thấy là đáng khinh, là đáng bỏ đi? Thực chất, đây là một thứ mại dâm mạt hạng, là “điếm” kiêm đầy tớ có thời hạn cho những tên lính viễn chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh, những con sâu rượu thô bỉ. Mà nghề này có thể làm mãi được sao? Lại còn những đứa con lai sinh ra ngoài ý muốn nữa chứ ? Những câu hỏi hay chính là sự sót xa của Vũ Trọng Phụng khi trực tiếp quan sát, ghi chép và phản ánh vấn nạn ô nhục này của xã hội. Cho nên, đằng sau những dòng chữ, những câu văn là một tư tưởng sâu sắc, là những bức xúc của chính tác giả. Lời văn nửa trách móc nửa lại như thương xót bao cảnh đời lỡ dở, bao tâm trạng tủi nhục, bao số phận mà tương lai chỉ là màu đen xám xịt. Đó là cuộc đời, là tương lai của những người đàn bà một nước thuộc địa bị đẩy tới bước đường cùng. Qua thái độ trách móc lẫn cảm thương ấy, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên cho “Kỹ nghệ lấy Tây” một tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Điều đáng nói trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, khi mà cái xấu của các “me” được bộc lộ một cách rõ ràng, khi chính họ công nhận “nghề” họ đang làm là đáng khinh, đáng ghét thì cũng là lúc người đọc nhận ra trong phóng sự một tư tưởng nhân văn có giá trị. Nghĩa là, đằng sau sự phê phán xã hội, phóng sự còn đặt cho người đọc bao câu hỏi để từ đó người đọc thương xót hơn là trách móc những người đàn bà chót đeo vào cổ mình tấm bảng hiệu “me” không mấy tốt đẹp. Hơn thế, tác phẩm còn gợi cho ta lòng trắc ẩn về số phận những đứa con lai vô thừa nhận, những đứa con có khi chưa kịp nhận ra bố mình vì bố đã “hết thời hạn” và cách ứng sử như thế nào với những đứa

trẻ lai sinh ra trong làng “me” ấy. Đó là những câu hỏi, những vấn đề nhức nhối đặt ra cho cả xã hội Việt Nam thời kỳ này.

Tư tưởng nhân văn trong “Kỹ nghệ lấy Tây” còn xuất phát từ chính sự cảm thông của Vũ Trọng Phụng. Cái gốc tài năng của Vũ Trọng Phụng “Xét đến cùng là ở tấm lòng đau đớn và đầy căm phẫn của một trí thức nghèo bị giằng xé và làm nhục bởi cái xã hội xây dựng trên nguyên tắc của quyền lực, bất công và những điều phi nghĩa. Có tấm lòng ấy cũng như là có thứ đá nam châm cực nhạy để bắt lấy nhanh những cảnh đời, những kiểu người, những chi tiết mà những cây bút khác có nhìn thấy, có tham quan cũng chẳng nhận ra được”(1). Đây là sự khẳng định “Kỹ nghệ lấy Tây”,Không chỉ đơn thuần là phóng sự để kể, để miêu tả hay tường thuật, ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe, “Kỹ nghệ lấy Tây”có giá trị thật sự ở chiều sâu lí tưởng của nó. Chính nhờ tấm lòng “đau đớn và đầy căm phẫn” ấy mà Vũ Trọng Phụng đã lý giải được nguyên nhân của cái kỹ nghệ lấy Tây, cũng từ đó mà “Kỹ nghệ lấy Tây” trở thành một thiên phóng sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

Một tác phẩm sẽ thất bại nếu tác phẩm ấy thể hiện tư tưởng tác giả quá lộ liễu. Vì khi đó, tác phẩm sẽ biến thành sơ đồ minh hoạ cứng nhắc của nhà văn. “Kỹ nghệ lấy Tây” được đánh giá là phóng sự thành công cũng chính bởi tư tưởng của phóng sự này đã thoát khỏi lối mòn trên. Như thế, cũng có nghĩa, tư tưởng trong “Kỹ nghệ lấy Tây” là “tư tưởng khuất”. Tư tưởng này người đọc chỉ có thể nhận thấy khi đọc phóng sự đến ngọn nguồn, khi đã sống và có những am hiểu nhất định về xã hội, nhất là mặt trái của nó. Đọc một lần, có lẽ người đọc chưa thể nắm bắt được thông điệp mà Vũ Trọng Phụng muốn gửi gắm trong tác phẩm mà phải đọc nhiều lần, đọc để hiểu được bản chất của những người lính lê dương, đọc để hiểu hoàn cảnh của từng nhân vật

trong tác phẩm. Có như thế người đọc mới có thể thấu đáo được tư tưởng nhân văn mà Vũ Trọng Phụng thể hiện qua từng trang viết.

- “Hỡi độc giả ! con đường công danh của những người thợ đàn bà trong “Kỹ nghệ lấy Tây” này rất gập ghềnh, khuất khúc, lầy lội và quanh co …”. Và đây, một niềm thương cảm chân thành xuất phát từ tấm lòng của một nhà báo có lương tâm:

- “Bà Kiểm lâm gục đầu xuống một lúc lâu … Một người đáng thương làm sao! Cái quả tim già cằn cỗi bây giờ không còn thổn thức được nữa. Cô thiếu nữ đa cảm khi xưa nay đã đến nỗi hoá ra một “con quái vật”.

Một sự chân thành thể hiện niềm xót xa từ trái tim nhạy cảm của Vũ Trọng Phụng. Chính điều đó đã khiến ta thương xót, cay đắng cho cuộc đời những kiếp “me” Tây hơn là trách cứ lên án họ (Có lẽ cội nguồn tài năng và sự hiện thực hoá cội nguồn ấy thành tài năng trên nhiều thể loại văn chương của “ông Vua phóng sự đất Bắc” chính là ở điểm này). Vũ Trọng Phụng vẫn nói ra sự thật, vẫn miêu tả một cách khách quan những gì quan sát được nhưng qua những con chữ đầy trách nhiệm kia Vũ Trọng Phụng đã giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về một nghề và về cả những con người đang sống bằng nghề ấy.

Như đã nói ở trên, sáng tác văn chương, nhà văn luôn muốn gửi đến người đọc những thông điệp về cuộc sống. Tuy nhiên ,tư tưởng dù sâu sắc của người nghệ sĩ chỉ đến được với độc giả khi họ tìm được phương thức diễn đạt phù hợp, có sức lay động tâm hồn người đọc. Trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, Vũ Trọng Phụng đã thổi tư tưởng của mình vào các nhân vật cụ thể. Bởi thế, nhân vật cũng là một đặc sắc trong “Kỹ nghệ lấy Tây”

“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”(1). Trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc xây dựng nhân vật. Dựa trên sự khảo sát thực địa một làng “me” Tây mọc bên cạnh trại lính lê dương ở Thị Cầu – Bắc Ninh, Vũ Trọng Phụng đã tạo dựng được một phóng sự với những nhân vật khá đặc biệt. Điều này chứng tỏ, để làm nổi bật tư tưởng tác phẩm yếu tố nhân vật như một phương tiện đắc lực và hữu hiệu nhất. Tư tưởng của tác phẩm được khái quát chính từ nhân vật, những điều triết lý, bàn luận cũng là từ nhân vật phát biểu lên.

Như đã trình bày, thế giới nhân vật trong “Kỹ nghệ lấy Tây” chính là các me Tây. Vũ Trọng Phụng không tập trung miêu tả nhiều về các cô gái trẻ mới “vào nghề” mà miêu tả các “me” đã có thâm niên trong nghề lấy Tây. Họ hiểu những người lính lê dương đến “chân tơ kẽ tóc”, họ có khả năng đối phó và đối trọng cân bằng với đám lính này. Qua ngòi bút Vũ Trọng Phụng, chỉ bằng vài nét khắc hoạ nhân vật hiện lên trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”thật sinh động. Những nhân vật tiêu biểu trong “Kỹ nghệ lấy Tây” là bà Đội Chóp, bà Đội Tứ. Bên cạnh đó là những nhân vật mà nghe tên người đọc đã thấy có sự độc đáo, bà Tây Cú, bà La Oa, bà Đuy Kiềng …

Vũ Trọng Phụng giới thiệu “Người đàn bà thứ nhất lấy Tây là bà đội Chóp. Bà này chính là tổ sư của nghề lấy Tây”. Theo như lời bà Cai thì bà đội Chóp là người đàn bà có bản lĩnh và đã tích cóp được những kinh nghiệm quan trọng trong “nghề”. Bà là người hiểu rõ bản chất của bọn lính Tây : chúng dữ dội và hùng hổ nhưng lại nhiều bất cập, chẳng đáng sợ … chuyện lang chạ dan díu tuy chẳng có tình yêu nhưng không thể đến với nhau bằng sự sợ hãi. Chính bà Đội Chóp đã xoá bỏ tâm lí sợ Tây ấy cho đàn em.

Vũ Trọng Phụng khắc họa cụ thể và chi tiết nhân vật này trong tác phẩm: “Bà ta đã có can đảm đánh trống ra lệnh cho chị em chúng tôi không

nơm nớp sợ những ông khổng lồ tóc đỏ mắt xanh, nói thì oang oang như gắt, chân tay giơ lên như sự sừng sộ thì hầu như có linh hồn Tổ sư hiện lên an ủi rằng “không sợ, người Tây văn minh ra phết họ không ăn thịt mình, cứ lấy bừa đi”. Bà Đội Chóp được Vũ Trọng Phụng miêu tả qua không nhiều lời văn nhưng tính cách của nhân vật này đã hiện lên rõ nét: Từ tên tuổi, nghề nghiệp đến những cái được và mất trong cuộc đời bà. Bởi “ Bà chỉ được tiếng tiên phong thôi chứ chẳng vẻ vang gì. Một người đã khóc ma mướn cho qua đoạn tháng thì còn hay hớm gì nữa”.

Nhân vật bà Đội Chóp tuy chỉ được miêu tả qua lời kể của bà Cai nhưng cuộc đời bà là một điển hình cho cuộc đời những me Tây. Cuộc đời bà đã có không ít cái vẻ vang nhưng cái sống trọn kiếp với bà cũng chỉ là những lời khóc ma mướn đầy cay đắng, cay đắng như cuộc đời của chính bà.

Cùng với nhân vật bà Đội Chóp, bà Đội Tứ cũng là nhân vật hiện lên trong phóng sự với những tính cách độc đáo. Bà Đội Tứ cũng mang tinh thần chống Tây như bà Đội Chóp. Họ hiểu Tây, không sợ Tây và truyền tình thần ấy cho lớp trẻ “mới vào nghề”. Bà Đội Tứ được Vũ Trọng Phụng miêu tả cụ thể về ngoại hình, ngoại hình toát ra cả một sự bình thản, vững vàng của một mụ chủ có thâm niên và kinh nghiệm: “ Một bà già chạc 60 tuổi, tóc mun đã pha màu bạc, một mắt hỏng, cái mũi dọc dừa tô điểm cho bộ mặt có vẻ Tây phương, răng lại nhuộm đen, ngồi thản nhiên nhai trầu bỏm bẻm ngắm nghía cuộc hội kiến của Đi-mi-tốp với Ái và Tích”. Sự lèo lá, có thể gọi là “ bắt bí”, của bà Đội Tứ với Đi-mi-tốp cũng có thể chứng thực cho một kỹ nghệ thành thục, đã sống trong cả huyết quản của bà. Nhân vật này có những quy định cụ thể “trong nghề” “bao giờ mình lại chịu nước ép”. Bà dạy lớp đàn em bằng kinh nghiệm một đời làm me của mình “Việc gì mà sợ … Trừ phi nó bắt được quả tang ngủ với giai hãy chịu, chứ đường đường chính chính ra, mình phải mà nó trái, thì … chửi thì chửi trả đánh cũng đánh trả! Các cô có biết gái

này thế nào không? Đã có lần bị đấm một cái mà tát lại được ba cái đấy. Giơ tay lên doạ gái này cũng tốc phăng cái coóc-xê lên! Anh nào cũng phải gớm!”

Bà xứng đáng được xếp vào những bậc tiền bối của nghề lấy Tây. Qua tính cách nhân vật bà Đội Tứ người đọc một lần nữa hiểu thêm về kỹ nghệ lấy Tây và của những con người tham gia vào kỹ nghệ này. Đọc “Kỹ nghệ lấy Tây”, người đọc còn ấn tượng bởi hệ thống nhân vật các me như : Bà Kiểm Lâm, bà Cai, bà Ách, bà Bu-đích. Họ đều là những me Tây “chính hiệu” đang có việc làm (làm vợ) hoặc đang tạm thời thôi việc. Khắc hoạ cuộc đời, số phận, tính cách của các me Tây, Vũ Trọng Phụng đã khái quát được quy luật “phú quí giật lùi”, quy luật riêng của “nghề lấy Tây”, đồng thời góp phần vào đặc sắc nội dung phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”.

Tóm lại, các yếu tố : đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” đã khẳng định nét đặc sắc của thiên phóng sự này về mặt nội dung. Đánh giá sự thành công của một tác phẩm văn học, nội dung được xếp vào phương diện quan trọng hàng đầu. Viết lời tựa cho “Kỹ nghệ lấy Tây”, tác giả Phùng Tất Đắc bày tỏ; “Cuốn sách này tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự”, điều này phần nào khẳng định độ thành công của “Kỹ nghệ lấy Tây” ngay sau khi phóng sự này trình làng. Phải chăng khi ấy tác giả Phùng Tất Đắc đã hiểu: Thiên phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”sẽ nhanh chóng khẳng định được vị trí hàng đầu vững trãi trong làng phóng sự Việt Nam; Bạn đọc sẽ mãi tôn vinh Vũ Trọng Phụng bởi một phần quan trọng ông là tác giả của phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”.

Phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” là phóng sự đặc sắc, làm nên đặc sắc ấy không thể không thể kể đến đóng góp của yếu tố nghệ thuật. Nói rộng hơn, phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”có hình thức thể hiện đặc biệt. Hình thức đặc biệt ấy đã góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.

“Hình thức tác phẩm văn chương là các phương thức biểu hiện hình tượng, phương thức biểu hiện nội dung tác phẩm. Đó là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm sao cho chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể. Từ đó nó có thể bộc lộ một cách chính xác sâu sắc nhất ý đồ tư tưởng của nhà văn”(1). Một tác phẩm văn học chỉ sâu sắc về nội dung thôi chưa đủ, tác phẩm ấy cần có sự độc đáo về hình thức. Có như thế thì tác phẩm văn học mới đạt đến sự thành công hoàn hảo.

Hình thức tác phẩm văn học có hai mặt : Hình thức bên ngoài và hình thức bên trong. Hình thức bên ngoài bao gồm các yếu tố: Thể loại, các biện pháp nghệ thuật, những yếu tố này thường dễ nhận thấy. Hình thức bên trong trừu tượng hơn, thể hiện ở việc nhà văn thiết lập các mối quan hệ, sự tưởng tượng, móc nối các chi tiết và các cách thức tổ chức bên trong tác phẩm văn học. Như vậy, một tác phẩm hấp dẫn người đọc về hình thức nghệ thuật phải vươn tới sự hoàn thiện các yếu tố hình thức bên ngoài và yếu tố hình thức bên trong cùng sự kết hợp của hai yếu tố này.

Theo các nhà lí luận, các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm là cấu trúc, các biện pháp thể hiện và lời văn nghệ thuật.

Nhìn chung, những đặc điểm nêu trên là những nét khái quát nhất về hình thức tác phẩm văn học. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu những đặc sắc về hình thức trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

2.3.2.1. Kết cấu

Kết cấu là một trong những phương tiện quan trọng của hình thức tác phẩm văn học. “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương, đoạn mà bao hàm sự liên kết

1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán việt nam 1930 1945 và đặc sắc phóng sự kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng (Trang 32)