0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nguyễn Đăng Mạnh Lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945 Nxb ĐHQG Hà Nội 2000 tr 94.

Một phần của tài liệu THỂ LOẠI PHÓNG SỰ TRONG TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1930 1945 VÀ ĐẶC SẮC PHÓNG SỰ KỸ NGHỆ LẤY TÂY CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 26 -26 )

4

nhiên, tác phẩm văn học không là phép cộng đơn giản giữa nội dung chủ quan và nội dung khách quan, đó là mối quan hệ xuyên thấm, biện chứng với nhau. Nhà lí luận văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả”. Mệnh đề cho phép nhấn mạnh: Trong một tác phẩm văn học, đằng sau điều nhà văn miêu tả là ý đồ nghệ thuật, là tư tưởng của chính anh ta chứ không chỉ là sự sắp xếp, trình bày, gọt giũa đánh bóng ngôn từ.

Nội dung tác phẩm có các khía cạnh cơ bản: Đề tài, chủ đề, nhân vật, tư tưởng tác giả. Xem xét những vấn đề này vào một phóng sự như “Kỹ nghệ lấy Tây” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy một số đặc sắc cụ thể và tiêu biểu trong ngòi bút của ông.

2.3.1.1. Đề tài.

Đề tài là “khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm”(1). Trong “Kỹ nghệ lấy Tây” Vũ Trọng Phụng lấy đề tài về những người phụ nữ lấy chồng Tây. Đề tài ấy được tác giả đưa ra và gọi tên một cách trực tiếp “Kỹ nghệ lấy Tây”.

Ngay ở phần đầu phóng sự, tác giả đã khái quát đề tài độc đáo ấy “Những cuộc phối hợp của một số đông phụ nữ nước nhà với những người Tây phương liệu có đáng là những cuộc nhân duyên hẳn hoi không. Hay đó chỉ như … chỉ hao hao giống … chỉ phảng phất, chỉ đáng gọi là một thứ “Kỹ nghệ”

Như thế đề tài trong “Kỹ nghệ lấy Tây” là đề tài về cuộc sống của các “me” Tây, việc lấy Tây được nâng lên thành “kỹ nghệ” – Vậy tại sao lại khẳng định đây là đề tài độc đáo?

Hầu hết các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều đi sâu phản ánh mặt trái xã hội việt Nam đương thời, sản phẩm của quá trình Âu hoá, quá trình “thuộc

1

Một phần của tài liệu THỂ LOẠI PHÓNG SỰ TRONG TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1930 1945 VÀ ĐẶC SẮC PHÓNG SỰ KỸ NGHỆ LẤY TÂY CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG (Trang 26 -26 )

×