PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Tiền xử lý bề mặt tro bay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 37)

Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM 2.1 NGUYÊN LIỆU

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Tiền xử lý bề mặt tro bay

2.2.1. Tiền xử lý bề mặt tro bay

a. Tiền xử lý tro bay bằng dung dịch axit

20 g tro bay được xử lý trong 200 ml dung dịch axit HCl nồng độ 2,5 M. Nhiệt độ duy trì ở 90 oC trong thời gian 24 giờ. Quá trình xử lý kết thúc, sản phẩm được lọc và rửa nhiều lần bằng nước cất cho đến khi pH = 7, sau đó được sấy ở 120 o

C trong thời gian 10 giờ.

Cấu trúc hình thái bề mặt tro bay xử lý bằng HCl được khảo sát bằng SEM.

b. Xử lý bằng dung dịch kiềm

150 ml dung dịch NaOH 3,5 M được gia nhiệt đến 95 oC trong bình cầu có cánh khuấy và sinh hàn hồi lưu, cho 20 g bột tro bay vào. Nhiệt độ xử lý được duy trì ở 95-100 oC trong thời gian 24 giờ. Khi phản ứng kết thúc, rửa sản phẩm nhiều lần bằng nước cất cho đến khi pH=7. Sản phẩm được lọc, sấy khô ở 120 oC trong thời gian 12 giờ.

Cấu trúc hình thái bề mặt tro bay xử lý bằng NaOH được khảo sát bằng SEM. Diện tích bề mặt và các thông số đặc trưng được xác định bằng BET.

Khóa luận tốt nghiệp Đặng Thị Lương 38 Quá trình được thực hiện trong hệ mở với một máy khuấy ở áp suất thường. Lượng Ca(OH)2 cần thiết là 1/5 so với tro bay, tỷ lệ chất lỏng/chất rắn = 20/1. Phản ứng thực hiện trong 7 giờ ở nhiệt độ 95 ºC. Quá trình phản ứng kết thúc, dung dịch được làm lạnh và thổi khí CO2 để trung hòa phần Ca(OH)2

còn dư. Phản ứng trung hòa này hoàn thành khi pH của dung dịch đạt tới 7, sau đó sản phẩm được lọc rửa và sấy khô.

Cấu trúc hình thái bề mặt tro bay xử lý bằng Ca(OH)2 được khảo sát bằng SEM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi bề mặt tro bay ứng dụng làm chất độn gia cường cho vật liệu polyme (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)